Lo cho doanh nghiệp là lo cho chính người dân

Thứ tư, 13/10/2021 06:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo TS Lê Doãn Hợp, đã đến lúc Việt Nam lo cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể lo cho người lao động của họ. Đó là lo cho tiềm lực quốc gia, trụ cột của quốc gia và cũng chính là lo cho dân.

Lo cho doanh nghiệp là lo cho chính người dân

Sau 2 năm, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế. Hàng vạn doanh nghiệp đã phá sản, hàng triệu người lao động thất nghiệp, mất việc làm.

Thế nhưng, đại dịch COVID-19 cũng là một bài học xương máu cho các doanh nghiệp, doanh nhân và cũng là bài học cho cơ quan quản lý Nhà nước về việc thích ứng với những thảm họa thiên nhiên, không thể lường trước trước.

Trong Tọa đàm “Doanh nhân và trách nhiệm xã hội nhìn từ đại dịch COVID-19”, TS Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc” chính là sự quyết tâm đoàn kết, sáng tạo vượt khó.

lo cho doanh nghiep la lo cho chinh nguoi dan hinh 1

TS Lê Doãn Hợp: "Lo cho doanh nghiệp chính là lo cho người dân".

“Tôi là người từng tham gia vào cuộc chiến tranh chống Mỹ, phải nói rằng dịch COVID-19 gần như một cuộc thực nghiệm rất oanh liệt và sáng tạo, có những mặt ác liệt hơn đánh Mỹ. Vì chiến tranh có quy luật, chúng ta có thể tiếp cận từ xa, chuẩn bị chiến đấu. Thế nhưng đối với COVID-19, chúng ta thấy hoàn toàn không có quy luật, luôn ở thế bị động”, TS Lê Doãn Hợp nói.

Dù vậy, TS Lê Doãn Hợp cho rằng, tới thời điểm hiện tại, đại dịch COVID-19 đã cho cộng đồng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước nhiều bài học kinh nghiệm.

Bài học đầu tiên chính là doanh nghiệp. Ông Hợp nhắc lại việc người dân sinh sống ở TP.HCM “ào ào” trở về quê, có hai nguyên nhân của hiện tượng này, một là do dịch bệnh, hai là do họ thất nghiệp và không còn kế mưu sinh. 

“Từ đó chúng ta phải nhìn nhận nghiêm túc rằng, đã đến lúc mình cần lo cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể lo cho người lao động của họ. Đó là lo cho tiềm lực quốc gia, trụ cột của quốc gia và cũng chính là lo cho dân”, ông Hợp nói.

Thứ hai là y tế, có rất nhiều tấm gương sáng trong thời gian vừa qua. Thứ ba là công an, thứ tư là quân đội. Nhưng cuối cùng vẫn có thể thấy, nguồn lực và vai trò của doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng.

Theo TS Lê Doãn Hợp, nhìn ra thế giới có thể thấy, nhiều quốc gia đã áp dụng nhiều chính sách khác nhau để hỗ trợ cho doanh nghiệp của họ. Ví dụ như Hoa Kỳ, gói hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng 30% GDP của các nước; con số này ở Nhật Bản là 50% GDP, còn con số tại Việt Nam khá khiêm tốn.

“Đã đến lúc chúng ta cần hoạch định rõ ràng cho tương lai, để sống cho hiện tại và bền vững về sau”, nguyên Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết.

Tuy nhiên, theo TS Lê Doãn Hợp, để làm được điều này, trước mặt phải sửa lại cơ chế: “Cái gì Nhà nước không cấm thì cần mở ra cho doanh nghiệp làm. Cần cơ chế cho doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Cần dồn sức lo cho doanh nghiệp, khen chê cần rõ ràng thì doanh nghiệp mới phát triển đi lên”, TS Lê Doãn Hợp thẳng thắn chia sẻ.

TS Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, ở bất kỳ quốc gia nào, và tại Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp lệ thuộc vào 3 vấn đề lớn.

Vấn đề đầu tiên chính là ở người đứng đầu. Nếu người đứng đầu không chuẩn, cấp dưới khó có thể nền nếp. Hiện nay, 60% doanh nghiệp Việt Nam đang lệ thuộc văn hóa người đứng đầu. 

Thứ hai là văn hóa doanh nghiệp lệ thuộc quản lý quy chế nội bộ, gồm: Con người, tài chính và thu nhập phân chia lợi ích.

Thứ ba là văn hóa xã hội. Văn hóa doanh nghiệp là đạo đức doanh nghiệp. Đạo đức với dân, với khách hàng. Để có được những điều này, đòi hỏi doanh nghiệp cần có: Chất lượng sản phẩm, trách nhiệm xã hội và thái độ với môi trường.

Điều doanh nghiệp cần nhất hiện nay là dòng tiền

Trong khi đó, ông Phạm Đình Đoàn,  Phó Chủ tịch Hội đồng trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đánh giá:  Thời gian dịch bệnh khó khăn qua, ước tính con số chi phí và thiệt hại của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tới 200 – 300 nghìn tỷ, chủ yếu do thiếu hụt dòng tiền.

lo cho doanh nghiep la lo cho chinh nguoi dan hinh 2

Điều doanh nghiệp cần nhất hiện nay là dòng tiền.

Do đó, ông Đoàn rất đồng tình với chia sẻ của ông Lê Xuân Nghĩa rằng, điều các doanh nghiệp đang cần là sự hỗ trợ các dòng tiền từ nhà nước, nhằm duy trì hoạt động, cũng như đảm bảo công ăn việc làm cho các lao động - những người đã phải bỏ về quê trong thời gian dãn cách khó khăn qua.

Theo ông Đoàn, sự hỗ trợ của nhà nước đối với dòng tiền cho các doanh nghiệp lúc này xuất phát từ các nguồn vốn sẵn có của nhà nước, cho các doanh nghiệp vay tạm ứng trước hoặc giãn thời gian đối với các khoản trả tới hạn. 

Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể cân đối lại dòng tiền, duy trì hoạt động. Mặc dù việc giãn nợ có thể gây ra một số mất mát, nhưng thiệt hại đó chắc chắn sẽ nhẹ hơn việc để nhiều doanh nghiệp đang làm tốt phải ngừng hoạt động vì thiếu hụt dòng tiền. 

Bởi đối với các doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động, thiệt hại về nguồn tiền, sụp đổ thương hiệu đã xây dựng lâu năm là vô cùng lớn. Do đó, tôi cho rằng nhà nước cần mạnh dạn hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động càng sớm càng tốt, và hỗ trợ ở mức độ cao dưới đa dạng các hình thức nói trên.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khi nguồn hỗ trợ của nhà nước vẫn còn hạn chế, thì chúng ta cần chủ động triển khai 3 kế hoạch. Thứ nhất là việc tái cấu trúc, xem xét lại hiệu quả của từng lĩnh vực, trong đó duy trì và đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng và mạnh dạn cắt bỏ những mảng kinh doanh không hiệu quả.

Thứ hai là các doanh nghiệp cần có kiến thức về các hoạt động M&A, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Những hoạt động này là hết sức bình thường với các DN, giống như mua bán sản phẩm dịch vụ thông thường.

Thứ ba, trong khi chờ đợi các nguồn cứu trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cùng cần chủ động đàm phán với các ngân hàng, tổ chức tài chính và khách hàng, người lao động, là giải pháp tình thế để duy trì dòng tiền.

lo cho doanh nghiep la lo cho chinh nguoi dan hinh 3

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô