LG Display mở rộng sản xuất tại Việt Nam với số vốn khổng lồ 750 triệu USD

Thứ ba, 23/02/2021 11:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng đầu tư của công ty LG tại Việt Nam đã đạt 3,25 tỷ USD sau khi Việt Nam thu hút được thêm nhiều các công ty công nghệ trên thế giới.

Một khách tham quan sử dụng điện thoại di động trước gian hàng của LG tại Mobile World Congress ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters

Một khách tham quan sử dụng điện thoại di động trước gian hàng của LG tại Mobile World Congress ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Nikkei Asia, LG Display nói rằng họ đã lên kế hoạch mở rộng cơ sở sản xuất màn hình đi-ốt phát quang hữu cơ (OLED) tại Việt Nam.

Việc rót vốn trên sẽ mang lại khoản đầu tư tích lũy của công ty Hàn Quốc tại Việt Nam này lên đến 3,25 tỷ USD.

Ngoài Trung Quốc và Hàn Quốc, Việt Nam là trung tâm sản xuất lớn của LG Display, công ty này đã sử dụng nhân công của Việt Nam để sản xuất màn hình OLED cho TV, màn hình OLED nhựa cho điện thoại di động và một số màn hình tinh thể lỏng.

LG Display đã báo cáo doanh thu từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020 của họ đạt 7,46 nghìn tỷ won (6,74 tỷ USD), tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019. Hãng cho biết xu hướng làm việc tại nhà trên toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm TV và công nghệ thông tin của hãng.

Cơ sở vật chất của LG Display sẽ là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Hải Phòng. Chính quyền địa phương Hải Phòng cho biết trên trang web của họ rằng họ sẽ tạo ra 5.000 việc làm, với việc xây dựng cơ sở vật chất sẽ diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2021. Các nhà máy khác trong thành phố bao gồm các nhà máy được điều hành bởi LG Innotek và Pegatron, công ty chị em của LG Display, cả hai đều là nhà cung cấp cho Apple.

Việc mở rộng của LG Display đã bổ sung vào các dự án tổng đầu tư của tập đoàn LG tại Việt Nam, sau khi LG Electronics cho biết vào năm 2020 rằng họ sẽ xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển thứ hai tại Việt Nam.

Việt Nam đã thu hút các nhà đầu tư chuyển từ Trung Quốc sang do chi phí gia tăng ở Trung Quốc khá cao cùng những rủi ro thương mại, và dòng chảy này đang tiếp tục trong thời kỳ bùng nổ mua hàng điện tử trên toàn cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam đã tăng 56% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2020, do người Mỹ và Châu Âu bị mắc kẹt ở nhà trong bối cảnh Covid-19, những người này đã mua thêm máy tính và các thiết bị khác từ Việt Nam.

Trước đó vào năm 2019, LG đã chuyển công việc sản xuất điện thoại thông minh của họ từ Hàn Quốc sang Việt Nam.

Công ty Hàn Quốc đã từng cho biết trong một tuyên bố vào đầu năm 2019 rằng việc họ chuyển sản xuất điện thoại thông minh sang Việt Nam sẽ làm tăng 83% năng lực sản xuất hàng năm của nhà máy điện thoại thông minh tại Việt Nam lên 11 triệu thiết bị cầm tay từ nửa cuối năm 2019.

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đưa tin, LG sẽ loại bỏ dần nhà máy ở Pyeongtaek, nằm ở phía nam Seoul và chuyển dây chuyền sản xuất đến thành phố ven biển phía bắc Hải Phòng của Việt Nam, nơi các chi nhánh khác của LG vận hành nhà máy.

Công ty hiện đang sản xuất điện thoại thông minh tại Hàn Quốc, Việt Nam, Brazil và Trung Quốc. Bộ phận di động của nó đã bị lỗ kể từ quý 2 năm 2017.

Thông báo của LG được đưa ra sau khi đối thủ Samsung Electronics vào đầu năm 2019 cho biết họ đã cam kết hợp tác lâu dài với Việt Nam và Việt Nam sẽ được coi như một cơ sở chính cho các hoạt động toàn cầu của mình.

Vào năm 2018, Samsung đã đóng cửa một trong hai nhà máy của mình tại Trung Quốc để tập trung nhiều hơn vào các quốc gia có chi phí sản xuất thấp như Việt Nam và Ấn Độ. Hai nhà máy điện thoại của họ tại Việt Nam đã sản xuất ra một nửa số điện thoại di động mà Samsung cung cấp cho thị trường toàn cầu.

Trong năm 2018, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam, chiếm 20,3% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, sau Nhật Bản với 24,2%.

Huy Hoàng

Tin khác

UBCKNN nghe ý kiến của các tổ chức nước ngoài về nâng hạng thị trường chứng khoán

UBCKNN nghe ý kiến của các tổ chức nước ngoài về nâng hạng thị trường chứng khoán

(CLO) UBCKNN vừa làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - Bảo hiểm
Vinaconex (VCG) lợi nhuận giảm nửa, vẫn đặt mục tiêu 2024 tăng 2,4 lần

Vinaconex (VCG) lợi nhuận giảm nửa, vẫn đặt mục tiêu 2024 tăng 2,4 lần

(CLO) Dù doanh thu tăng trưởng trong năm 2023 nhưng lợi nhuận của Vinaconex (VCG) vẫn sụt giảm một nửa. Nguyên nhân do chi phí lãi vay tăng cao đi cùng với thua lỗ tại công ty liên kết.

Tài chính - Bảo hiểm
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô