Lệnh cấm dầu Nga như quả bom hạt nhân giáng xuống nền kinh tế Hungary

Chủ nhật, 08/05/2022 20:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm qua (7/5), Thủ tướng Hungary tái khẳng định sẽ từ chối lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga theo kế hoạch của Ủy ban Châu Âu vì điều đó tương đương với việc thả một quả bom nguyên tử xuống nền kinh tế nước này.

Được biết, Hungary nhập khẩu 65% nhu cầu dầu mỏ, bao gồm cả các sản phẩm tinh chế, sản phẩm qua lọc hoá dầu thô từ Nga. Thủ tướng Orban chia sẻ rằng sẽ cần 5 năm và một khoản đầu tư khổng lồ vào các nhà máy lọc dầu cùng đường ống để có thể giảm phụ thuộc vào dầu mỏ mà Nga – nhà cung cấp lâu năm.

Trong một cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình quốc gia nổi tiếng, ông đã tuyên bố thẳng thừng rằng điều đó giống như "thả một quả bom hạt nhân xuống nền kinh tế Hungary."

lenh cam dau nga nhu qua bom hat nhan giang xuong nen kinh te hungary hinh 1

Lệnh cấm vận hoàn toàn dầu Nga khiến các nền kinh tế bị lệ thuộc trở nên lao đao. Ảnh: Internet.

"Chúng tôi không thể chấp nhận đề xuất cấm vận dầu của Nga", Thủ tướng Orbán tái khẳng định và nói thêm rằng chính quyền của ông sẽ "vui mừng đàm phán" một thỏa hiệp sẽ xem xét các yêu cầu của Hungary một cách nghiêm túc.

Bộ ba Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc hiện đã trở thành vật trở ngại quan trọng đối với lệnh cấm khai thác dầu của Nga. Thế nên, Ủy ban châu Âu đã phải cung cấp các quyền miễn trừ, thế nhưng sẽ có quy chế riêng khi các nước châu Âu mua dầu của Nga.

Trong đó, Bulgaria đã trở thành quốc gia gần đây nhất được cung cấp đặc quyền được miễn trừ.

Một số quốc gia cũng đang yêu cầu thêm thời gian để tìm kiếm nguồn cung thay thế, thậm chí có thể từ 3 đến 5 năm trước khi lệnh cấm vận có hiệu lực, mặc dù thực tế là lúc đó chiến tranh có thể đã kết thúc.

Theo bản tóm tắt các bình luận phỏng vấn mới nhất của Orbán, Hungary "sẽ cần 4 đến 5 năm để xây dựng lại cơ sở hạ tầng năng lượng và trở nên độc lập với dầu mỏ của Nga."

Hãng tin Euronews viết: “Vị thủ tướng nhấn mạnh rằng, trong khi các quốc gia EU khác có thể nhập khẩu các thùng dầu thô qua các cảng, thì Hungary, một quốc gia không giáp biển, không còn lựa chọn nào cả”.

Vì vậy, rõ ràng là vào thời điểm này, một số quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng của Nga khó có thể theo chân EU được, dẫn đầu là quan điểm thẳng thắn của nhà lãnh đạo Hungary.

Bà Von der Leyen tuyên bố rằng chi phí mua năng lượng nếu cấm vận khai thác dầu Nga đối với EU sẽ rất cao, nhưng đây là một bước đi đáng để trừng phạt Nga vì hành vi tấn công Ukraine.

Bà nói với Nghị viện châu Âu: "Chúng ta hãy nói rõ rằng: điều đó sẽ không dễ dàng. Một số quốc gia thành viên phụ thuộc mạnh mẽ vào dầu mỏ của Nga. Nhưng chúng tôi chỉ đơn giản là phải làm việc với nó".

Đầu tuần, Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala giải thích về mong muốn được miễn trừ lệnh cấm vận: "Chúng tôi sẵn sàng ủng hộ quyết định này với điều kiện là Cộng hòa Séc sẽ có thể trì hoãn việc thực hiện cho đến khi công suất của các đường ống dẫn dầu dẫn vào Cộng hòa Séc được tăng lên.”

Có thể nói, hàng loạt các quốc gia thuộc khối châu Âu đều cảm thấy bất an về lệnh cấm vận dầu mỏ Nga. Tuy nhiên, với hành động quyết liệt của Liên minh châu Âu, điều này rất khó có thể thông qua.

Lê Na (Theo: Oil Price)

Bình Luận

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp