(CLO) Từ ngày 13 - 16/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp thứ 18 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Tại phiên họp chiều 13/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung thảo luận làm rõ sự cần thiết phải lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi); mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian lấy ý kiến nhân dân; việc phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Đặc biệt là đơn vị làm đầu mối trong tổ chức lấy ý kiến nhân dân và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Sau khi thảo luận, xem xét các vấn đề liên quan, 100% các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết nhất trí thông qua các nội dung cơ bản của Nghị quyết. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Ủy ban Kinh tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban Pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.
Đáng lưu ý, về thời gian lấy ý kiến nhân dân, Chính phủ đề xuất bắt đầu từ ngày 3/1 đến hết ngày 28/2/2023. Tuy nhiên, do thời gian này trùng với dịp Tết Nguyên đán 2023, đa số ý kiến tại phiên họp đều nhất trí đề nghị kéo dài thời gian lấy ý kiến nhân dân đến hết ngày 15/3/2023 như trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã nêu.
Đây là nội dung đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với GS.TS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội khóa XV để ghi nhận ý kiến.
Ngày 13/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 18.
+ Thưa đại biểu Quốc hội, tại phiên họp thứ 18, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa biểu quyết thông qua việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Theo ông, quyết định này có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng dự án Luật?
- Có thể nói rằng, Luật Đất đai là một đạo luật rất khó, phức tạp, có quy mô rộng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, chính trị, môi trường, quốc phòng - an ninh, tác động đến mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Đây cũng là lĩnh vực mà thực tiễn tồn tại nhiều vướng mắc, phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị… Do đó, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Cùng với đó, thông qua việc lấy ý kiến nhân dân sẽ phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của nhân dân trong việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật; tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Luật…
Tài sản đất đai gắn liền với quyền lợi, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, do đó, họ có thể đóng góp ý kiến đối với những vấn đề “sát sườn” phát sinh từ thực tiễn. Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến hết ngày 15/3/2023 đã thể hiện Quốc hội, Chính phủ luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, đặt quyền lợi của người dân là trung tâm trong mọi quyết sách quan trọng. Có như vậy, Luật mới mang “hơi thở cuộc sống”, gần dân, sát thực tiễn, để sau khi ban hành Luật sẽ có sức sống lâu dài, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
+ Vậy, quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật lần này, theo quan điểm của ông, chúng ta cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm nào?
- Được biết, đối tượng lấy ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là rất rộng, toàn diện, bao gồm: các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Các cơ quan nhà nước, tổ chức ở Trung ương; Các cơ quan nhà nước ở địa phương; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác. Các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu…
Trên thực tế, vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao quyền sử dụng đất là những vấn đề nhân dân đang rất quan tâm. Trong đó, có các vấn đề quy định về giá đất, chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; các vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… Chúng ta cũng cần xem xét trong quá trình từ khi bắt đầu xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến nay đã lấy ý kiến được của những đối tượng nào rõ rồi thì cần ưu tiên đối tượng chưa có điều kiện lấy ý kiến, đặc biệt là các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh sử dụng đất.
+ Nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Giáo sư cho rằng, cần tổ chức các hình thức lấy ý kiến nhân dân như thế nào để thuận lợi, ghi nhận và tổng hợp được nhiều ý kiến cũng như mang tính toàn diện nhất?
- Tôi cho rằng, khi tổ chức thực hiện lấy ý kiến nhân dân thì cần phân chia rõ từng nhóm đối tượng để có cách thức tuyên tuyền và ghi nhận ý kiến phù hợp. Phải giao trách nhiệm cụ thể trong việc hướng dẫn tổ chức, tổng hợp báo cáo và phản hồi ý kiến theo từng kênh.
Ví dụ, đối với chuyên gia thì lấy ý kiến tại tọa đàm, hội thảo khoa học hoặc tham gia bằng văn bản; đối với người dân thì có thể lấy ý kiến trực tiếp tại địa phương hoặc cũng có thể gửi bằng văn bản; đối với các cơ quan Nhà nước thì lấy ý kiến của cán bộ, nhân viên trong cơ quan mình...
Nội dung, nhóm vấn đề lấy ý kiến nên phù hợp với từng đối tượng và địa bàn. Đồng thời, việc tuyên truyền phải bảo đảm dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc; việc tiếp nhận ý kiến cũng phải thuận lợi, linh hoạt để nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Luật.
+ Xin trân trọng cảm ơn đại biểu Quốc hội!
Mọi quyết sách phải lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm
Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, một trong những nội dung quan trọng của phiên họp này cũng là nội dung quan trọng trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV là lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Tại nội dung phiên họp chiều 13/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh, quy trình lập pháp tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có quy định về lấy ý kiến các đối tượng tác động. Thực tế chỉ những dự án lớn như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai… mới tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Do đó, cần làm rõ việc lấy ý kiến nhân dân khác với việc lấy ý kiến đối tượng tác động theo quy trình trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật như thế nào.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tinh thần là “mọi quyết sách lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm”. Yêu cầu của việc lấy ý kiến nhân dân phải thực chất, thiết thực, hiệu quả, Chủ tịch Quốc hội gợi ý cần làm rõ xác định vấn đề trọng tâm, địa bàn trọng điểm, lĩnh vực trọng điểm, đối tượng tác động trực tiếp.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, thời gian ngắn, cần nghiên cứu kế thừa kinh nghiệm hoạt động lập pháp trước đây, trong đó có việc lấy ý kiến nhân dân để tổ chức hợp lý, tránh hình thức, phát huy vai trò các cơ quan, xác định rõ đầu mối tổng hợp, tiếp thu.
Cũng tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan thẩm tra để hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết với các nội dung như sau: Bổ sung thêm yêu cầu đổi mới, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, trung thực, đầy đủ, khách quan và công khai, minh bạch, tránh triển khai mang tính hình thức trong quá trình lấy ý kiến nhân dân; đảm bảo việc phát huy vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức Đảng và chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị các cấp…
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6/4/2025. Ngày 4/4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
(CLO) Ghi sổ tang khi đến viếng đồng chí Khamtay Siphandone tại Đại sứ quán Lào ở Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính viết: "Tôi đánh giá cao những đóng góp to lớn của đồng chí Khamtay Siphandone cho mối quan hệ vĩ đại hai nước Việt - Lào". Thật vậy, lúc sinh thời, một trong những dấu ấn sâu đậm trong sự nghiệp của đồng chí Khamtay Siphandone- Cố Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, cố Chủ tịch nước Công hòa dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone- là những đóng góp to lớn của đồng chí trong việc xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị Việt Nam – Lào. Đất nước hình chữ S dường như luôn hiện diện trên những chặng đường hoạt động cách mạng của Đại tướng.
(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và tin rằng quyết định trên chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước.
(CLO) Sáng 4/4, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.