“Lao dốc” thị trường chứng khoán

Thứ năm, 01/11/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong tháng 10 và đặc biệt là tuần qua, các nhà ĐTCK dường như đứng ngồi không yên vì những phen “đỏ lửa” của thị trường. Những con số tiền tỷ, chục tỷ của các nhà đầu tư “bay” khỏi tài khoản một cách nhanh chóng đã tạo ra những tâm lý bất ổn cho nhà đầu tư. Trước những diễn biến bất thường này, Chủ tịch UBCK Nhà nước Trần Văn Dũng đã phải lên tiếng khuyên nhà đầu tư nên bình tĩnh quan sát, tránh bị tác động về tâm lý và đánh giá quá mức ảnh hưởng thông tin bán ròng của khối ngoại.

Nhiều “cú rơi” kỷ lục

Không riêng những tuần cuối tháng 10 mà có thể nói từ đầu năm đến nay thị trường chứng khoán liên tục phải đón nhận những phiên đảo chiều đi xuống kỷ lục. HNX-Index giảm 4,06% xuống 118,94 điểm và UPCoM-Index giảm 3,25% xuống 56,93 điểm. Thị trường chứng khoán chứng kiến sự tháo chạy của nhà đầu tư. Hàng loạt cổ phiếu giảm sàn, trắng bên mua. Vốn hóa chứng khoán Việt Nam đã bốc hơi hơn 8 tỷ USD. Trong đó, giá trị sàn HoSE giảm 7,1 tỷ USD. Vốn hóa sàn HNX và UPCoM giảm lần lượt 9.400 tỷ đồng và 13.168 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính dẫn đến diễn biến trên, theo các chuyên gia trong ngành là do ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chứng khoán Mỹ, khi Dow Jones giảm 666 điểm, mạnh nhất từ năm 2016. Bên cạnh đó, thông tin FED đưa ra một số chính sách điều chỉnh và tăng lãi suất cũng tạo áp lực tâm lý đối với nhà đầu tư. Về phía thông tin từ trong nước, các chuyên gia nhận định có thể đây là đợt bán tháo của nhà đầu tư nhằm đón đầu việc nâng tỷ lệ giao dịch ký quỹ (margin) lên 60%.

Phiên giảm điểm ngày 11/10 xếp vị trí thứ 2 trong danh sách những lần “rơi” mạnh nhất của VN-Index. Kết phiên, chỉ số sàn HoSE đã “bay” 48 điểm, tương đương 4,84% và từng có thời điểm mất 55,13 điểm, kéo VN-Index rơi về mức 938.83 điểm. Phiên giảm điểm này khiến thị trường chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” 165.000 tỷ đồng vốn hóa, tương đương 7,2 tỷ USD. Trong đó, sàn HoSE mất 153.500 tỷ đồng giá trị, sàn HNX và UPCoM mất 10.500 tỷ đồng. Số đông các chuyên gia nhận định, diễn biến tiêu cực của VN-Index đến từ tác động tâm lý do thị trường Mỹ.

Nhắc đến những lần thị trường Việt Nam điêu đứng, không thể bỏ qua 2 phiên giao dịch đầu tháng 7. Nối tiếp đà giảm 13,6 điểm phiên ngày 2/7, và ngày 3/7, VN-Index tiếp tục mất 41 điểm, tương ứng 4,34% giá trị, rơi xuống mức 906,01 điểm. Vốn hóa thị trường Việt Nam đã bay hơi 15.000 tỷ đồng. Sau diễn biến của thị trường, Chủ tịch UBCK Nhà nước, ông Trần Văn Dũng đã lên tiếng và cho rằng hai yếu tố tác động kép đến thị trường chứng khoán Việt Nam là FED tăng lãi suất điều hành và căng thẳng thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, động thái bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tác động mạnh đến tâm lý của các nhà đầu tư trong nước. Ông Dũng cũng cho rằng, nhiều nhà đầu tư phản ứng thái quá với những thông tin về tình hình quốc tế, NĐTNN rút vốn, biến động tỷ giá tiền đồng nên cố bán cổ phiếu bằng mọi giá.

Sau những “cú rơi” kỷ lục thì thị trường chứng khoán vẫn chưa lấy lại được phong độ và tiếp tục giảm. Phiên giao dịch chiều 29/10, chỉ số đóng cửa của VN-Index giảm 1,33% so với tham chiếu tương đương mất 12 điểm. Đây đã là phiên thứ 8 chỉ số giảm liên tục và bốc hơi gần 83 điểm.

 

Báo Công luận
 Năm 2018, đặc biệt là tháng 10 được coi là thời khốn khó của thị trường chứng khoán (Ảnh: TL)
Thị trường vẫn sẽ diễn biến thất thường

 

Nhận định chung về thị trường chứng khoán quý 4, dù có nhận định khá thận trọng, các công ty chứng khoán cho rằng sau nửa đầu năm kém khả quan, các chỉ số chứng khoán cận biên và mới nổi đang cho thấy đà hồi phục. Thị trường Việt Nam có lẽ cũng không nằm ngoài xu hướng này. Nhiều công ty chứng khoán tin rằng tháng 11 sẽ là thời điểm giải ngân phù hợp để tận dụng cơ hội dự kiến vào cuối tháng 12 năm nay do kết quả của việc thị trường đã giảm giá quá mạnh trước đó.

Bình luận về vấn đề này, ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS cho hay, phiên giao dịch ngày 11/10 với việc bán ra trong hoảng loạn, chỉ số VN-Index giảm hơn 4% đã bẻ gãy xu hướng tăng của chỉ số hình thành trước đó. Sự lo ngại FED tăng lãi suất, kéo theo tỷ giá tăng, các ngân hàng trong nước cũng đồng loạt tăng lãi suất huy động, kéo theo lo ngại về bước đầu thắt chặt tiền tệ đã kéo theo phản ứng bán mạnh trên thị trường. Chỉ số VN-Index đã nằm trong sự vận động chung của thế giới. Với diễn biến phức tạp và rủi ro của chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, dẫn đến những diến biến phức tạp trên thị trường tài chính vẫn là nguyên nhân dẫn đến biến động thất thường của thị trường.

Đánh giá về diễn biến của thị trường trong thời gian tới, ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên cứu phân tích, Chứng khoán Vietinbank cũng cho hay: Dựa trên tình hình thị trường hiện tại thì tôi không lạc quan lắm với diễn biến của chỉ số VN-Index trong hai tháng cuối năm 2018. Tôi cũng không nghĩ rằng thị trường có thể dựa vào được thông tin hỗ trợ nào khác hơn việc nền kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn đang ổn định và kết quả kinh doanh quý 4 khả quan của các doanh nghiệp – hai yếu tố mà dường như đang mất dần tác động tích cực tới diễn biến chung của thị trường.

Minh Thùy

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm