(NB&CL) Bác Hồ là bậc thầy vĩ đại của nền báo chí cách mạng nước ta. Người không chỉ là người sáng lập tờ báo đầu tiên của cách mạng Việt Nam - Báo Thanh Niên - mà còn là một nhà báo bậc thầy, làm báo từ khi còn là nhà cách mạng trẻ Nguyễn Ái Quốc.
Lần tìm lại những tư liệu lịch sử, để có thể hình dung được phần nào những tháng ngày nơi đất khách quê người, nhà cách mạng ấy đã bắt đầu dùng báo chí như thế nào để làm vũ khí, hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu cao cả của mình.
Từ lời mời bất ngờ của người cháu ngoại của Karl Marx
Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville lên đường sang Pháp. Thời điểm ấy, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành có lẽ chưa hình dung được cụ thể mình sẽ làm gì để tìm ra con đường cứu nước trên mảnh đất mới. Và thực tế, cuộc sống có những cuộc gặp gỡ, tạo nên những ngã rẽ bất ngờ mà ta không thể ngờ tới…
Năm 1917, sau những năm tháng bôn ba tại Mỹ, Anh… người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trở về đất Pháp. Chính trong những ngày tháng này, Nguyễn Tất Thành giờ là nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc hiểu rằng muốn tiếng nói, tư tưởng của mình được biết đến, không gì tốt hơn, hiệu quả hơn là thông qua phương tiện báo chí. Muốn viết báo trên đất Pháp, trước hết phải thành thạo về ngôn ngữ của nước Pháp. Từ suy nghĩ ấy, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu quá trình tự học tiếng Pháp, song song với đó là học viết báo.
Trần Dân Tiên trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” đã kể lại buổi đầu học viết báo của Nguyễn Ái Quốc như sau: “Ông Nguyễn nói thật là mình còn kém tiếng Pháp. Người chủ bút nói: “Điều đó không ngại, có thế nào anh viết thế ấy. Tôi sẽ chữa bài của anh trước khi đưa in. Anh không cần viết dài; năm, sáu dòng cũng được”. Ông Nguyễn bắt đầu viết rất khó khăn. Tin tức về Việt Nam, ông không thiếu, ông thiếu nhất là văn Pháp, ông Nguyễn viết làm hai bản, gửi cho tòa báo một bản, giữ lại một bản. Ông hết sức vui sướng khi thấy bài viết đầu tiên của mình được đăng lên báo. Ông đọc lại bài báo đã in, so sánh và sửa chữa. Ông kiên nhẫn làm theo cách ấy. (…). Và ông thành công. Ông bắt đầu vào làng báo từ đó”.
Chuyện cũng kể rằng, những ngày đầu học viết báo, Nguyễn Ái Quốc được Jean Laurent Frederick Longuet - cháu ngoại của Karl Marx - vốn là một người khá quen thân, tận tình chỉ dẫn. Cũng chính ông Jean Laurent Frederick Longuet - thời kỳ ấy đang là Chủ nhiệm báo Populaire (Dân chúng), cơ quan của Đảng Xã hội Pháp - là người bất ngờ đưa ra lời mời Nguyễn Ái Quốc cộng tác viết bài cho báo. Ông Jean Laurent Frederick Longuet còn luôn miệng khuyến khích Nguyễn Ái Quốc viết báo, thuyết phục nhà cách mạng Việt Nam rằng đó là cách làm cho nhân dân Pháp hiểu rõ về sự thật bất công ở Việt Nam.
Có nhiều tư liệu còn cho biết, Nguyễn Ái Quốc còn được ông Marcel Cachin - chủ bút báo L’ Humanité (Nhân đạo) - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp - mời cộng tác. Ngoài ra, Người cũng được ông Gaston Monmousseau - Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Pháp, chủ bút báo La Vie d’Ouvriers (Đời sống thợ thuyền) chỉ dẫn cho cách viết báo, bắt đầu từ những mẩu tin cho mục “Tin tức vắn” trên báo La Vie d’Ouvriers.
Đến những bài báo đầu tiên gây chú ý trên đất Pháp
Từ những đúc kết, trải nghiệm từ những mẩu tin tưởng chừng bé nhỏ ấy, từ những hướng dẫn tận tình của đồng nghiệp người Pháp, cây bút Nguyễn Ái Quốc ngày càng trở nên vững vàng. “Tâm địa thực dân”, “Vấn đề dân bản xứ” hay “Yêu sách của nhân dân An Nam”… được xem là những bài báo “tầm vóc” đầu tiên của nhà báo Nguyễn Ái Quốc. Bài “Yêu sách của nhân dân An Nam” mà Nguyễn Ái Quốc ký tên đề gửi các đại biểu các nước dự Hội nghị Versailles năm 1919 đã đồng thời được đăng lên 2 tờ báo xuất bản ở Paris là l’Humanité và le Populaire de Paris cùng ngày 18/6/1919. Bài “Vấn đề dân bản xứ ở Đông Dương” đăng trên báo L’Humanité - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp - số ra ngày 2/8/1919…
Và ngay từ những bài báo đầu tiên ấy, cây bút Nguyễn Ái Quốc với văn phong và lý lẽ sắc bén đã ngay lập tức thu hút được sự chú ý đặc biệt của độc giả trên đất Pháp, giúp lần hé mở cho độc giả phần nào bộ mặt thật đen tối của chủ nghĩa thực dân cũng như giúp họ hiểu rằng việc người Việt Nam “phải làm một cuộc cách mạng triệt để để giành độc lập cho Tổ quốc Việt Nam” là hoàn toàn chính nghĩa.
Và sáng lập tờ báo mang tên Người cùng khổ
Không chỉ là học viết báo, viết cho hay, cho sắc, cũng vẫn với quyết tâm “dùng báo chí làm vũ khí tư tưởng sắc bén”, ngay từ những ngày đầu với báo chí ấy, Nguyễn Ái Quốc còn nỗ lực sáng lập một tờ báo riêng. Trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” có đoạn hé mở về điều này: “Để mở rộng tuyên truyền đến các thuộc địa, ông Nguyễn cùng các đồng chí của ông ra tờ báo Người cùng khổ - Le Paria do ông là chủ bút kiêm chủ nhiệm. Những người yêu nước Mangat, Angieri, Mactinich là những luật sư, thầy thuốc, nhà buôn hoặc sinh viên. Họ có công việc và gia đình của họ. Họ không thể để nhiều thì giờ cho tờ báo. Mọi người chỉ có thể góp một số tiền nhỏ và 1 bài báo mỗi tuần. Ông Nguyễn được mọi người cử ra làm cho tờ báo chạy. Vì vậy, ông kiêm cả viết, chủ nhiệm, chủ bút, chữa bài, thủ quỹ, xuất bản và liên lạc”.
Đó là câu chuyện đã xảy đến trên đất Pháp những năm 1921, 1922. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chính khách thành lập Hội Liên hiệp Thuộc địa thì năm 1922, họ lại cùng nhau lập ra tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) là cơ quan ngôn luận của Hội. Nhưng ít người biết rằng, để có được sự ra đời của Le Paria năm 1922 ấy, Nguyễn Ái Quốc đã phải vượt qua những trở lực không dễ dàng. Chuyện kể rằng, trong một cuộc họp của Ban Thường vụ Hội liên hiệp thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đề nghị mỗi người tham gia sẽ đóng cổ phần là 100 phơ răng để hùn vốn ra báo. Nhưng, không phải ai cũng hưởng ứng việc đóng góp tài chính này, tuy nhiên, vẫn với sự quyết liệt vốn có, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm mọi cách xoay xở chi phí để xuất bản Le Paria bằng được.
Có lẽ cũng cần phải nói thêm về cái tên Le Paria (Người cùng khổ). Chủ nhiệm, chủ bút Nguyễn Ái Quốc trong một lời kêu gọi gửi nhân dân các nước thuộc địa, đã lý giải về câu chuyện “Tại sao lại là Người cùng khổ?”: “Người cùng khổ là tờ báo đầu tiên có mục đích thực hiện nhiệm vụ đoàn kết nhân dân các nước thuộc địa với nhau, đoàn kết nhân dân các nước thuộc địa với nhân dân chính quốc đấu tranh chống kẻ thù chung”. Người cũng không quên nhắc nhớ, kêu gọi: “Để có thể thành công trong việc này, chúng tôi kêu gọi sự tận tâm của các bạn. Hãy gia nhập Hội hợp tác Người cùng khổ và hãy đặt mua dài hạn Báo Người cùng khổ”.
Khó khăn chồng khó khăn, cả về nhân lực lẫn tài chính, lẫn nhiều áp lực khác, nhưng cuối cùng quyết tâm của Chủ nhiệm, chủ bút Nguyễn Ái Quốc đã gặt hái được “trái ngọt”. Ngày 1/4/1922, Le Paria (Người cùng khổ) xuất bản số báo đầu tiên bằng ba thứ tiếng Pháp, Ả rập và Trung Quốc. Trong điều kiện hạn hẹp vật lực về nhiều mặt, Nguyễn Ái Quốc trở thành trụ cột của tờ báo: vừa là chủ nhiệm, chủ bút, chỉ đạo trực tiếp nội dung tờ báo vừa là phóng viên, nhiếp ảnh viên, vừa là biên tập viên chính kiêm cả… phát hành. Ít ai ngờ nhà cách mạng vĩ đại Nguyễn Ái Quốc từng có những ngày quá ư vất vả, nhọc nhằn, tìm cách phát hành từng tờ báo.
Nhiều thông tin kể lại: Le Paria ban đầu gửi bán ở các sạp báo không chạy mấy. Nguyễn Ái Quốc bèn làm cách khác. Ông mang báo đến các buổi mít tinh phát cho dân chúng, rồi lên diễn đàn nói: “Các bạn thân mến, Báo Người cùng khổ phát không nhưng tôi hết sức cảm ơn nếu các bạn vui lòng quyên góp ít nhiều để giúp chúng tôi trả tiền in. Một xu, một quan, nhiều ít cũng tốt”.
Nhờ những lời kêu gọi ấy, vị chủ nhiệm Nguyễn Ái Quốc đã có được khoản thu nhất định để trang trải chi phí ra báo. Cũng vì hạn hẹp kinh phí mà vừa chạy vạy lo kinh phí, lo phát hành, Nguyễn Ái Quốc vẫn phải viết báo, số nào gần như Người cũng viết. Có những số báo Nguyễn Ái Quốc viết đến 3-4 bài. Nhiều số, không những viết bài mà Nguyễn Ái Quốc còn vẽ tranh châm biếm để đả kích chế độ thực dân.
Mặc dù Báo Người cùng khổ chỉ xuất bản được 4 năm, từ tháng 4/1922 đến tháng 4/1926, ra được 38 số, mỗi kỳ xuất bản trên dưới 5.000 bản nhưng thực sự, như nhìn nhận của nhiều sử gia, Le Paria đã vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thúc đẩy các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh cách mạng.
Những ngày đầu làm báo của nhà cách mạng - nhà báo Nguyễn Ái Quốc tràn đầy ý nghĩa là vậy.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Theo người dân, khoảng 50-70 năm trước, khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn là nghĩa trang. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiểm đếm, đưa các hài cốt vào tiểu quách mới.
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
(CLO) Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Juventus và Napoli tỏ ra sốt sắng trong việc chiêu mộ Joshua Zirkzee ngay trong phiên chợ tháng 1/2025. Mùa này, Zirkzee mới chỉ ra sân 432 phút tại Premier League, ghi được 1 bàn thắng và có 1 pha kiến tạo.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.