Lan tỏa năng lượng tích cực từ những câu chuyện đời thường mùa dịch

Thứ năm, 08/04/2021 09:36 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) "Là một phóng viên ảnh, sau mỗi ngày làm việc, tôi sẽ nhớ lại và đặt câu hỏi liệu mình có thể làm tốt hơn không, có bỏ lỡ khoảnh khắc nào không? Để rồi những lần sau đó, mỗi bức ảnh sẽ không chỉ đẹp mà còn đầy đủ thông tin và mang sức hấp dẫn”.

Đó là những chia sẻ của phóng viên Hoàng Triều - Báo Người Lao Động.

“ATM gạo” - nguồn năng lượng tích cực thời Covid-19

Những ngày đầu tháng 4 năm 2020 khi tình hình dịch bệnh Covid-19 trở nên phức tạp và có nguy cơ lan rộng, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có yêu cầu giãn cách xã hội. Khi đó, nhiều người lao động, công nhân, những người phụ quán ăn, bán vé số bị mất việc khiến cuộc sống trở nên khó khăn. Mọi thông tin trên mạng hay những câu chuyện của tất cả mọi người sẽ xoay quanh đại dịch. Cũng trong những ngày này, bất cứ những thông tin về tình hình dịch luôn có sức hút với bạn đọc. Qua những thông tin được đăng tải trên facebook, phóng viên Hoàng Triều biết được anh Hoàng Tuấn Anh - một kỹ sư, doanh nhân đang thử nghiệm 1 chiếc máy để phát gạo miễn phí với tên gọi “ATM gạo” để hỗ trợ cho người gặp khó khăn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Sau khi đọc được thông tin đăng trên Báo Người Lao Động, nhiều người đi mua gạo rồi chở đến tặng cho

Sau khi đọc được thông tin đăng trên Báo Người Lao Động, nhiều người đi mua gạo rồi chở đến tặng cho "ATM gạo".

Thấy được cách giúp đỡ mọi người mới lạ, rất độc đáo phù hợp trong tình hình dịch bệnh, anh đã theo đuổi đề tài. Sau khi “ATM gạo” của anh Tuấn Anh vừa hoàn thành và đưa vào chạy thử, ngay lập tức anh Triều cũng có mặt để làm một phóng sự ảnh về việc chuẩn bị chính thức có một “ATM gạo” đầu tiên, một phần vì tò mò, một phần vì muốn thông tin này lan tỏa trên báo chí để nhiều người lao động có thể biết được có sự hỗ trợ này.

Ngay sau phóng sự ảnh “Kỳ lạ máy phát gạo tự động, miễn phí trong dịch Covid-19 ở TP.HCM” được đăng trên Báo Người Lao Động online, bài viết nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả. Nhà báo Hoàng Triều chia sẻ: “Tối hôm đó, tôi được anh Lê Cường - Thư ký tòa soạn, giao nhiệm vụ phải phỏng vấn độc quyền bằng được Hoàng Tuấn Anh - ông chủ “ATM gạo” đình đám này ngay lập tức, để có thể biết được những “bí mật” xung quanh. Hôm đó dù đã rất khuya nhưng tôi vẫn không ngần ngại để có thể thuyết phục anh cho tôi một cuộc gặp riêng vào sáng sớm hôm sau”.

Đúng theo kế hoạch, 8 giờ kém 10 phút, Hoàng Triều có mặt tại điểm đặt “ATM gạo” số 204B Vườn Lài (quận Tân Phú, TP.HCM). Tại đây anh cũng ghi nhận thêm nhiều hình ảnh các nhân viên của công ty đang tất bật hỗ trợ những người già, trẻ em, bán vé số, công nhân... xếp hàng theo khoảng cách quy định để đảm bảo an toàn phòng chống bệnh. Vốn là dân công nghệ, kỹ sư Hoàng Tuấn Anh quyết định tận dụng những thứ mình đang có để tạo nên cây ATM gạo với mong muốn đơn thuần được giúp đỡ nhiều người.

Tác phẩm báo chí “Câu chuyện về ông chủ ATM gạo” được Hoàng Triều và đồng nghiệp đăng tải dưới dạng megastory (eMagazine) đã tạo ra sự hấp dẫn, thể hiện sự đầu tư công phu, trau chuốt của tác giả. Bài viết đã giúp độc giả không chỉ biết được ai là người chế tạo ra ATM mà còn hiểu thêm về câu chuyện xúc động đằng sau đó.

Từ những bài viết đầu tiên trên báo, việc tử tế của ông chủ “ATM gạo” Hoàng Tuấn Anh đã lan tỏa mạnh mẽ khắp cộng đồng, nhiều cây “ATM gạo” đã mọc lên khắp cả nước, nó như nguồn năng lượng tích cực cho nhiều người kể cả những người làm báo thời Covid-19. “Câu chuyện về ông chủ ATM gạo” sau đó đã đoạt giải Nhất Giải Báo chí TP.HCM lần thứ 38 năm 2020.

Không chỉ riêng về ATM gạo, trong suốt đợt dịch xảy ra năm 2020, phóng viên Hoàng Triều còn đi nhiều nơi, đến những điểm nóng để ghi nhận và khai thác thông tin hình ảnh về dịch bệnh. Trong đó những khu vực “nhạy cảm” như khu cách ly, khu phong tỏa, bệnh viện, sân bay… Là phóng viên ảnh thời sự buộc người phóng viên phải đi, đến, biết được thực tế những gì diễn ra để tạo ra được sản phẩm chất lượng và chân thực.

