Làng nghề lồng đèn Phú Bình tất bật cận Trung thu

28/08/2022 16:27

(CLO) Còn hơn 1 tuần nữa là đến Tết Trung thu, các hộ gia đình tai lại tất bật với công việc sản xuất lồng đèn để kịp cung cấp ra thị trường.

Nghề làm đèn lồng đã có ở Phú Bình (TP. HCM) cách đây hơn 50 năm. Nguồn gốc của nghề bắt đầu từ làng Báo Đáp thuộc tỉnh Nam Định. Người dân làng Báo Đáp đi làm ăn xa, mang theo nghề quê hương vào miền Nam lập nghiệp. Rồi từ đó lập nên làng nghề truyền thống như ngày nay.

lang nghe long den phu binh tat bat can trung thu hinh 1

Một hộ gia đình đang tất bật chuẩn bị lồng đèn để kịp đem đi giao.

Bài liên quan

Phố lồng đèn lớn nhất TP. HCM rực rỡ, nhộn nhịp trước thềm Tết Trung thu

Nghề làm đầu lân sư rồng nhộn nhịp trước thềm Tết Trung thu

BaF trao tặng kinh phí xây đường, cùng nhiều phần quà nhân dịp Tết Trung thu tại Phú Yên

Nóng 18h:Thanh tra Bộ Y tế: Xử lý nghiêm hành vi gian dối trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm Tết Trung thu

Trước đây nghề làm đèn lồng rất phát triển, cả làng có hơn trăm hộ, đèn được làm cung cấp cho cả Sài Gòn và các tỉnh phía Nam. Nhưng rồi theo những thăng trầm của cuộc sống mà nó dần bị mai một đi.

lang nghe long den phu binh tat bat can trung thu hinh 2

Đèn Trung thu truyền thống vấn được ưa chuộng dù cho sự xuất hiện của lồng đèn điện tử.

Hàng năm xóm lồng đèn Phú Bình cung cấp tại thị trường cả nước hàng ngàn sản phẩm đèn lồng với mẫu mã và kích thước khác nhau. Nhìn những bàn tay thoăn thoắt của các nghệ nhân chẻ tre, cột kẽm, dán, vẽ hoa văn lên những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, tàu cá tàu thủy,….Nhiều người chia sẻ nghề này nó đã thấm vào máu của rất nhiều người.

Song, trước sự cạnh tranh gay gắt của các loại lồng đèn điện tử nhập ngoại, làng sản xuất lồng đèn truyền thống lớn nhất TP. HCM dần bị thu hẹp và hiện nay chỉ còn chưa đến 20 hộ còn gắn bó với nghề.

Chia sẻ với phóng viên báo Nhà báo & Công luận, ông Trần Bình (55 tuổi, ngụ quận 11) cho biết, vài tháng trước Tết Trung thu, thương lái và nhiều bạn trẻ đã đổ xô tìm đến đặt hàng. Khi đèn lồng điện tử lên ngôi, đèn lồng truyền thống không còn giữ được vị thế nhưng vẫn có một bộ phận khách hàng yêu nét văn hoá cổ truyền vẫn tìm đến xóm nhỏ này.

Để tạo ra một chiếc đèn lồng ưng ý cho khách phải trải qua ít nhất 10 công đoạn khác nhau từ chẻ tre, kết kẽm, tạo hình, dán giấy, vẽ hoa văn,…

lang nghe long den phu binh tat bat can trung thu hinh 3

Lượng công việc nhiều khiến người thợ vừa phải tỉ mỉ, vừa phải nhanh tay.

Ngoài việc lựa chọn khung đèn là nứa hay lồ ô tì giấy cũng phải có màu đỏ thật đẹp. bên cạnh đó, các đường nét hoa văn cũng phải độc đáo ấn tượng để thu hút khách hàng. Để đèn được khách hàng ưa chuộng thì những người nghệ nhân phải khéo léo, tạo ra những mẫu mã truyền thống tuy nhiên kèm thêm sự mới lạ, phù hợp với các đối tượng khách hàng.

­­Càng cận ngày thì các xưởng làm thủ công càng tấp nập những chuyến xe giao chở hàng, khoảng thời gian cao điểm nhất thường vào khoảng 0 giờ, vì lúc này là thời điểm mà các cửa hàng ở phố lồng đèn bắt đầu đi tới xóm lồng đèn truyền thống để nhập tiếp những đợt hàng mới.

Lồng đèn truyền thống đa dạng từ màu sắc cho đến kiểu dáng cho nên để làm ra một chiếc lồng đèn người làm phải thật khéo tay và tỉ mỉ thì mới tạo nên một sản phẩm đẹp. Việc chuẩn bị các vật dùng để làm lồng đèn phải được sẵn sàng từ nhiều tháng và càng đến gần Tết Trung thu mới bắt đầu rộn ràng hơn.

lang nghe long den phu binh tat bat can trung thu hinh 4

Những chiếc lồng đèn đang chờ "khô mực".

“Tre nứa thì lấy từ trên rừng xuống, có người quen trên Lâm Đồng trồng sẵn tre, nứa trên đó rồi đưa xuống nên đỡ được một phần. Sau đó, cả nhà chia nhau công việc, người thì dán lồng đèn phụ, người thì vớt nứa… Cứ lúc nào khỏe thì làm, mệt thì nghỉ xíu rồi làm tiếp”, ông Bình nói.

Trung bình, một ngày gia đình ông làm được hơn 100 chiếc lồng đèn truyền thống, khi nhiều đơn đặt hàng làm không kịp, phải thuê người gia công hoặc nhờ hàng xóm giúp.

Năm nay tuy giá nhiều nguyên liệu có tăng nhưng giá bán lồng đèn truyền thống vẫn ổn định. Với giá thành từ vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng cho mỗi loại sản phẩm, lồng đèn truyền thống đang ngày càng được ưa chuộng. Trong khi đó, lồng đèn nhập từ Trung Quốc tuy hình thức bắt mắt nhưng giá thành đắt gấp nhiều lần. Nhiều loại lồng đèn truyền thống đã hết hàng dù chưa đến Tết trung thu. Để đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp Trung thu, nhiều cơ sở đang huy động thêm nhân công để mở rộng quy mô sản xuất.

Hiện nay, mỗi chiếc lồng đèn có giá 10.000 - 15.000 đồng/chiếc nhỏ, 70.000 đồng/chiếc lớn. Tiền lãi chỉ chừng 2.000 - 5.000 đồng/chiếc, để sống được với nghề, gia đình ông Bình phải làm thêm các công việc khác, mới có tiền đủ trang trải và bám nghề.

Dù vẫn còn khó khăn nhưng những nghệ nhân luôn tâm quyết giữ nghề, đam mê nhiệt huyết, gìn giữ và sống bằng nghề, đây cũng chính là nét văn hóa truyền thống được cha ông giữ gìn qua bao thế hệ.

Một số hình ảnh PV ghi nhận tại làng lồng đèn:

lang nghe long den phu binh tat bat can trung thu hinh 5
lang nghe long den phu binh tat bat can trung thu hinh 6
lang nghe long den phu binh tat bat can trung thu hinh 7
lang nghe long den phu binh tat bat can trung thu hinh 8
lang nghe long den phu binh tat bat can trung thu hinh 9
lang nghe long den phu binh tat bat can trung thu hinh 10
lang nghe long den phu binh tat bat can trung thu hinh 11
lang nghe long den phu binh tat bat can trung thu hinh 12
lang nghe long den phu binh tat bat can trung thu hinh 13

    Nổi bật
        Mới nhất
        Làng nghề lồng đèn Phú Bình tất bật cận Trung thu
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO