Ukraine và Nga xuất khẩu một lượng lớn nguồn cung cấp lương thực thiết yếu cho cộng đồng quốc tế, nhưng cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã làm gián đoạn hoặc có nguy cơ làm ngưng trệ phần lớn dòng chảy đó.
Giám đốc điều hành WFP David Beasley mở rộng cuộc tranh luận trên mạng xã hội với tỉ phú Musk vào năm ngoái, khi CEO Tesla thách thức các nhà hoạch định chính sách chứng minh cách thức quyên góp 6 tỷ USD mà tổ chức Liên hợp quốc tìm kiếm có thể chấm dứt nạn đói trên thế giới.

David Beasley, giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (giữa) cảnh báo rằng thế giới đang gặp 'rắc rối nghiêm trọng. Ảnh: AP.
Ông Beasley chia sẻ với hãng tin Associated Press trong tuần này tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, - nơi một số giới tinh hoa và tỷ phú quyền lực nhất thế giới gặp gỡ để tháo nút khó khăn của toàn cầu.
Người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) nói: Có thông tin tỉ phú Musk đã đầu tư 6 tỷ USD vào một quỹ nào đó, nhưng ai cũng mong số tiền đó sẽ đến với quỹ lương thực của chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn chưa nhận được. Mặc dù thế, tôi lạc quan.
Theo nguồn thạo tin, tỉ phú Musk - người đàn ông giàu nhất thế giới, đã tặng khoảng 5 triệu cổ phiếu công ty trị giá khoảng 5,7 tỷ đô la cho một tổ chức từ thiện không xác định vào tháng 11.
Thông báo này được đưa ra sau khi tỉ phí Musk tuyên bố vào cuối tháng 10 rằng ông sẽ bán 6 tỷ đô la cổ phiếu Tesla và viện trợ cho WFP nếu tổ chức này cam kết cách thức phân bổ nguồn tiền này một cách thoả đáng để giải quyết nạn đói trên thế giới.
Thế nhưng, hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ không nêu tên bất kỳ người nhận nào cho khoản quyên góp của Musk.
Bên cạnh đó, ông Beasley nói với Associated Press hôm thứ Hai (23/5) rằng thông điệp của này không chỉ gửi đến hai nhà công nghệ cao cấp đó mà còn là những tỷ phú khác.
“Thế giới đang thực sự gặp rắc rối nghiêm trọng. Đây không phải là lời nói phóng đại, ngay lúc này những vị tỉ phú trên toàn cầu hãy cống hiến bởi vì thế giới cần bạn” ông nói.
Được biết, Ukraine và Nga cùng xuất khẩu một phần ba lượng lúa mì và lúa mạch của thế giới và một nửa lượng dầu hướng dương của nước này.
Trong khi Nga là nhà cung cấp phân bón hàng đầu, do chiến sự nổ ra dẫn đến việc giá cả đã tăng vọt.
Thêm vào đó, các lực lượng quân sự của Điện Kremlin bị cáo buộc chặn các cảng của Ukraine và việc gián đoạn các mặt hàng lương thực có giá cả phải chăng đang làm gia tăng mối đe dọa về tình trạng thiếu lương thực và bất ổn chính trị ở các quốc gia ở châu Phi, Trung Đông và châu Á.

Phụ nữ và trẻ em tại trại tị nạn Kebribeyah, miền đông Ethiopia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN.
Mối đe dọa đối với nguồn cung cấp lương thực toàn cầu đã và đang là mối quan tâm cấp bách đối với các quan chức, khi Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết tuần trước rằng ông đang có "các cuộc tiếp xúc căng thẳng" với Nga và các nước chủ chốt khác.
Ông "hy vọng" về một thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc được lưu trữ tại các cảng của Ukraine và đảm bảo thực phẩm và phân bón của Nga được tiếp cận, không gây hạn chế vào các thị trường toàn cầu.
Nếu nguồn cung của Ukraine tiếp tục giảm, toàn cầu có thể bị thiếu lương thực trong vòng 10 đến 12 tháng tới, đây thực sự sẽ là "địa ngục trần gian".
Lê Na (Theo Al Jazeera)