Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh có "thà một lần đau"?

Thứ bảy, 29/02/2020 18:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi mọi cấp ngành đang căng mình phòng chống dịch cúm do virus corona chủng mới (nCoV, CoVid-19) gây ra, thì tại TP.HCM, lãnh đạo bệnh viện Gò Vấp lại tham gia vào đường dây thu gom khẩu trang y tế đem ra nước ngoài. Buồn thay, đây không phải là hiện tượng đáng xấu hổ duy nhất đang tồn tại.

1. Chuyện bắt đầu khi một người dân tố Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp Phạm Hữu Quốc "lật kèo" khi giúp ông này thu gom khẩu trang y tế số lượng lớn để chuyển ra nước ngoài. Cụ thể, ông Phạm Hữu Quốc bị cho là đã hứa với một người thu gom 20.000 thùng khẩu trang (khoảng 50.000.000 chiếc) với giá 11 triệu đồng/thùng. Tuy nhiên người này chuyển tiền cọc thì được thông báo nâng giá lên 23 - 24 triệu đồng/thùng.

Phòng khám Trung Quốc, thẩm mỹ viện không phép và thu gom khẩu trang mùa dịch là những

Phòng khám Trung Quốc, thẩm mỹ viện không phép và thu gom khẩu trang mùa dịch là những "ung nhọt" của ngành y TP.HCM - Ảnh: TTO

Trước thông tin này, ông Quốc cho biết, vào thời điểm đang "sốt" khẩu trang thì qua một số mối quan hệ, có người đã đặt vấn đề muốn mua lượng khẩu trang lớn để làm từ thiện. Ông đồng ý nhưng không trực tiếp làm mà giới thiệu một điều dưỡng của bệnh viện hỗ trợ. Về các giấy tờ chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, ông nói rằng chỉ là nhận giúp, đã nhận 3,3 tỷ đồng và hiện đã giải quyết ổn thỏa…

Gần như ngay khi xuất hiện thông tin thu gom khẩu trang y tế số lượng lớn liên quan tới Giám đốc bệnh viện quận, UBND quận Gò Vấp đã chỉ đạo thanh tra quận vào cuộc xác minh, thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên lập tức đình chỉ công tác đối với ông Quốc, đồng thời chuyển hồ sơ sang cơ quan công an.

Sở Y tế TP.HCM ban đầu cho rằng, thẩm quyền quản lý thuộc về UBND quận, Sở chỉ giám sát về chuyên môn. Sau đó, khi khi cơ quan CSĐT vào cuộc, Sở đã yêu cầu ông này báo cáo giải trình.

2. Điều khiến dư luận xã hội bức xúc nhất có lẽ không hẳn là việc Bác sĩ Quốc liên quan tới việc thu gom khẩu trang y tế số lượng lớn giữa lúc người dân chờ mòn mỏi trước các hiệu thuốc vẫn không mua được khẩu trang, mà là việc ông này từng bị "gắn tên" trong rất nhiều đơn tố cáo thời kỳ phòng khám Trung Quốc" tại TP.HCM đang "trăm hoa đua nở".

Cụ thể, năm 2012, cán bộ Thanh tra Sở Y tế Phạm Hữu Quốc đã liên tục bị tố "chống lưng" cho các phòng khám Trung Quốc bằng cách thông báo lịch thanh tra để những nơi này đối phó.

Trước đó, năm 2009 ông Quốc cũng đã bị tố cáo tương tự, tổng cộng bị 5 lần. Trả lời báo chí, ông Quốc khẳng định tố cáo hoàn toàn sai sự thật và cho rằng mình bị hại. Đến đầu năm 2010, khi thanh tra Sở Y tế lập kế hoạch thanh tra Phòng khám Y học cổ truyền thì ông này lại bị tố với nội dung tương tự. Việc này xảy ra tiếp tục vào đầu năm 2011, và như mọi lần, ông Quốc lại khẳng định mình "bị hại".

Năm 2013, ông Phạm Hữu Quốc được chuyển về làm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp. Tại đây, UBND quận Gò Vấp cũng nhận được một số phản ánh tiêu cực, quận mới chỉ nhắc nhở vài lần và chưa có vi phạm đến mức phải kỷ luật.

Tới nay, năm 2020, trong vụ thu gom khẩu trang giữa mùa dịch, ông Quốc cũng nói mình vô can, bị "chơi xấu". Nhưng "chơi xấu" thế nào khi số tài khoản cá nhân ông và tiền tỷ ông nhận là có thật, việc thu gom khẩu trang y tế số lượng lớn để đưa ra nước ngoài là có thật, và ông "chịu lỗ" cũng là có thật?

Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM lại cho rằng Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp trực thuộc UBND quận Gò Vấp về mặt quản lý Nhà nước, Sở chỉ giám sát về chuyên môn. Phải chăng Sở Y tế cho rằng  việc thu gom khẩu trang y tế số lượng lớn đem đi nước ngoài giữa mùa dịch không liên quan tới chuyên môn của Sở?

3. "Giải cứu bệnh nhân khỏi tay bác sĩ Trung Quốc", "Bất lực với phòng khám Trung Quốc?", "Sai, phạt là xong",… là những tựa bài quen thuộc của báo chí TP.HCM hàng chục năm qua.

Suốt hàng chục năm qua, bao người Việt đã bị hù dọa bệnh trầm trọng, bệnh hiểm nghèo đến mức run sợ rồi mắc lỡm và phải hao tốn hàng chục, hàng trăm triệu đồng mồ hôi nước mắt, thậm chí có người mất mạng tại các phòng khám Trung Quốc. Như những khối u quái ác, các phòng khám kiểu này vẫn tồn tại dai dẳng, quấn chặt lấy người bệnh, bất chấp sự ngậm ngùi, uất ức của họ…

"Sở Y tế TP.HCM có bao giờ thắc mắc vì sao mình duyệt danh mục kỹ thuật cho các phòng khám Trung Quốc được làm đến 200-300 dịch vụ kỹ thuật mà họ chỉ làm vài chục dịch vụ liên quan đến những bệnh nhạy cảm? Sở Y tế TP đã thẩm định, cấp phép hoạt động và theo dõi kiểm tra thế nào?", báo Tuổi Trẻ đặt vấn đề.

Báo Người lao động thì chốt lại: "Phòng khám có người Trung Quốc tư vấn đểu", "đang xác minh" và "sẽ xử lý nghiêm" là câu trả lời quen thuộc của Sở Y tế TP.HCM mỗi khi một phòng khám có bác sĩ Trung Quốc bị người dân tố, báo chí phanh phui những vi phạm…"

Đó đến nay vẫn là những câu hỏi "xưa như Diễm", bởi ai cũng hiểu rằng khi và chỉ khi lương tâm, trách nhiệm của các cơ quan quản lý và đội ngũ y bác sĩ cho "thuê bằng" được đặt lên trên những giá trị vật chất, người bệnh đến với phòng khám Trung Quốc mới mong khỏi bị bức hại.

Sau phòng khám Trung Quốc là tình trạng thẩm mỹ viện mọc lên như nấm sau mưa, gây hàng loạt tai nạn, hàng loạt vụ chết người,... nhưng chưa một cá nhân, tập thể liên quan nào bị khởi tố hình sự. Sở Y tế TP.HCM lại tiếp tục "rút kinh nghiệm", tiếp tục gieo vào xã hội những đau xót, những hoài nghi về y đức, về dấu hiệu nhóm lợi ích trong hàng loạt lĩnh vực được xem là "hốt bạc".

Trong những ngày căng mình chống dịch này, Đảng bộ, chính quyền TP đang nêu bật thông điệp không gì quý giá hơn sự an toàn sức khỏe và tính mạng con người, thì việc diệt sạch "những khối u quái ác" kể trên mới là minh chứng thiết thực nhất cho thông điệp "vị nhân sinh" ấy.

Vậy, lãnh đạo TP.HCM có "thà một lần đau"?

Kiên Giang

Tin khác

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn
Kiểm soát nguy cơ lạm dụng chính sách bảo hiểm xã hội để gian lận

Kiểm soát nguy cơ lạm dụng chính sách bảo hiểm xã hội để gian lận

(NB&CL) Theo dự kiến, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (vào tháng 5/2024) tới đây. Đây là dự án Luật được đánh giá có tác động lớn đến đời sống của người dân cũng như đến các chủ trương, chính sách của Nhà nước, có nhiều nội dung phức tạp, chuyên môn sâu, mang tính xã hội cao. Trong đó, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục có nhiều ý kiến khác nhau.

Góc nhìn