Lãnh đạo Heineken: Thực hiện "3 tại chỗ" có thể tốn trăm tỷ đồng, ảnh hưởng sức khỏe tâm lý của công nhân

Thứ hai, 27/09/2021 09:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo lãnh đạo Heineken, trong tình hình mới, doanh nghiệp nhận thấy một số cơ hội và dấu hiệu phục hồi nhưng không thể thực hiện do hạn chế đi lại.

Ngày 24/9, tại Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, công bố chiến lược phòng chống dịch Covid-19 và kế hoạch khôi phục kinh tế giai đoạn tới của UBND TP.Đà Nẵng, nhiều doanh nghiệp mong muốn Đà Nẵng sớm ban hành kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế, tạo điều kiện để người lao động được ra, vào thành phố. 

lanh dao heineken thuc hien 3 tai cho co the ton tram ty dong anh huong suc khoe tam ly cua cong nhan hinh 1

Kiến nghị bỏ "3 tại chỗ" và các biện pháp hạn chế đi lại

Trong đó, nổi bật có ý kiến của Tổng giám đốc Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam- Đà Nẵng, ông Nguyễn Thanh Phúc về việc mô hình “3 tại chỗ” cũng như các biện pháp hạn chế đi lại như hiện nay gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Theo ông Phúc thì "chi phí cho việc "3 tại chỗ" rất cao. Nếu tiếp tục duy trì, dự báo đến cuối năm nay, công ty sẽ phải chi ra 100 tỷ đồng. Tôi kiến nghị bỏ "3 tại chỗ" trong thời gian tới để doanh nghiệp tự triển khai các biện pháp, mô hình sản xuất của mình nếu đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch theo hướng dẫn của Chính phủ". 

Đồng thời, phía Heineken cũng đã thực hiện "3 tại chỗ" với gần 1.000 nhân viên tại 6 nhà máy để hỗ trợ các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, dù đã đáp ứng rất nhiều điều kiện cho người lao động nhưng việc sống xa nhà nhiều tháng qua đã ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, tâm lý của người lao động.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó chủ tịch Hiệp hội Taxi Đà Nẵng cũng cho biết, các doanh nghiệp taxi chưa kịp phục hồi sau dịch năm 2020 thì đợt dịch 2021 ập đến, giáng thêm đòn chí mạng vào ngành dịch vụ vốn đã khó khăn, đang đứng trên bờ phá sản. Hàng ngàn xe taxi nằm bãi hơn 4 tháng nay, muốn hoạt động lại mỗi xe phải bảo dưỡng, thay thế rất nhiều tiền.

Theo ông Hiền, đặc thù của ngành vận tải taxi ngoài hoạt động tại địa bàn là hoạt động liên tỉnh theo yêu cầu vận chuyển của khách hàng. Trong khi đó, vấn đề ra vào thành phố hiện nay rất khó khăn. Phía Hiệp hội Taxi Đà Nẵng đề nghị TP.Đà Nẵng có chính sách mở cửa giao thương với các tỉnh lân cận vì thực tế nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động liên tỉnh, liên vùng, không chỉ riêng tại Đà Nẵng.

Sớm mở cửa trở lại bình thường để thông thương

Cũng tại buổi đối thoại, bà Lê Thị Nam Phương, Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Đà Nẵng cho biết ý kiến: mong muốn TP sớm xây dựng các kịch bản chống dịch trong giai đoạn mới cùng các chính sách để cộng đồng DN nắm rõ, nhất là ban hành chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng vay ưu đãi, DN được vay không thế chấp. Ngoài ra, bà Phương cũng đề xuất cần có chính sách miễn, giảm tiền thuê đất trước ảnh hưởng dịch Covid-19 và không điều chỉnh tăng giá đất trong giai đoạn này

Còn ông Vy Văn Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN phần mềm Đà Nẵng thì đề xuất kiến nghị lãnh đạo TP cần xây dựng cơ chế "thẻ xanh Covid-19" để sớm đưa DN hoạt động bình thường. Khi hoạt động trở lại, DN cần hỗ trợ nhiều cơ chế như vốn vay, chuyên môn y tế để xử lý khi phát sinh F0.

Lắng nghe và giải đáp những thắc mắc từ phía doanh nghiệp, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng thông tin về việc thành phố sẽ xây dựng các phương án phòng, chống dịch một cách cụ thể để doanh nghiệp nắm được.

Theo đó, thành phố sẽ vừa xây dựng phương án phòng chống dịch, vừa đáp ứng các điều kiện phục hồi, phát triển kinh tế, trong đó phải đáp ứng theo 5 yêu cầu. Đảm phải duy trì được xét nghiệm, tầm soát; đảm bảo truy vết, xử lý, khoanh vùng nhanh nhất khi có F0; đảm bảo năng lực điều trị cho F0; đảm bảo bao phủ vaccine toàn dân và đảm bảo điều kiện phòng chống dịch ở nơi có nguy cơ như chợ, KCN, bến cảng…

Khánh Ly

Bình Luận

Tin khác

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp