Lần thứ 4 tuyết xuất hiện ở sa mạc Sahara

Thứ bảy, 23/01/2021 11:38 AM - 0 Trả lời

(CLO Karim Bouchetata - Nhiếp ảnh gia địa phương đã may mắn ghi lại hình ảnh những cồn cát được rải đầy các tinh thể băng mà mắt thường có thể nhìn thấy, tại khu vực sa mạc Sahara ở phía tây bắc Algeria, ngay bên ngoài thị trấn Ain Sefra.

Ain Sefra nằm ở độ cao khoảng 1.000 mét so với mực nước biển và được bao quanh bởi Dãy núi Atlas, gần biên giới Algeria-Ma-rốc. Vào mùa hè nhiệt độ trong khu vực thường xuyên tăng cao trên 38 độ C, còn những ngày tháng Giêng trung bình là 14 độ C. Màn sương giá được cho xuất hiện khi nhiệt độ bất ngờ rơi xuống âm 3 độ C.

Sa mạc Sahara bao phủ phần lớn Bắc Phi, đã trải qua sự thay đổi nhiệt độ trong vài trăm nghìn năm qua, nhưng rất hiếm khi băng tuyết bao phủ ở đây. Ảnh: Bav Media.

Sa mạc Sahara bao phủ phần lớn Bắc Phi, đã trải qua sự thay đổi nhiệt độ trong vài trăm nghìn năm qua, nhưng rất hiếm khi băng tuyết bao phủ ở đây. Ảnh: Bav Media.

Ngày 10/1 vừa qua, người dân địa phương ở khu vực miền núi thị trấn Ain Sefra của Algeria đã phải hứng chịu một trận bão tuyết lớn. Sự tích tụ băng tuyết ở phía bắc Sahara là điều bất thường, tuy nhiên đây là lần thứ tư thị trấn Ain Sefra có tuyết rơi. Trước đó, tuyết đã từng rơi ở đây vào các năm 1979, 2017 và 2018.

Cụ thể, năm 1979, một trận bão tuyết mạnh khiến giao thông ở đây tê liệt. Năm 2017, bão tuyết đã đổ xuống lớp tuyết dày tới cả mét. Vào năm 2018, một số khu vực ở tây bắc Algeria đã chứng kiến lượng tuyết dày tới 40cm.

Sahara là sa mạc nóng lớn nhất thế giới, trải dài hơn 8,6 triệu km vuông trên khắp miền bắc châu Phi giữa Đại Tây Dương và Biển Đỏ.

Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu những thay đổi đối với lượng mưa ở khu vực Sahara và phát hiện sa mạc đã thay đổi đáng kể trong thế kỷ qua do biến đổi khí hậu.

"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cụ thể cho Sahara, nhưng biến đổi khí hậu có thể có tác động đến các sa mạc khác trên thế giới", giáo sư Sumant Nigam, nhà khoa học khí quyển và đại dương thuộc Đại học Maryland, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Khánh Ngọc

Tin khác

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, tối 22/4, Phó Cục trưởng Cục Di sản Bộ VHTT&DL Nông Quốc Thành đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Đời sống văn hóa
Nghĩa trang dành cho thú cưng 'độc nhất vô nhị' tại Hà Nội

Nghĩa trang dành cho thú cưng "độc nhất vô nhị" tại Hà Nội

(CLO) Nằm sâu trong ngõ 167 phố Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) là một nghĩa trang thú cưng mang tên chùa “Tề Đồng Vật Ngã” do ông Nguyễn Bảo Sinh (87 tuổi) làm chủ - người dành tâm huyết hơn nửa cuộc đời cho nghĩa trang thú cưng đầu tiên tại Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Trưng bày di sản văn hóa Huế tại Điện Biên

Trưng bày di sản văn hóa Huế tại Điện Biên

(CLO) Triển lãm “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” trưng bày hơn 30 hình ảnh tiêu biểu về danh lam thắng cảnh, lễ hội, du lịch, ẩm thực đặc sắc của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được UNESCO công nhận và vinh danh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại Lễ hội đền Thái Vi

Ninh Bình: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại Lễ hội đền Thái Vi

(CLO) Lễ hội Đền Thái Vi là lễ hội lớn của dân làng Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình để tưởng nhớ các vị vua đời Trần. Đây còn là một trong những lễ hội đặc sắc và thu hút nhiều du khách thập phương đến tham gia.

Đời sống văn hóa
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa