Lô thuốc 140 nghìn viên Tamiflu tiếp theo sẽ nhập khẩu vào đầu tháng 1

Thứ năm, 02/01/2020 13:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhằm giảm cơn sốt thuốc trị cúm Tamiflu, sau lô hàng nhập khẩu đầu tiên 50 nghìn viên vào chiều 26-12-2019, trong tháng 1 này, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu thêm 140 nghìn viên thuốc Tamiflu.

140 nghìn viên Tamiflu tiếp theo sẽ nhập khẩu vào đầu tháng 1. Ảnh TL.

140 nghìn viên Tamiflu tiếp theo sẽ nhập khẩu vào đầu tháng 1. Ảnh TL.

Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), đơn hàng đầu tiên nhập khẩu gấp 50.000 viên thuốc Tamiflu đã được thông quan vào Việt Nam chiều 26-12-2019, sau đó nhà nhập khẩu tiến hành thủ tục bổ sung tem nhãn phụ cho lô thuốc và cung ứng cho các bệnh viện có nhu cầu. Đến thời điểm này, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, mỗi bệnh viện được cấp từ 1.000-2.000 viên Tamiflu trong lô thuốc 50.000 viên nói trên. Dự kiến lô thuốc Tamiflu tiếp theo (khoảng 140.000 viên) sẽ tiếp tục được nhập khẩu về trong tháng 1-2020 để đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh. Dịch cúm lan mạnh trong một tháng qua khiến nhiều người phải nhập viện, đặc biệt tại Bệnh viện Nhi Trung ương, vào tuần cao điểm lên tới vài trăm trường hợp tới khám và nhập viện.

Theo các bác sĩ, chỉ khi bị mắc cúm, đặc biệt cúm A, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc kháng virus để điều trị cúm, trong đó có Tamiflu thì người bệnh mới nên sử dụng. Đối với những người bình thường, không có các bệnh lý từ trước, đang khỏe mạnh, bị mắc cúm (cúm A, B, C) thì cơ thể sẽ tự loại bỏ virus cúm mà không cần đến sự hỗ trợ của Tamiflu. Đại đa số người mắc cúm đều khỏi sau khoảng một tuần, chỉ khoảng 1/10 người sau đó còn có ho, nghẹt mũi, đau cơ,… nhưng cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Theo TS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, việc tự sử dụng thuốc Tamiflu không theo đơn của bác sĩ sẽ không đảm bảo an toàn và gây kháng thuốc. Với những trường hợp bị cúm phải nhập viện, bác sĩ sẽ căn cứ theo từng diễn biến và biến chứng của bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, dùng kết hợp nhiều thuốc chứ không riêng Tamiflu.

H.Long

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe