Làn sóng phá sản đang hướng tới châu Âu

Thứ tư, 20/05/2020 11:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia kinh tế của Tạp chí The Economist cho rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ như những "thây ma" trực chờ bị quét sạch dù chính phủ các nước châu Âu đang có nhiều hành động mạnh mẽ để níu kéo.

Bài liên quan

Cơn bão phá sản... 

Thời Trung Cổ, “Banco rotto”, một từ trong tiếng Italy rất hay được dùng. Khi một thương nhân nợ nần mà không trả hết, họ sẽ bị "banco rotto", nghĩa là bị mọi người đập vỡ hết ghế bán hàng, khiến họ không còn phương tiện kinh doanh nữa.

Ngoài ra, những thương nhân này còn bị tống vào các nhà tù dành riêng cho những con nợ. Hình thức trừng phạt này biến mất kể từ giữa thế kỷ thứ 19.

Làn sóng phá sản đang hướng tới châu Âu. Ảnh: DPA

Làn sóng phá sản đang hướng tới châu Âu. Ảnh: DPA

Ngày nay, các hình thức trừng phạt như "Banco rotto" hay nhốt vào tù không còn như thời Trung Cổ nữa. Các thủ tục tố tụng phá sản hiện đã bớt bạo lực hơn. Nhưng tại nhiều quốc gia châu Âu, thay vì được tái cơ cấu, thủ tục phá sản thường phải kết thúc bằng việc thanh toán mọi khoản nợ.

Nỗi lo về chuỗi domino phá sản và thất nghiệp trên diện rộng do các chính sách được áp dụng, nhằm kiếm chế đại dịch covid-19 là lý do chính mà các chính phủ châu Âu đang trợ cấp trên quy mô lớn cho những người kinh doanh.

Không một công ty đang phát triển ổn định nào đáng bị phá sản vì virus Corona”, ông Peter Almaier, Bộ trưởng Kinh tế Đức hứa hẹn vào giữa tháng Ba, khi ông tuyên bố về hạn mức tín dụng mở rộng, những bảo đảm về thanh toán tiền mặt và các khoản trợ cấp cho người kinh doanh ở Đức lên đến 750 tỉ euro.

... và nỗ lực chưa từng có của các chính phủ châu Âu

Vào cuối tháng Ba, chính phủ Đức đã tạm hoãn trách nhiệm tuyên bố phá sản của các công ty vỡ nợ đến cuối tháng Chín (và có thể đến tháng Ba năm 2021) – nếu họ có thể chứng minh rắc rối của mình do Covid-19 gây ra.

Pháp, Tây Ban Nha và các quốc gia châu Âu khác cũng đã đưa ra các chính sách miễn trừ tương tự. Những chính sách khẩn cấp này thực tế đang "câu giờ".

Phá sản và thất nghiệp vẫn chưa gia tăng mạnh mẽ. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Halle (IWH), tình trạng phá sản trong tháng Ba và tháng Tư tại Đức không cao hơn so với cùng thời điểm này năm ngoái.

"Tuy nhiên, các chính sách giải cứu có thể chỉ trì hoãn tạm thời một làn sóng phá sản", ông Steffen Mueller của Viện Nghiên cứu Kinh tế Halle cho hay.

Ông này cho rằng “những thây ma” (những công ty trên bờ phá sản đang được chính phủ Châu Âu trợ giúp để níu kéo tình hình kinh doanh bết bát do Covid-19) sẽ bị quét sạch sau đó trong năm nay, nhưng ông lo lắng kể cả những công ty đang vận hành ổn định cũng không thể sống sót.

Lãnh đạo các nền kinh tế châu Âu đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng phá sản hàng loạt. Ảnh: spiegel.de

Lãnh đạo các nền kinh tế châu Âu đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng phá sản hàng loạt. Ảnh: spiegel.de

Chính phủ các nước đã học được bài học từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trước đây. Tình trạng phá sản đã tăng lên đến 32% ở Tây Âu vào năm 2008.

Ông Ludovic Subran đến từ Euler Hermes, một công ty bảo hiểm tín dụng tại Paris, dự đoán một mức tăng 19% so với năm 2019, tức 178.365 công ty vỡ nợ trong năm nay.

"Sự sụp đổ tập thể trong năm 2008 rất hung tợn do sự thắt chặt tín dụng đột ngột", ông Subran giải thích. Sự sụt giảm bất ngờ khả năng cho vay đã quyết định số phận nhiều công ty. Lần này, chính phủ Liên minh châu Âu đã phản ứng nhanh chóng hơn bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế.

Hơn nữa, tỷ lệ phá sản từ năm 2002 đến năm 2007 là rất thấp, trong khi lần này châu Âu đã nhìn thấy một sự "vơ vét" trong 5 năm qua, với nhiều công ty phá sản.

Dự đoán của ông Subran có vẻ lạc quan khi xét đến một số nền công nghiệp bất chợt mất toàn bộ mối làm ăn của mình.

Mọi nỗ lực có thể bị quét sạch

Các công ty dễ bị tổn hại nhất nằm trong ngành dịch vụ khách hàng, ngành vận tải và ngành bán lẻ phi thực phẩm. Chúng thuộc những công ty có khuynh hướng vỡ nợ nhiều nhất trước khủng hoảng Covid-19.

Cả Karstadt Kaufhof, một chuỗi cửa hàng bách hóa đang lao đao của Đức, và Orchestra Prémaman, một doanh nghiệp bán lẻ quần áo đang gặp rắc rối của Pháp, đều tuyên bố chịu sự quản lý tài sản vào tháng Tư vừa qua.

Tại Anh, Carluccio’s - một chuỗi nhà hàng Brighthouse – một doanh nghiệp bán lẻ thuê để sở hữu, và Laura Ashley, một chuỗi cửa hàng thời trang, đã rơi vào trạng thái chuyển giao quản lý vào tháng Ba.

Một điểm yếu khác là 25 triệu công ty vừa và nhỏ ở châu Âu (được định nghĩa là các công ty có ít hơn 250 nhân viên), với hơn 90 triệu người làm việc.

Theo SMEUnited, một Hội nhóm vận động của châu Âu, 90% các công ty nhỏ ở châu lục này bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, và 30% trong số đó cho biết họ đã mất 80% doanh thu hoặc nhiều hơn.

Cpme, một liên minh các công ty vừa và nhỏ ở Pháp, cho biết 55% các công ty nhỏ đang lo lắng về phá sản. 7 tỷ euro trong quỹ đoàn kết của chính phủ Pháp cho các doanh nghiệp nhỏ đã được trích ra cho 900.000 công ty.

Những công ty quy mô lớn cũng như nhiều công việc phụ thuộc vào đó đã được chính phủ các nước ưu tiên giải cứu.

Pháp và Hà Lan đang cung cấp một gói cứu trợ cho người đóng thuế tài trợ trị giá khoảng 10 tỷ euro để cứu Air France – KLM khỏi phá sản. Đức sẽ tiếp bước với một gói cứu trợ cho Lufthansa.

Các doanh nghiệp nhỏ sẽ phải chịu đựng thiệt thòi nhiều nhất, bất chấp những kế hoạch làm việc ngắn hạn, việc thanh toán bằng tiền mặt, những trì hoãn hạn thuế và những đảm bảo tín dụng.

Trước đây, chính phủ các nước chưa từng hành động nhiều đến thế để cố gắng giúp họ tránh khỏi "Schuldturm" – một tòa ngục, vốn trong quá khứ là điểm đến của những ai không trả được hết nợ nần.

Vân Trần

Tags:

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế