Làng rèn Trung Lương những ngày nóng bức

Thứ bảy, 11/07/2020 15:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Làng Trung Lương nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) nổi tiếng với nghề rèn từ bao đời nay. Ngày nay, trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, nghề rèn Trung Lương tuy có gặp nhiều khó khăn, hầu hết bà con vẫn chung thủy với nghề, giữ cho ngọn lửa rèn không bao giờ tắt.

Gia đình ông Nguyễn Ngọc Quý gắn bó với nghề rèn lâu năm

Gia đình ông Nguyễn Ngọc Quý gắn bó với nghề rèn lâu năm

Nói về nguồn gốc, bà con ở đây chưa ai có thể biết chính xác nghề rèn ở làng Trung Lương (nay thuộc phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) ra đời từ bao giờ. Chỉ biết rằng chiếc lò rèn đã gắn bó với họ ngay từ khi sinh ra cho đến ngày nay, từ thế hệ này truyền sang cho thế hệ khác.

Có nhiều ý kiến cho rằng nghề này có từ khi mới thành lập làng, vào thời nhà Lý, cũng có một số truyền thuyết kể lại về ông Đùng sống trên núi Hồng Lĩnh chính là ông tổ của nghề rèn Trung Lương.

Truyền thuyết cho rằng, nhiều người dân ở trong vùng tìm đến xin học nghề của ông Đùng, sau đó tựu hội lại, lập nên làng rèn Trung Lương bây giờ. Để tưởng nhớ công đức của ông tổ, người dân đã đúc tượng và lập đền thờ nằm ngay tại giữa làng, đặt tên là đền thờ ông Thánh Thợ. Vào mồng 7 tháng Giêng hằng năm, dân làng tổ chức lễ tế tổ nghề rèn rất trang nghiêm, thành kính.

Đến thăm cơ sở rèn của gia đình ông Nguyễn Ngọc Quý (48 tuổi, TDP Tiên Sơn, phường Trung Lương), là một trong những cơ sở nổi tiếng ở trong làng. Ông Quý cho biết, vào nghề từ khi mới tuổi 20, đến nay ông đã gắn bó với nghề hơn 28 năm.

“Hiện tại cơ sở chuyên sản xuất những mặt hàng chủ yếu như: dao mỏng, dao đẵn, liềm, cuốc… Để có được một con dao hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau như: cắt sắt, nung bếp lò, the mỏng, làm nguội, rẻo dáng, tôi, rồi đến mài cho sắc bén”, Ông Quý chia sẻ.

Hằng ngày, vợ chồng ông Quý làm việc quần quật từ 4 rưỡi sáng cho tới 6 giờ tối mới nghỉ, và hầu như là không có nghỉ trưa. Để có nhiều sản phẩm phục vụ khách, ông Quý làm ra nhiều loại mặt hàng nên bán quanh năm, loại này ế thì có loại khác dễ bán.

Trung bình mỗi ngày, lò của ông Quý làm được khoảng từ 80 – 100 sản phẩm, mỗi sản phẩm có giá giao động từ 10.000 đồng – 30.000 đồng tùy loại và cứ cách 2 ngày lại có thương lái đầu mối tìm về để lấy hàng.

Ông Kiều Hải Đăng đang làm khung để cố định cán dao

Ông Kiều Hải Đăng đang làm khung để cố định cán dao

Cách cơ sở ông Quý chừng chục mét là cơ sở của gia đình ông Kiều Hải Đăng (46 tuổi) cũng là người có kinh nghiệm với nghề rèn hơn 20 năm. Tuy nhiên gia đình ông Đăng chỉ sản xuất dao với quy mô nhỏ hơn, mỗi ngày chỉ làm khoảng 20 cái tùy theo đơn đặt hàng.

“Cái nghề này muốn bám trụ được đòi hỏi thợ rèn phải chịu khó, quen dần với bụi than và sức nóng của lò nung.Đễ cho sản phẩm chất lượng phải khéo léo, tỉ mỉ trong chọn thép, dùng kỹ thuật tôi luyện cao. Vào những ngày hè, thợ rèn phải ngồi đúc bên lò nung và dưới cái nắng nóng gần 40 độ C để làm việc. Dù rất mệt nhưng vì cuộc sống mưu sinh, chúng tôi vẫn suốt ngày quanh quẩn bên lò lửa”, ông Đăng lau nhanh những giọt mồ hôi trên má cho biết.

Cách đây 20 năm, làng rèn Trung Lương có gần 350 hộ gia đình sản xuất theo hình thức truyền thống. Mỗi năm địa phương thu về từ nghề rèn hơn 20 tỷ đồng, chiếm gần 40% tổng thu nhập của toàn xã. Sản phẩm rèn của Trung Lương được người tiêu dùng khắp cả nước biết đến. Tuy nhiên, ngày nay do xu thế cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường nên nguồn thu nhập của người dân giảm sút, nhiều hộ đã bỏ nghề.

Hiện tại, chỉ còn khoảng 110 hộ theo nghề và trong số đó có 50 hộ sản xuất thường xuyên, số còn lại sản xuất theo thời vụ. Nhiều gia đình không còn gắn bó với nghề rèn đã chuyển sang các nghề phi nông nghiệp và ngành nghề khác như: trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, sản xuất cơ khí nhỏ,…

Vợ ông Đăng đang làm công đoạn cuối là mài dao

Vợ ông Đăng đang làm công đoạn cuối là mài dao

Theo ông Nguyễn Công Lộc, Chủ tịch UBND phường Trung Lương cho hay, các sản phẩm nghề rèn được làm bằng thủ công của địa phương đang gặp nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Nguyên nhân do các hộ gia đình đang sản xuất với quy mô nhỏ lẻ;sản phẩm thủ công truyền thống không thể cạnh tranh được với sản phẩm công nghiệp . Vì thế mà thế hệ con cháu đời sau đa số chọn làm những ngành nghề khác,chỉ một số ít lựa chọn nối nghiệp nghề rèn của cha ông để lại.

Để động viên, giúp đỡ cho bà con trong việc sản xuất, bám trụ với nghề, địa phương đã có những chính sách khuyến công.Đó là giúp đỡ trong việc đào tạo nghề và tham quan học tập, áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc vào tổ chức sản xuất. Cho vay vốn với chính sách ưu đăi  giúp bà con mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm thiết bị... giúp làng rèn Trung Lương mãi đỏ lửa,giữ gìn nghề truyền thống của mình.

Phan Hùng

Tin khác

Hà Tĩnh: Tuyên dương 35 đảng viên, cán bộ công chức, viên chức trẻ tiêu biểu

Hà Tĩnh: Tuyên dương 35 đảng viên, cán bộ công chức, viên chức trẻ tiêu biểu

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 -1/5/2024), chiều 24/4, tại huyện Đức Thọ - quê hương của Tổng Bí thư Trần Phú, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức chương trình “Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên”, tuyên dương Đảng viên trẻ tiêu biểu, cán bộ công chức, viên chức trẻ giỏi toàn tỉnh.

Đời sống
Hà Giang: Mưa đá làm thiệt hại hàng trăm hecta cây rau màu

Hà Giang: Mưa đá làm thiệt hại hàng trăm hecta cây rau màu

(CLO) Ngày 23/4/2024, trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xảy ra mưa đá, đường kính mưa đá khoảng 2-3 cm, đã làm thiệt hại nhiều diện tích hoa màu của người dân trên địa bàn.

Đời sống
Chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, 3 thuyền viên tử vong

Chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, 3 thuyền viên tử vong

(CLO) Sà lan chở đá từ cảng Kỳ Hà đi đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bất ngờ bị chìm trên biển khiến 3 thuyền viên tử vong, 2 người mất tích.

Đời sống
TP HCM đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh

TP HCM đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh

(CLO) UBND TP HCM vừa đưa ra chỉ tiêu giai đoạn 2024-2025 thành phố phải phát triển tối thiểu 68 ha công viên công cộng, phát triển tối thiểu 4 ha mảng xanh công cộng, trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh.

Đời sống
Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 24/4, tại TP Vinh, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Đời sống