Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo lần thứ Ba, năm 2019:

Lan tỏa ngọn lửa nhân ái, không để ai bị bỏ lại phía sau

Thứ năm, 17/10/2019 10:45 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau ba mùa giải, các tác phẩm đã góp phần không nhỏ đưa chủ trương của Đảng, Nhà nước đi sâu vào thực tiễn cuộc sống. Từ tác động tích cực ấy để thấy “Cuộc thi tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo” không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm xã hội của người làm báo.

“Năm nay, các tác phẩm dự thi đều thể hiện sự tìm tòi, bám sát thực tiễn, chất lượng các tác phẩm cũng khá đồng đều. Mỗi tác phẩm báo chí tham gia cuộc thi không chỉ thể hiện một bước trưởng thành trong cuộc đời của mỗi người làm báo mà còn thể hiện tấm lòng hướng về người nghèo, mong muốn được góp một phần công sức nhỏ trong mặt trận văn hóa tư tưởng, để thúc đẩy lan tỏa ngọn lửa nhân ái trong xã hội, lan truyền thông điệp đầy tính nhân văn sâu sắc: “Cả nước chung tay Vì Người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” - Đồng chí Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo nhấn mạnh như vậy tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo lần thứ Ba, năm 2019.

Chung tay thúc đẩy giảm nghèo bền vững

Hội đồng giám khảo quyết định trao 4 giải A, 8 giải B, 14 giải C, 15 giải Khuyến khích và 1 giải Tập thể có nhiều tác phẩm dự thi và nhiều tác phẩm đạt giải. Đây là mùa thứ ba của cuộc thi các tác phẩm báo chí viết về giảm nghèo do Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. “Với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, chúng tôi đã làm việc nghiêm túc để chấm thi một cách khách quan, công bằng theo các tiêu chí đã đặt ra để lựa chọn các tác phẩm xuất sắc, xứng đáng để vinh danh trong buổi lễ trang trọng ngày hôm nay” – nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.

Đồng chí Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam trao giải và chụp ảnh lưu niệm cùng các tác giả, đại diện nhóm tác giả đoạt giải. Ảnh: Sơn Hải

Đồng chí Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam trao giải và chụp ảnh lưu niệm cùng các tác giả, đại diện nhóm tác giả đoạt giải. Ảnh: Sơn Hải

Sau ba mùa thi, có thể thấy rằng, cuộc thi ngày càng tạo sự lôi cuốn với các Chi hội, Liên Chi hội nhà báo các cấp, các phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương. Minh chứng là số lượng tác phẩm gửi dự thi có sự đầu tư công phu hơn, tìm tòi bám sát với thực tiễn hơn, chất lượng các tác phẩm cũng khá đồng đều, đa dạng. Theo Ban tổ chức, có rất nhiều tuyến bài phóng sự, chương trình phát thanh, chương trình truyền hình được đầu tư công phu, dài kỳ mang hàm lượng thông tin thuyết phục về các mô hình, cách làm, cách triển khai sinh động, sáng tạo ở địa phương, cơ sở… Bạn đọc, nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình có thể cảm nhận thấy khí thế vào cuộc, sự vươn lên của xã, thôn, bản, huyện đặc biệt khó khăn trong công tác giảm nghèo.

Đặc biệt là, báo chí đã làm rất tốt nhiệm vụ chính trị của mình, để rồi rất nhiều các tác phẩm đã lồng ghép quá trình xây dựng chính sách, và triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, có phân tích so sánh với việc thực hiện các nhóm chính sách giảm nghèo từng giai đoạn, qua đó truyền thông điệp: “Mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 không đơn thuần chỉ là giúp hộ nghèo có đủ cơm ăn, áo mặc, mà còn phải bảo đảm để người nghèo được tiếp cận bình đẳng, đầy đủ với các dịch vụ xã hội cơ bản, đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin qua đó giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng miền của đất nước”. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, vấn đề trăn trở đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách là làm thế nào để chính sách đi vào cuộc sống, được người dân đón nhận và làm thế nào để “người nghèo không ỷ vào chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, phấn đấu tự vươn lên từng bước thoát nghèo?” sự sáng tạo của cấp chính quyền địa phương, cơ sở, người làm công tác giảm nghèo trong triển khai thực hiện đóng vai trò quan trọng... đã được báo chí lên tiếng và chia sẻ.

Cũng bởi ý nghĩa thiết thực của Giải báo chí này, để thu hút mạnh mẽ hơn nữa cuộc thi trong năm 2020, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã lưu ý Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo cũng như về Cuộc thi; động viên các phóng viên, biên tập viên tích cực tham gia. Năm 2020 là năm cuối thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 và cũng là năm tổng kết Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 sẽ là một Gala tổng kết Cuộc thi với kỳ vọng sẽ có nhiều những tác phẩm chất lượng hơn nữa.

Đồng chí Vương Đình Huệ - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 và đồng chí Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN trao giải cho các tác phẩm đoạt giải A. Ảnh: Sơn Hải

Đồng chí Vương Đình Huệ - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 và đồng chí Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN trao giải cho các tác phẩm đoạt giải A. Ảnh: Sơn Hải

Mỗi tác phẩm là mỗi điểm sáng... thoát nghèo

Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên toàn cầu. Góp phần vào thành tích đó, công tác tuyên truyền của báo chí cũng được ghi nhận. Ở cuộc thi này, có thể thấy, để có được một “bức tranh toàn cảnh” về công tác giảm nghèo, các cơ quan báo chí, những người làm báo cả nước đã nỗ lực tìm kiếm những “điểm sáng” về con người, những nhân vật điển hình thoát nghèo, những mô hình, những giải pháp. Nhà báo Đồng Mạnh Hùng - Chủ tịch Liên Chi hội nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam, Trưởng Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV 1), thành viên Hội đồng Chung khảo chia sẻ: “Cán bộ, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam chúng tôi luôn luôn xác định cần phải có nhiều tác phẩm viết về đề tài giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy mà chúng tôi không quản ngại  khó khăn đã có mặt tại những vùng xa xôi nhất của đất nước cũng như là những nơi mà đồng bào cần chúng ta. Từ đó, chúng tôi phản ánh tâm tư nguyện vọng của đồng bào cũng như những giải pháp của địa phương, để làm sao xóa được đói, giảm được nghèo cho bà con một cách tốt nhất, ví dụ như ở Sơn La, Tây Nguyên hay Đồng bằng Sông Cửu Long... Chúng tôi đã gặp được những con người miệt mài hy sinh, chịu đựng gian khổ ở vùng sâu, vùng xa đó, họ đã giúp đồng bào có được giải pháp tốt nhất trong xóa đói giảm nghèo. Họ là tấm gương cho đồng bào cả nước noi theo”...

Một trong những điểm chung nhất của các tác phẩm, chính là “điểm sáng” thoát nghèo. Mà điển hình là 4 tác phẩm đoạt giải A năm  nay. Đó là, tác phẩm “Phát triển kinh tế biển ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của nhóm tác giả Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Hữu Tùng, Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Thanh Phong, Trần Trọng Duy (Báo Thời Nay); “Chuyện những người Dao xin thoát nghèo” của tác giả Nguyễn Thị Vân Khánh (Báo điện tử Dân sinh); “Bí thư của dân Bưng Chụm” của nhóm tác giả Kim Sang, Lâm Huy, Quốc Thắng, Lan Chi (STV1 Truyền hình Sóc Trăng); “Nông nghiệp Sơn La: Bội thu nhờ chủ trương đúng’’ của nhóm tác giả Tuyết Lan, Thu Thùy, Thanh Thủy (Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc - Đài Tiếng nói Việt Nam). Lựa chọn từng câu chuyện điển hình nhất, các tác giả, nhóm tác giả đã phản ánh trung thực những con người gắn với việc làm, hành động cụ thể ở mọi vùng miền trong cả nước. Đến tận nơi, gặp tận người và trăn trở với từng hoàn cảnh đã giúp những người làm báo có được những tác phẩm xuất sắc, mang đến những thông điệp giá trị.

Cũng có những nhà báo đã thâm nhập thực tế, phản ánh các mô hình kinh tế hay như hộ vay vốn khởi nghiệp áp dụng vào chăn nuôi, trồng cây ăn quả, trồng rừng… tại các địa phương, cơ sở. Từ nguồn vốn vay tín dụng, đã giúp hàng chục vạn hộ nghèo thoát nghèo bền vững, hàng vạn hộ vươn lên có cuộc sống khá giả… Điều này chứng tỏ các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội đã thực sự phát huy tác dụng, có hiệu quả và là điểm tựa để khơi dậy ý chí vươn lên của chính người nghèo. Bên cạnh đó, các tác phẩm báo chí cũng thẳng thắn, phân tích những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, để chính sách giảm nghèo vào cuộc sống cần sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở; sự sáng tạo, vận dụng phù hợp với từng địa bàn. Một số tác phẩm báo chí cũng phản ánh ở một số địa phương, cơ sở việc triển khai giảm nghèo còn thiếu thực tiễn, không sáng tạo, thậm chí “mắc bệnh thành tích trong giảm nghèo”, cần rút kinh nghiệm, điều chỉnh...

Sau ba mùa giải, các tác phẩm đã góp phần không nhỏ đưa chủ trương của Đảng, Nhà nước đi sâu vào thực tiễn cuộc sống. Từ tác động tích cực ấy để thấy sự quan tâm tham gia “Cuộc thi tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo” không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm xã hội của người làm báo.

Hà Vân

Tin khác

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội
Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

(CLO) Chiều 13/4, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí chủ đề “Kỹ năng khai thác thông tin để phát triển câu chuyện về đồng bào dân tộc thiểu số”.

Công tác hội
Đồng chí Lê Quốc Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Đồng chí Lê Quốc Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(CLO) Ngày 12/4, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và các nhà báo đã đến dâng hoa, thắp hương tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang liệt sĩ A1.

Công tác hội