Liều thuốc trợ lực không thể kịp thời hơn!

Thứ tư, 08/04/2020 10:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với phương châm “Cứu người như cứu hỏa”, “phải làm nhanh hơn vì cuộc sống người dân không thể chờ đợi hơn”, Chính phủ đã đề xuất gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng. Đây thực sự là liều thuốc trợ lực kịp thời cho hàng chục triệu người lao động đang phải hứng chịu hệ lụy của dịch Covid-19.

1. "Cả đêm qua tui không ngủ được. Mấy người trong xóm trọ cũng vậy, họ đều đi bán vé số và không biết sẽ sống ra sao vào những ngày tới. Tui chưa biết sẽ phải xoay xở thế nào"- nỗi âu lo đong đầy trong những đôi mắt rớm lệ ấy chắc chẳng phải của riêng bà Nguyệt- người phụ nữ tuổi ngấp nghé lục tuần hành nghề bán vé số ở Duy Xuyên (Hội An, Đà Nẵng).

Những ngày đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới mọi chốn, mọi nơi, tới mọi cá nhân, ngành nghề... không chỉ bà Nguyệt, không chỉ hàng trăm nghìn người đang hành nghề bán vé số mất đi công việc mưu sinh vốn có hàng ngày khi mà việc bán vé số được lệnh tạm ngưng để phòng dịch, mà còn hàng triệu những mảnh đời lao động khác đang trở nên bấp bênh, thậm chí nguy khốn vô cùng khi bỗng chốc rơi vào cảnh thất nghiệp, giảm lương.  

Triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội, để

Triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội, để "không ai bị bỏ lại phía sai". Ảnh: Nguyễn Văn Việt - TTXVN

Covid-19 càng "bành trướng", càng hoành hành thì những con số đau đớn cũng ngày càng gia tăng. Người lao động tự do khốn khổ vì mất đi phương cách mưu sinh quen thuộc là một nhẽ, liên tiếp hàng triệu lao động đang làm việc tại các DN cũng rơi vào cảnh mất việc làm. Theo Bộ LĐ-TB-XH, trong tháng 2, có khoảng 10% doanh nghiệp (DN) phải cắt giảm quy mô sản xuất thì đến nay theo báo cáo của Chính phủ, 19% doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô; 98% lao động khu vực du lịch, dịch vụ nghỉ việc; 78% lao động ngành vận tải, giầy da, dệt may bị giảm việc, giãn việc hoặc ngừng việc; 98% lao động hàng không tạm nghỉ việc. Dự báo trong tháng 4, tháng 5, dịch bệnh còn phức tạp, ước khoảng 2 triệu lao động ngừng việc, mất việc làm; trường hợp dịch bệnh bùng phát mạnh sẽ có khoảng 3,5 triệu lao động ngừng việc, mất việc làm.

Hàng triệu con người, chìm trong những "kỳ nghỉ Tết" tưởng như dài bất tận, trong lòng chỉ ngập những nỗi âu lo, thấp thỏm, rằng "mình, gia đình mình sẽ sống ra sao, cầm cự thế nào trong cơn khốn khó này". Đáng quan ngại là rất nhiều người trong số họ là lao động giản đơn, thu nhập thấp, không thường xuyên, là đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo... nhiều người không hề có cho mình bảo hiểm thất nghiệp, những đồng trợ cấp quý báu vì thế, cũng sẽ là không có... Cuộc sống vốn dĩ đã bấp bênh, càng trở nên bấp bênh hơn... 

Nhưng âu lo chừng đấy chưa hết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, cái đói, cái nghèo, thất nghiệp dễ dẫn "túng quẫn làm liều", tội phạm gia tăng, trật tự xã hội bị đe dọa.. 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng cùng đạo lý nhân văn muôn đời nay của dân tộc "thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều", những ngày qua, trên khắp mọi miền đất nước, đã thắp sáng khắp nơi nơi những ngọn lửa ấm áp của tình người, của sự sẻ chia khi đã có rất nhiều những tấm lòng hảo tâm, chia sớt cùng người nghèo thông qua nhiều hành động thiết thực, nhiều món quà ý nghĩa. 

Những sự chia sẻ ấy, thật đáng quý, đáng trân trọng, thật ý nghĩa trong thời điểm nguy nan này. Nhưng, thực sự mới chỉ là những bù đắp tạm thời... Để thực sự "không ai bị đói kém", "không ai bị bỏ lại phía sau" còn cần nhiều những giải pháp căn cơ, mang tính lâu dài nhiều hơn thế. 

2. Và, "như nắng hạn gặp mưa rào", những âu lo thấp thỏm ấy, giờ đây, có lẽ sẽ vơi bớt đi ít nhiều khi niềm mong ước của những người nghèo, người lao động thất nghiệp bởi đại dịch về một "liều thuốc trợ lực"  đã thành hiện thực. Sáng 6/4 vừa qua, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, xem xét gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, khoảng 62.000 tỷ đồng trong gói hỗ trợ sẽ được chuyển tới khoảng 20 triệu đối tượng. 

"Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Số tiền hỗ trợ có thể không quá lớn (như hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng trong 3 tháng với hộ nghèo, hộ cận nghèo) nhưng trong bối cảnh "bốn bề khó khăn", ngân sách Nhà nước eo hẹp như hiện nay, gói hỗ trợ này đã là nỗ lực chưa từng có tiền lệ, mang tính cấp bách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ dành cho người dân, doanh nghiệp trong cơn hoạn nạn.  Trên hết, nói như ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đây là một chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, nhằm mục tiêu xuyên suốt là đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân trên tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Lo cho dân, nghĩ cho dân, chăm lo hết sức cho đời sống nhân dân- tư tưởng nhân văn ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trao truyền trọn vẹn trong mọi quyết sách, chỉ đạo của của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Thực ra không phải đến tận bây giờ, trong rất nhiều cuộc họp thời gian qua, người đứng đầu Chính phủ đã nhiều lần đau đáu tới thực tế dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến cuộc sống của người yếu thế trong xã hội, những người có thu nhập thấp, mất việc làm. Do đó, Nhà nước, với các nguồn lực khác nhau, phải tìm mọi cách để hỗ trợ các đối tượng yếu thế vượt qua khó khăn, bảo đảm cuộc sống tối thiểu, không để “đói cơm lạt muối” cũng như dưỡng sức cho người lao động để tiếp tục công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mới đây nhất, trong một cuộc họp ngày 24/3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thắng thắn: "Với thời điểm hiện nay, chúng ta cần suy nghĩ về một gói cứu trợ quốc gia về an sinh xã hội, có tính thiết thực với người lao động... Đây là giai đoạn có nhiều khó khăn, nếu không làm tốt khâu này bằng chính sách tài khóa và chính sách khác thì vấp phải sai lầm". 

Thế nên, khi công việc chống dịch còn bộn bề, gian nan, Chính phủ vẫn kịp thời công bố dự thảo gói hỗ trợ người lao động, đảm bảo an sinh xã hội để đối phó với tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Và giờ đây, cũng rất nhanh chóng, rất kịp thời, gói hỗ trợ ấy đã được đề xuất lên Quốc hội để triển khai. Nhịp sống xã hội thời giãn cách xã hội có thể chậm lại nhưng những quyết sách vì sự an sinh của cộng đồng càng được tăng tốc, càng quyết liệt hơn. Sự nghĩ cho dân, lo cho dân ấy- người dân chắc chắn sẽ thấu hiểu.

3. "Của cho không bằng cách cho". Gói hỗ trợ đã có, đã xuất hiện đúng thời điểm nhưng trao như thế nào cho đúng người, đúng đối tượng, cũng là vấn đề quan trọng và đáng lưu tâm không kém. Nói như ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội: “Làm sao vừa đạt được mục tiêu an sinh xã hội nhưng đồng thời cũng đảm bảo được an toàn trật tự xã hội, tránh chuyện thắc mắc, lợi dụng chính sách”

Muốn giảm thiểu việc này, điều quan trọng nhất không gì ngoài mấy chữ: công khai, minh bạch và tinh thần trách nhiệm. Công khai, minh bạch danh sách những người được hỗ trợ để nhân dân giám sát, tránh việc hỗ trợ nhầm và cũng cho mọi người thấy chính sách này đã hướng tới bao nhiêu người; Minh bạch để không "sót đối tượng này, đối tượng kia", "không để người yếu thế lọt lưới an sinh xã hội trong đại dịch"...  Đó còn là trách nhiệm của các cơ quan giám sát, cơ quan kiểm tra, thanh tra và có chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Trách nhiệm để người dân có thể được thụ hưởng gói hỗ trợ một cách nhanh nhất, như lo ngại của chính Thủ tướng: "Không phải cứ lòng vòng mãi mà không nhận được tiền". 

Vẫn biết mọi sự "nhân vô thập toàn", nhưng làm thế nào để người được thụ hưởng  gói hỗ trợ "hưởng đúng, hưởng đủ và nhanh nhất” là điều tối cần thiết của các cơ quan có trách nhiệm liên quan lúc này. Có như vậy mới đảm bảo một cách toàn vẹn nhất tính kịp thời, hiệu quả của chính sách.

"Lúc dịch bệnh lây lan và bùng phát thì những người nghèo, người yếu thế trong xã hội rất dễ bị tổn thương, rất cần những hỗ trợ của Nhà nước. Khi dịch bệnh lây lan thì tình người cũng lan tỏa, đó là giải pháp không có trong mọi kế hoạch nhưng luôn phải được thực thi một cách nhanh chóng"- mong muốn ấy của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng có lẽ cũng là mong muốn chung nhất lúc này.

Hồng Hà 

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn