Lạng Sơn: Dấu hiệu buông lỏng quản lý, giám sát tại Công trình kè chống sạt lở sông Kỳ Cùng

Thứ năm, 22/04/2021 15:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Không che chắn, bảo quản nguyên vật liệu đầu vào; Không rào chắn các hố ga; Không bảo hộ lao động cho công nhân; Nhà thầu thi công công trình làm nứt nhà dân… Đó là những bất cập tại công trình kè chống sạt lở sông Kỳ Cùng đoạn qua thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Sắt, thép không được che chắn đã bị xuống cấp trầm trọng

Sắt, thép không được che chắn đã bị xuống cấp trầm trọng

Dự án kè chống sạt lở sông Kỳ Cùng đoạn qua thị trấn Na Sầm được triển khai từ tháng 9/2020, có tổng chiều dài xây mới gồm 563m kè bờ sông và 43m kè nhánh suối, điểm đầu nối tiếp sau đập Thủy Luân Na Sầm, điểm cuối tiếp giáp với rãnh thoát nước dọc đường quốc lộ 4A. Tổng mức đầu tư là 50 tỷ đồng, thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn dự phòng NSTW năm 2019 (35 tỷ đồng) và nguồn vốn dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 (15 tỷ đồng).

Được biết, Công ty Cổ phần Đầu tư, Tư vấn xây dựng Bạch Đằng (có địa chỉ tại Hà Nội) là đơn vị được chỉ định thầu; Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Ban Quản lí dự án) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn.

Sắt, thép, bê tông nằm ngâm trong nước dài ngày liệu có đúng biện pháp thi công?

Sắt, thép, bê tông nằm ngâm trong nước dài ngày liệu có đúng biện pháp thi công?

Phản ánh đến báo Nhà báo & Công luận, ông T.V.L ở thị trấn Na Sầm cho biết: “Theo quan sát, chúng tôi thấy đất đắp kè được nhà thầu tận dụng rất nhiều đất phong hóa tại chỗ và không được khai thác đất tại mỏ như theo thiết kế. Trong quá trình thi công nhiều nguyên vật liệu như sắt, thép, cấu kiện để ngổn ngang trộn lẫn với bùn đất trong thời gian dài giữa trời mà không hề được bảo quản đúng quy cách. Nhiều hộp sắt chờ ngâm trong nước dài ngày đã bị rong rêu phủ kín, các hố thoát nước không có biển cảnh báo, che chắn rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đặc biệt, công trình thi công đã làm nứt, nẻ nhà ở của chúng tôi trong thời gian dài nhưng không được giải quyết dứt điểm…”.

Nhà thầu thi công công trình làm nứt nhà dân nhưng không được giải quyết dứt điểm nên người dân tiếp tục phản ánh đến các cơ quan chức năng

Nhà thầu thi công công trình làm nứt nhà dân nhưng không được giải quyết dứt điểm nên người dân tiếp tục phản ánh đến các cơ quan chức năng

Nhân công lao động tại công trường không hề được trang bị bảo hộ lao động, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lao động

Nhân công lao động tại công trường không hề được trang bị bảo hộ lao động, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lao động

Để tìm hiểu rõ sự việc người dân phản ánh, phóng viên đã liên hệ với ông Lý Việt Hưng – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn. Trao đổi qua điện thoại về sự việc, ông Hưng chỉ trả lời vỏn vẹn: “để tôi chỉ đạo anh em kiểm tra, xử lý” rồi cúp máy.

Các

Các "hố tử thần" bên cạnh đường dân sinh không hề được che chắn rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông

Tiếp tục liên hệ với Chủ đầu tư của dự án, ông Trần Quang Vinh – Giám đốc Ban Quản lý Dự án cho rằng: “Việc nguyên liệu như sắt, thép để trộn lẫn với bùn đất là do nhà thầu (Công ty Cổ phần Đầu tư, Tư vấn xây dựng Bạch Đằng) thực hiện chưa được tốt lắm. Lúc nào đưa vào sử dụng chúng tôi sẽ cho rửa đi”.

Cát, bê tông, sắt thép nằm chỏng chơ ngay cạnh vũng nước giữa trời không hề có biện pháp bảo quản

Cát, bê tông, sắt thép nằm chỏng chơ ngay cạnh vũng nước giữa trời không hề có biện pháp bảo quản

Còn ông Cam Văn Lâm – Giám sát chính công trình thuộc Ban Quản lý dự án cung cấp văn bản trả lời cho phóng viên. Văn bản có đoạn nêu: Theo thiết kế bản vẽ thi công đất đắp công trình được khai thác tại mỏ cách công trình khoảng 4km và tận dụng đất cấp 3, cấp 4 tại công trình, tuy nhiên tại thời điểm thi công tháng 10/2020 mỏ vật liệu chưa được giải phóng mặt bằng. Do vậy, để đảm bảo công trình được hoàn thành theo đúng tiến độ được giao, chủ đầu tư kết hợp cùng với nhà thầu đã chủ động mua đất tại vị trí khác”. Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư không cung cấp các giấy tờ thí nghiệm đối chứng đất phù hợp. Không nêu rõ mua đất ngoài vị trí thiết kế bản vẽ có khối lượng bao nhiêu, tận dụng đất cấp 3, cấp 4 với khối lượng như thế nào….?

Đại diện chủ đầu tư, nhà thầu và phóng viên chứng kiến hiện trường ngổn ngang nguyên liệu đầu vào nằm lẫn với bùn đất

Đại diện chủ đầu tư, nhà thầu và phóng viên chứng kiến hiện trường ngổn ngang nguyên liệu đầu vào nằm lẫn với bùn đất

Ngoài ra, Chủ đầu tư còn phân trần về công tác bảo quản nguyên vật liệu đầu vào rằng: Trong quá trình thi công một số vật liệu như sắt, thép tuy đã được phủ bạt nhưng không tránh khỏi việc dính bùn đất. Do vậy, trước khi tiến hành bất kỳ công tác nào, giám sát cũng nghiệm thu trước khi cho thi công hạng mục tiếp theo. Do đó, những vật liệu như sắt, thép không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ không được nghiệm thu, đồng thời có một số cấu kiện đã lắp đặt cốt thép nhưng chưa đổ bê tông mà bị nước làm gỉ và bẩn chủ đầu tư đã yêu cầu lắp lại.

Hàng loạt rọ sắt nằm ngổn ngang bên vệ đường không hề được che đậy

Hàng loạt rọ sắt nằm ngổn ngang bên vệ đường không hề được che đậy

Như vậy, việc phản ánh của người dân nơi đây là hoàn toàn có cơ sở. Trước những bất cập nêu trên, dư luận không khỏi hoài nghi về việc buông lỏng quản lý, giám sát của các bên liên quan. Liệu các tiêu chuẩn, tiêu chí trong các hạng mục có được đảm bảo đúng với bản vẽ thiết kế, chất lượng công trình có được thi công như phương án đã được phê duyệt?

Một công trình được xếp vào hạng cấp bách đòi hỏi phải được thi công ngay và được chỉ định thầu nhưng quá trình thi công lại để xảy ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống người dân cũng như chất lượng của công trình.

Hộp chờ sắt, thép, bê tông

Hộp chờ sắt, thép, bê tông "vô tư" nằm ngâm trong nước

Để đảm bảo chất lượng công trình được thi công đúng với thiết kế, an toàn cho các hộ dân sinh sống quanh khu vực công trình, đề nghị Ủy ban dân tỉnh Lạng Sơn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan ban ngành liên quan sớm vào cuộc kiểm tra, giám sát, xử lí nghiêm những sai phạm (nếu có) của nhà thầu trong quá trình thi công dự án.

Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin!

Bá Quỳnh - Trung Phú

Tin khác

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra
Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

(CLO) Thời gian gần đây, Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội đã trúng hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng ở hầu hết các Công ty Điện lực trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra