Liệu Afghanistan của Taliban có thể trở thành thiên đường cho các tay súng Hồi giáo?

Thứ ba, 24/08/2021 15:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù việc rút quân của Mỹ làm gia tăng nguy cơ hoạt động khủng bố, các chuyên gia cho rằng Taliban có thể sẽ coi trọng việc theo đuổi sự công nhận của quốc tế đối với quyền cai trị của họ tại Afghanistan thay vì chứa chấp các nhóm khủng bố.

Một tay súng Taliban tuần tra đường phố ở thủ đô Kabul, Afghanistan - Ảnh: AP

Một tay súng Taliban tuần tra đường phố ở thủ đô Kabul, Afghanistan - Ảnh: AP

Bài liên quan

Taliban sẽ thay đổi?

Khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, rõ ràng mục tiêu của Washington ở nước này luôn là đảm bảo an ninh cho Mỹ. "Lợi ích quan trọng nhất của chúng tôi ở Afghanistan vẫn như trước đây, nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố vào đất nước của chúng tôi", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói.

Khẳng định của ông Biden rằng lợi ích này có thể được duy trì mà không có sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ không nhận được sự đồng tình của nhiều chính trị gia.

Thành viên đảng Cộng hòa của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Michael McCaul tuần trước cho biết, Afghanistan đang trở thành "nơi trú ẩn an toàn của các nhóm khủng bố" như trước cuộc xâm lược của Mỹ vào năm 2001.

Tướng quân đội Mỹ Mark Milley cũng cho biết ông lo ngại rằng các nhóm chiến binh như al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể nhanh chóng xây dựng lại mạng lưới của chúng ở Afghanistan.

Trong khi nguy cơ này thực sự hiện hữu, chuyên gia khủng bố Daniel Byman viết trên tờ Foreign Affairs mới đây rằng Afghanistan khó có thể trở thành cứ địa cho các tay súng Hồi giáo quốc tế, ngay cả khi việc Mỹ rút quân khiến các hoạt động chống khủng bố trở nên khó khăn hơn.

Ông Byman khẳng định rằng Taliban đã rút kinh nghiệm từ quá khứ và sẽ hành xử khác. Ông nói thêm rằng al-Qaeda đã mất đi một phần lớn sức mạnh trước đây, và Taliban và "Nhà nước Hồi giáo" giờ là kẻ thù.

Chuyên gia Nam Á Christian Wagner từ Viện Các vấn đề Quốc tế và An ninh Đức (SWP) ở Berlin cũng cho rằng các tay súng Hồi giáo khó có khả năng tăng cường sự hiện diện như trước đây của họ ở Afghanistan.

Ông Wagner nói với DW rằng: “Taliban hiện không còn muốn là một đất nước chứa chấp các nhóm khủng bố nữa mà đang mong muốn nhận được sự công nhận của quốc tế".

Khi Taliban cai trị Afghanistan từ năm 1996 đến 2001, ông Wagner chỉ ra rằng cái gọi là Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan chỉ được Pakistan, Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất công nhận.

“Taliban giờ muốn thay đổi điều đó", ông nói. "Taliban cũng biết rằng việc này chỉ có thể thành công nếu họ có thể thích ứng với các chính sách mới, bao gồm cách họ đối phó với các nhóm chiến binh Hồi giáo quốc tế".

Các tay súng Taliban đứng gác tại một trạm kiểm soát ở khu phố Wazir Akbar Khan ở thành phố Kabul, Afghanistan, Chủ nhật, ngày 22 tháng 8 năm 2021 - Ảnh: AP

Các tay súng Taliban đứng gác tại một trạm kiểm soát ở khu phố Wazir Akbar Khan ở thành phố Kabul, Afghanistan, Chủ nhật, ngày 22 tháng 8 năm 2021 - Ảnh: AP

Sự nguy hiểm của al-Qaeda và IS 

Các nước phương Tây không phải là những nước duy nhất lo lắng về việc Taliban sử dụng Afghanistan để chứa chấp các tay súng khủng bố quốc tế.

Nga đã duy trì các kênh liên lạc với Taliban trong nhiều năm. Trung Quốc cũng ngày càng tăng cường trao đối với các đại diện của Taliban trong vài tháng qua. Và Iran cũng đã mở đối thoại với Taliban, đề nghị hỗ trợ các cuộc đàm phán hòa bình có thể xảy ra trong tương lai.

Cả ba nước láng giềng Afghanistan này đều đoàn kết trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, và Taliban cũng có thể nhận thức được điều này.

Theo nhà phân tích Byman, Mỹ vẫn có sẵn các phương án do thám được thiết kế tốt để quan sát và chống lại sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo ở Afghanistan nếu điều đó trở nên cần thiết.

"Quân đội Mỹ đã tìm hiểu các cách sử dụng các căn cứ không quân của họ bên ngoài Afghanistan để tấn công các trại của al-Qaeda hoặc các phương pháp hoạt động khác nếu điều đó trở nên cần thiết", ông nhận định.

Tuy nhiên, quan hệ giữa Taliban và al-Qaeda vẫn khăng khít, theo ông Edmund Fitton-Brown, người đứng đầu phái bộ Liên hợp quốc giám sát "IS", al-Qaeda và Taliban.

Tổ chức "IS" ở Afghanistan đã vấp phải sự kháng cự của Taliban. Theo một báo cáo do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc công bố vào tháng 5/2020, "IS" đã phải chịu những thất bại đáng kể ở Afghanistan, trong đó Taliban đóng vai trò chính.

Các nhóm chiến binh như IS và al-Qaeda cũng có những mục tiêu khác với Taliban, vốn gần như hoàn toàn tập trung vào việc mở rộng sự cai trị ở Afghanistan. Tuy nhiên, hai nhóm còn lại hoạt động ở cấp độ quốc tế và biên giới không quan trọng đối với họ.

Nhà phân tích Wagner cho rằng những mục tiêu khác biệt này ảnh hưởng đến quan hệ giữa IS và Taliban. Theo Wagner, 'IS' cáo buộc người Afghanistan chỉ tập trung vào đất nước của họ và không quan tâm tới mục tiêu truyền bá đạo Hồi.

Al-Qaeda cũng theo đuổi mục tiêu truyền bá đạo Hồi, nhưng làm theo cách khác với IS, và điều này không dẫn đến căng thẳng với Taliban, ông Wagner nói.

Có thể nói, mối quan hệ Taliban, al Qaeda và IS đang có những khác biệt nhất định và với những cam kết thay đổi của mình, Taliban cho thấy họ sẽ không muốn biến Afghanistan trở thành kẻ thù của thế giới.

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Phát hiện khảo cổ giúp tái tạo gương mặt Hoàng đế nhà Bắc Chu

Phát hiện khảo cổ giúp tái tạo gương mặt Hoàng đế nhà Bắc Chu

(CLO) Chu Vũ Đế, người trị vì nhà Bắc Chu tại phía bắc Trung Quốc thế kỷ thứ 6, đã qua đời đột năm 36 tuổi. Nguyên nhân cái chết, và cả nhân dạng của vị hoàng đế này mới được hé lộ qua một phát hiện khảo cổ học gần đây.

Thế giới 24h
Thảm họa cầu Baltimore và số phận mong manh của người nhập cư ở Mỹ

Thảm họa cầu Baltimore và số phận mong manh của người nhập cư ở Mỹ

(CLO) Với hy vọng có cuộc sống tốt hơn, những người nhập cư đến Mỹ đảm nhận công việc lấp hố trên cầu Francis Scott Key vào lúc nửa đêm, và cuối cùng công việc đó khiến họ bỏ mạng ở bến cảng Baltimore.

Thế giới 24h
Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin bác bỏ khả năng Nga tiến hành một cuộc tấn công vào một thành viên NATO, song cảnh báo rằng bất kỳ căn cứ không quân nào của phương Tây có máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất dự kiến ​​triển khai ở Ukraine sẽ trở thành “mục tiêu hợp pháp” của Nga.

Thế giới 24h
Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

(CLO) Một máy bay chiến đấu Su-35 Flanker của Nga hôm 28/3 đã rơi xuống biển ngoài khơi cảng Sevastopol của Crimea và phát nổ.

Thế giới 24h
Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h