Lên ngọn Linh Phong - Ngắm tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

Thứ tư, 17/02/2021 14:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Linh Phong Thiên Tự (Bình Định) đang là điểm thu hút du khách thập phương khi nơi đây toạ lạc Pho tượng Phật Thích Ca lớn nhất Đông Nam Á - chiều cao 69m.

Pho tượng Phật Thích Ca toạ lạc trên đài sen được xem là cao nhất Đông Nam Á. Ảnh: TS.

Pho tượng Phật Thích Ca toạ lạc trên đài sen được xem là cao nhất Đông Nam Á. Ảnh: TS.

Bình Định – miền đất đầy nắng gió; miền đất võ có nhiều danh lam thắng cảnh. Nét đẹp lãng mạn với những bãi biển có làn nước trong xanh - cát trắng; những cù lao, đầm phá rì rào… được nhiều du khách ưa thích và lưu luyến muốn quay trở lại.

Bình Định sở hữu hàng loạt địa danh nổi tiếng có thể liệt kê như: Bãi Rạng, Tháp Dương Long, Chùa Long Khánh, Đàn tế trời Tây Sơn, Thành cổ Hoàng Đế, Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử, Đảo Yến, Biển Quy Hòa, Chùa Bà Nước Mặn, Bán đảo Phương Mai, Nhà thờ Làng Sông, Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành, Chùa Minh Tịnh, Hải đăng Phước Mai, Đảo Hải Giang, Tượng Trần Hưng Đạo, Bảo tàng Bình Định, Suối khoáng nóng Hội Vân, Eo Gió, Đảo Hòn Khô, Cù Lao Xanh, Kỳ Co Quy Nhơn, Mũi Vi Rồng, Ghềnh Ráng Tiên Sa, Đầm Thị Nại, Bãi Xếp, Hầm Hô, Tháp Đôi, …

Hiện nay, địa điểm du lịch của Bình Định còn được ghi dấu thêm địa danh nổi tiếng là Linh Phong Thiền Tự - với điểm nhấn là pho tượng Phật Thích Ca cao 69m tọa lạc trên một tòa sen nằm ở lưng chừng núi và có độ cao 129m so với mặt nước biển.

Đây là pho tượng Phật ngồi được cho là cao nhất Đông Nam Á, được hoàn thành cuối năm 2017.

Linh Phong Thiền Tự được trùng tu, xây dựng mở rộng bao quanh nền cốt chùa Ông Núi – một ngôi chùa có tuổi đời đến 300 năm ở thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, Phù Cát, cách Quy Nhơn 30km, gần khu du lịch Kỳ Co và Eo Gió.

Từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, có hai cách để đến chùa Ông Núi là đi theo tuyến đường ĐT 639 qua phía Đông Bắc tỉnh hoặc theo Quốc lộ 19B nối sân bay Phù Cát với Tp. Quy Nhơn.

Đường dẫn lên tượng Phật được xây thẳng theo dốc núi. Mặc dù là những bậc thang đều đặn với nhiều nhịp nghỉ ở phía trên nhưng để lên đến nơi tượng Phật, du khách cũng mất khoảng 30 phút.

Đường dẫn lên tượng Phật được xây thẳng theo dốc núi. Mặc dù là những bậc thang đều đặn với nhiều nhịp nghỉ ở phía trên nhưng để lên đến nơi tượng Phật, du khách cũng mất khoảng 30 phút.

Theo sử lược, khởi thủy ban đầu vào đời chúa Nguyễn Phúc Chu năm Nhâm Ngọ (1702) có một nhà sư tên tục là Lê Ban đến hang đá phía đông núi Bà để ẩn tu (chính là hang Tổ bây giờ). Sau đó nhà sư mới đến lưng chừng núi "phát gai dại, vác đá to xây chỗ này, lấp chỗ kia, kết cỏ làm tranh, dựng lên am nhỏ, đặt tên là chùa Dũng Tuyền".

Năm 1733 (Quý Sửu) chúa Nguyễn Phúc Chu vì mộ đức nhà sư nên ban hiệu là Tịnh Giác Thiện Trì Đại Lão Thiền Sư và lệnh xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn lợp ngói, đặt tên là Linh Phong Thiền Tự.

Ban thờ ông Núi bên trong hang Tổ.

Ban thờ ông Núi bên trong hang Tổ.

Theo "Linh Phong tự ký" của danh thần Đào Tấn thì thiền sư viên tịch "trong thời loạn lạc". Sau đó các đồ chúng lập tháp thờ ở bên phải chùa vào năm Thái Đức (niên hiệu của Nguyễn Nhạc, 1785).

Đến năm Gia Long thứ 7 (1808) nghe lời Thánh mẫu là Hoàng hậu Hiếu Khương, nhà vua ban lệnh không cho ai được xâm phạm hay lấy các vật dụng ở chùa trong khi chờ đợi trùng tu. Tuy nhiên mãi đến đời Minh Mạng chùa Linh Phong mới được sửa sang lớn.

Sử nhà Nguyễn kể: "một hôm nhà vua bị bệnh, vừa chợp mắt thì mộng thấy một vị sư già mặc áo vỏ cây đứng bên giường hầu quạt, đến sáng thì khỏi bệnh. Khi ngự triều, nhà vua đem chuyện ấy hỏi các quan, có người tâu rằng vị sư già đó có lẽ là Linh Phong thiền sư ở chùa Linh Phong ngày xưa".

Vì vậy, năm 1826, nhà vua ban cho chùa này một chiếc áo cà sa mới may để thờ, đồng thời cho lấy 120 lượng bạc ở trong kho để trùng tu lại chùa.

Đến năm 1884-1885, dưới triều Kiến Phúc và Hàm Nghi, đại thần Đào Tấn bỏ quan về Nam, ẩn giấu tích ở chùa Linh Phong để lánh loạn.

Năm 1895, Đào Tấn được bổ làm Thượng thư bộ Công. Vì muốn sửa sang ngôi cổ tự, nên ông đem việc ấy tâu lên Tây cung (chỉ mẹ vua Thành Thái). Nghe lời mẹ, vua Thành Thái bèn giao cho tỉnh thần 70 lạng bạc lo việc trùng tu chùa, đồng thời sai hiểu dụ dân trong tỉnh quyên góp thêm, đến tháng 8 (âm lịch) năm Đinh Dậu (1897) thì hoàn tất và quang cảnh chùa lúc bấy giờ rất đẹp.

Sau đó trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi cổ tự trên chỉ còn lại cổng tam quan ở mặt đông và một bửu tháp. Năm 2004, một ngôi chùa mới đã dựng trên vị trí của chùa Linh Phong ngày xưa.

Nhiều công trình đang được xây dựng.

Nhiều công trình đang được xây dựng.

Linh Phong Thiền Tự bắt đầu được khởi công vào năm 2009, chia làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu của dự án gồm 4 công trình lớn được tập trung thi công, đã hoàn thành năm 2016. Gồm có công trình trọng điểm tượng Thích ca Mâu ni Phật.

Theo Ban quản lý Dự án Tâm linh Phật pháp Linh Phong, tượng Thích ca Mâu ni Phật có chiều cao 69m, bao gồm cả phần chân đế tượng cao 15m; toàn bộ đều được đúc bê tông cốt thép tại chỗ.

Hiện nay, mặc dù các công trình phía bên tượng Phật Thích Ca ngồi thiền chưa hoàn tất nhưng du khách thập phương ghé thăm rất đông, nhất là vào những ngày cuối tuần. Vì vậy trong các điện thờ của Linh Phong Thiền Tự luôn kín người lễ bái, rút quẻ, dâng hương.

Một số hình ảnh Linh Phong Thiền Tự kế bên pho tượng Phật đang được tiếp tục thi công:

Tượng Phật Thích Ca trắng được đặt trên một ngôi điện lớn có tên là Điện Vạn Phật. Điện Vạn Phật có lẽ hàm ý là nơi lưu giữ rất nhiều tượng phật.

Tượng Phật Thích Ca trắng được đặt trên một ngôi điện lớn có tên là Điện Vạn Phật. Điện Vạn Phật có lẽ hàm ý là nơi lưu giữ rất nhiều tượng phật.

Phía sau lưng của tượng có cầu thang dẫn du khách lên đến chân của đài sen, điểm cao nhất mà bạn có thể phóng tầm mắt ra khắp toàn cảnh vịnh Thị Nại.

Phía sau lưng của tượng có cầu thang dẫn du khách lên đến chân của đài sen, điểm cao nhất mà bạn có thể phóng tầm mắt ra khắp toàn cảnh vịnh Thị Nại.

Toàn cảnh vịnh Thị Nại.

Toàn cảnh vịnh Thị Nại.

Bãi đất trống được thiết kế để thi công sân bay trực thăng.

Bãi đất trống được thiết kế để thi công sân bay trực thăng.

Những bức tượng vẫn còn thô mộc được hai bên lối đi.

Những bức tượng vẫn còn thô mộc được hai bên lối đi.

Đường thiết kế dành cho xe điện lên pho tượng phật.

Đường thiết kế dành cho xe điện lên pho tượng phật.

a16cd8df2eafddf184be14
Vị trí Linh Phong Thiền Tự.

Vị trí Linh Phong Thiền Tự.

Hoàng Tuấn

Tin khác

Dàn nhạc Trẻ Thế giới lần đầu biểu diễn tại Việt Nam

Dàn nhạc Trẻ Thế giới lần đầu biểu diễn tại Việt Nam

(CLO) Dàn nhạc Trẻ Thế giới và Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam sẽ đem đến cho khán giả Thủ đô nhiều tác phẩm khí nhạc kinh điển, đỉnh cao.

Đời sống văn hóa
Hãng phim hoạt hình làm phim về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hãng phim hoạt hình làm phim về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam chuẩn bị cho ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ là "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".

Đời sống văn hóa
Gặp gỡ các tác giả viết cho Thiếu nhi tại TP Hải Dương

Gặp gỡ các tác giả viết cho Thiếu nhi tại TP Hải Dương

(CLO) Ngày 27/3, đại diện Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng đã gặp gỡ hội viên Chi hội Văn học, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương, giới thiệu Giải thưởng văn học Kim Đồng lần thứ Nhất.

Đời sống văn hóa
Dùng công nghệ để “xuất khẩu” hát Xoan ra thế giới

Dùng công nghệ để “xuất khẩu” hát Xoan ra thế giới

(NB&CL) Lần đầu tiên, những người yêu hát Xoan từ khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận những làn điệu Xoan cổ một cách bài bản, có hệ thống bằng các phương tiện công nghệ. Đây là kết quả quan trọng nhất của dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan” của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cùng cộng sự.

Đời sống văn hóa
Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

(CLO) Những giai điệu tuyệt đẹp trong âm nhạc cổ điển của nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff sẽ được phủ khắp khán phòng của Nhà hát Hồ Gươm.

Đời sống văn hóa