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và thành phố, mỗi phóng viên Báo Người Lao Động luôn đảm bảo các điều kiện an toàn mới đi tác nghiệp trong mùa dịch, chỉ khi nào được trang bị đầy đủ mới được tác nghiệp theo đúng hướng dẫn của ngành y tế.

Ngoài những phóng sự ảnh mang tính thời sự ở những điểm xảy ra dịch, khu phong tỏa, phóng viên Hoàng Triều cũng thường xuyên có những phóng sự ảnh chất lượng về các hoạt động hỗ trợ ở tuyến đầu chống dịch như phóng sự về những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ ở trong các khu cách ly. Tuy không phải là những chiến sĩ áo trắng nhưng những đóng góp thầm lặng của các anh bộ đội Cụ Hồ đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện công tác bảo đảm tuyệt đối an toàn trong khu vực cách ly. Loạt ảnh này sau đó cũng được giải tại cuộc thi ảnh “Ấn tượng Việt Nam mùa Covid-19” do Bộ Y tế tổ chức.

Mỗi chuyến đi là một trải nghiệm và thêm kinh nghiệm

Đối với cơ quan báo chí, ảnh đăng tải trên báo in và báo điện tử sẽ ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong việc truyền tải tin tức thời sự đến với công chúng. Mỗi bức ảnh sẽ giúp cho người xem có cái nhìn về cuộc sống ở một góc độ khác sinh động, đa chiều hơn.

Phóng viên Hoàng Triều.

Phóng viên Hoàng Triều.

Không chỉ phát triển tin ảnh trên báo điện tử, phóng viên Hoàng Triều còn đảm nhiệm phần ảnh cho báo in. Nhờ sự đầu tư kỹ lưỡng, những bức ảnh đăng báo in của báo đã có nhiều đổi mới, thay đổi theo hướng mới mẻ, hiện đại hơn. Góc chụp, màu sắc tươi mới, đặc biệt những hình ảnh trên báo in đã sinh động và hấp dẫn hơn. Ảnh thể hiện được và bao quát được nội dung bài viết. Khác với báo điện tử, làm ảnh cho báo in cũng có những đặc thù nhất định. Có nhiều tin bài cho báo in nhưng mang tính đột xuất.

Theo phóng viên Hoàng Triều: “Có những hôm có bài viết đột xuất Tòa soạn yêu cầu phải có ảnh trong khoảng thời gian ngắn, buổi chiều hôm đó tôi phải chủ động liên hệ với cơ sở để xuống chụp, trước khi họ đóng cửa. Có hôm còn phải gác lại đề tài cá nhân để chuẩn bị cho báo giấy. Tôi làm báo được 7 năm, đã xây dựng cho mình một kho tư liệu ảnh của mình. Tuy nhiên do đại dịch Covid nên toàn bộ ảnh phải mang tính thời sự, nếu là nhân vật thì mọi người đều phải đeo khẩu trang, bên cạnh là nước sát khuẩn… và những khoảnh khắc đó luôn phải mới, phải kịp thời”.

Cũng theo chia sẻ của Hoàng Triều, phóng viên ảnh luôn đòi hỏi nhanh nhạy vừa phải sử dụng trí óc tư duy, sự tỉnh táo để nhìn nhận mọi thứ nhưng cũng cần cả sức mạnh cơ bắp để mang bên mình một lượng thiết bị lớn. Điều quan trọng nhất đối với phóng viên ảnh là khi chụp cố gắng lấy được những chi tiết, góc máy mới lạ, đồng thời vẫn chứa đầy đủ nội dung. Mỗi lần tác nghiệp anh thường nhớ đến lời một người thầy dạy: “phóng viên ảnh cũng giống như một tiền đạo tốt, biết chạy chỗ tốt sẽ ghi bàn”.

Như một thói quen trong nhiều năm làm báo, anh Hoàng Triều vẫn cố gắng đến sự kiện thật sớm nhất, quan sát một cách bao quát, thậm chí cố gắng săn những bức ảnh trước khi diễn ra sự kiện, những hình ảnh bên lề. Anh luôn hiểu rằng, các sự kiện quan trọng sẽ không bao giờ lặp lại, nên cố gắng chớp khoảnh khắc quý giá nhất.

Rút kinh nghiệm sau mỗi ngày đi làm, hôm nay mình chụp một sự kiện này mình sẽ nhớ lại tại sao mình không làm tốt hơn, làm được nhiều hơn, hay có khoảnh khắc nào mà mình đã bỏ lỡ, sẽ rất tiếc. Cố gắng làm sao bảo quản được hết, chụp được hết để câu chuyện trong loạt ảnh đó không chỉ đẹp mà còn đầy đủ thông tin và mang sức hấp dẫn” - phóng viên Hoàng Triều tâm sự.

Lê Tâm

Tin khác

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hải Dương tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo kế hoạch kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nghề báo
Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi'

Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi"

(CLO) Ngày 19/4, tại Tòa Nhà Trung Tâm Thông Tấn Quốc Gia, Hội Cựu Chiến binh Thông tấn xã Việt Nam cùng Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức buổi sinh hoạt truyền thống mang tên “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi”.

Nghề báo
MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo