Liều thuốc nào chữa căn bệnh “nan y” ngập úng tại Thủ đô?

Thứ năm, 01/08/2024 15:24 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Hà Nội cứ mưa là ngập” là thực trạng đã tái diễn nhiều năm qua như một căn bệnh “nan y” nhưng đến nay những cơ quan quản lý có trách nhiệm vẫn chưa tìm ra được giải pháp xử lý triệt để, khiến người dân luôn nơm nớp những nỗi lo mỗi khi mưa tới.

Sự kiện: Hà Nội

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi

Những ngày cuối tháng 7, người dân trên địa bàn các quận nội thành thậm chí huyện ngoại thành không khỏi ngán ngẩm khi Hà Nội mưa lớn khiến các tuyến đường như Cổ Linh, phố Đàm Quang Trung (quận Long Biên), đường Xa La, Phùng Hưng (quận Hà Đông), Tố Hữu, Triều Khúc (quận Thanh Xuân), Đại lộ Thăng Long, đường Lê Trọng Tấn (xã An Khánh, huyện Hoài Đức)... ngập nước sâu.

Anh Hải Nam (trú tại quận Thanh Xuân) chia sẻ, chở con gái đi học từ 6 giờ 20 phút rồi đi làm nhưng dù ra khỏi nhà khá sớm, anh vẫn bị muộn giờ làm vì mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập nước và ùn tắc nghiêm trọng. Nhiều người đi xe máy phải leo lên vỉa hè để di chuyển, một số phương tiện do đi vào khu vực ngập sâu thậm chí còn bị chết máy.

Theo anh Nam, câu chuyện mưa là ngập không chỉ xảy ra buổi sáng mà thời điểm nào cũng vậy. Chỉ có điều mưa vào buổi sáng và buổi chiều tối, đúng giờ cao điểm thì sự vất vả bị đẩy lên cao nhất khiến người dân vô cùng mệt mỏi. Mong sao các cơ quan có trách nhiệm đưa ra được giải pháp xử lý triệt để.

Còn với chị Loan (trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông), mỗi khi mưa lớn quãng đường di chuyển từ nơi làm việc về nhà qua Đại lộ Thăng Long, đường Lê Trọng Tấn thực sự là nỗi ám ảnh.

“Có những hôm mưa lớn, ra đến khu vực hầm chui là tắc cứng; ngập sâu, chẳng ai dám đi qua. Khi nước ngập quá sâu, lực lượng chức năng phải tổ chức phân luồng phương tiện, chỉ có dịch vụ cứu hộ thời vụ là vui còn đa số người dân đều mang tâm trạng ức chế vì cứ mưa là ngập...” - chị Loan bức xúc.

lieu thuoc nao chua can benh nan y ngap ung tai thu do hinh 1

Tình trạng ngập úng tại Thủ đô ngày càng nghiêm trọng.

Trao đổi với PV, ông Toàn (trú tại huyện Quốc Oai) cho biết, trước đây khu vực mấy huyện dọc tuyến đường Đại lộ Thăng Long không bị ngập úng nghiêm trọng như vậy. Nhưng từ khi các khu đô thị mới được xây dựng, hạ tầng thoát nước không đáp ứng kịp và hậu quả là ngập kinh hoàng.

“Một số biệt thự đẹp có giá lên tới 330 - 350 triệu đồng/m2, mức giá này đã tăng gần gấp 3 lần so với mức hơn 100 triệu/m2 hồi năm 2021. Thôi thì mưa lớn ngập rồi cũng quen, miễn là được ở nhà biệt thự, rồi chờ các dự án hạ tầng giao thông trên giấy thành hiện thực thì lại thành ở trên khu đất vàng ngay...” - ông Toàn nói.

Theo KTS. Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, tình trạng ngập úng trên là do lượng mưa quá lớn. Hệ thống thoát nước mưa của khu vực hiện chưa giải quyết được cuối nguồn, tức là chưa liên kết được hạ tầng thoát nước của các khu đô thị này với trục thoát nước chính bên ngoài.

Bởi bản thân hệ thống thoát nước trục chính bên ngoài các khu đô thị này cũng chưa lắp đặt trạm bơm cuối nguồn nên không thoát nước kịp thời, dẫn tới tình trạng mưa lớn là ngập sâu.

“Hà Nội mưa là ngập” vốn là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” và nhiều năm qua dù chính quyền thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp về quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thoát nước lớn... Ngoài những nguyên nhân khách quan, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những tác động thô bạo của chính bản thân vào thiên nhiên.

Sốt ruột với những dự án chống ngập, quy hoạch thiếu đồng bộ

Tại Hội nghị thông tin về kế hoạch thoát nước mùa mưa năm 2024, đại diện công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, với các trận mưa có lượng mưa 50 - 70mm/h trong năm 2024 thì Hà Nội sẽ tồn tại 11 điểm ngập.

Thực tế TP. Hà Nội đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để giải quyết bài toán thoát nước từ những năm 2000 đến nay nhưng dường như vẫn không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Nhiều dự án chậm tiến độ không chỉ gây lãng phí nguồn lực đầu tư mà còn làm gia tăng tình trạng ngập úng, ùn tắc giao thông.

Điển hình như dự án Nhà máy Xử lý nước thải Yên Xá (Hà Nội) có kinh phí đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng. Sau 8 năm thi công dự án vẫn chưa thể hoàn thành, hàng loạt rào chắn phục vụ thi công dự án còn gây ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại nhiều tuyến đường.

lieu thuoc nao chua can benh nan y ngap ung tai thu do hinh 2

Nhiều dự án nhằm giảm thiểu tình trạng ngập úng tại Hà Nội chậm tiến độ đã gây ra nhiều hệ lụy.

Hay như tại dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây TP. Hà Nội đã hai lần được phê duyệt điều chỉnh vào năm 2019 và 2021 với tổng mức đầu tư gần 7.470 tỷ đồng tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể về đích.

Mới đây, Hà Nội lại tiếp tục đưa kế hoạch triển khai dự án xây dựng bể điều tiết ngầm tại khu vực ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa - Phùng Hưng để chống úng ngập khu vực phố cổ. Năm 2019, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã đề xuất UBND TP. Hà Nội cho phép triển khai 3 vị trí bể ngầm thu, điều tiết nước mưa gồm: phố Nguyễn Khuyến; Đường Thành và ngã ba phố Lý Thường Kiệt - Phan Bội Châu.

Trước tình trạng ô nhiễm trầm trọng, ngập úng tại các đô thị lớn; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chỉ ra một số nguyên nhân như tác động của tự nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt; đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, khả năng tiêu thoát nước giảm xuống; công tác quy hoạch chưa đáp ứng được dự báo cũng như đáp ứng các yêu cầu để phòng, chống ngập úng đô thị.

Việc triển khai thực hiện quy hoạch và do công tác lập, thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch cũng chưa đáp ứng yêu cầu; ý thức của người dân còn chưa cao, việc xả rác thải vẫn còn diễn ra... dẫn đến là cản trở dòng chảy thoát nước.

Vì vậy để khắc phục tình trạng trên, Bộ Xây dựng đưa ra các giải pháp, thứ nhất là tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác thoát nước cũng như xử lý nước thải.

Trong đó có tập trung xây dựng Luật Quy hoạch đô thị, nông thôn; Luật Cấp thoát nước, Luật Quản lý phát triển đô thị và những hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức có liên quan đến xử lý nước thải.

Nâng cao chất lượng quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Tập trung nguồn lực để xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị để đảm bảo công tác thoát nước cũng như xử lý nước thải đô thị.

Tiếp tục rà soát, tập trung hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các địa phương để triển khai các quy hoạch cũng như các quy định pháp luật trong công tác xử lý nước thải, thoát nước thải đô thị.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Cháy lớn tại một xưởng in trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

Hà Nội: Cháy lớn tại một xưởng in trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

(CLO) Chiều 19/9, đám cháy lớn đã bùng phát tại một xưởng in trên đường Quang Tiến (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với cột khói bốc cao hàng chục mét, thiêu rụi khoảng 400m2 nhà xưởng.

Đời sống
Bão số 4 đã qua, miền Trung vẫn tiếp tục mưa lớn hết ngày mai

Bão số 4 đã qua, miền Trung vẫn tiếp tục mưa lớn hết ngày mai

(CLO) Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 4 đã nằm trên khu vực phía Nam Lào. Dự báo, mưa lớn vẫn còn tiếp tục ở vùng Thanh Hoá đến Quảng Trị trong đêm nay kéo dài đến hết ngày 20/9, mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm.

Đời sống
Hai bố con ở Nghệ An thoát chết sau khi bị cây to gãy đè lên người

Hai bố con ở Nghệ An thoát chết sau khi bị cây to gãy đè lên người

(CLO) ​​Khi phát hiện hai người trên xe máy bị cây to đè trúng người, người dân Nghệ An đã tri hô, hỗ trợ chặt cành cây, đưa hai nạn nhân thoát ra ngoài an toàn.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 20/9: Khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị mưa lớn

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 20/9, khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn, có nơi trên 350mm. Dự báo đến ngày 21/9, mưa lớn ở Trung Bộ sẽ giảm dần.

Đời sống
Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

(CLO) Hiện nay, việc thu gom, tiêu thụ cây rừng gãy đổ do bão gặp rất nhiều khó khăn. Để hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống, doanh nghiệp tái khởi động sản xuất, ngày 19/9 UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp với người dân và các sở ngành liên quan để bàn giải pháp hỗ trợ liên quan đến nội dung này.

Đời sống