UBTV Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính:

Loại bỏ những quỹ không cần thiết, kiên quyết không thành lập các quỹ mới

Thứ ba, 13/08/2019 22:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết giám sát để tăng cường quản lý các quỹ tài chính ngoài ngân sách. Chính phủ cũng rà soát, sắp xếp lại các quỹ để loại bỏ những quỹ không cần thiết; tiến tới giảm dần hỗ trợ từ ngân sách cho các quỹ và kiên quyết không thành lập các quỹ mới.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày “Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2018”. Ảnh: ĐBND

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày “Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2018”. Ảnh: ĐBND

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, chiều 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2018”.

Trình bày tóm tắt báo cáo kết quả giám sát, Trưởng Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trong giai đoạn 2013 - 2018, việc thành lập và hoạt động của các quỹ đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đề ra, góp phần thúc đẩy xã hội hóa, huy động thêm nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, Báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng chỉ ra trong quá trình thực hiện, hệ thống pháp luật và công tác quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập.

Đó là hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khá phức tạp, tản mạn, thiếu rõ ràng và chưa có một văn bản pháp luật để thống nhất quản lý các Quỹ. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các quỹ tài chính ngoài ngân sách còn trùng lặp, hiệu quả hoạt động chưa cao...

Từ các tồn tại được đánh giá như trên, Đoàn giám sát cho rằng, có trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội khi xem xét, ban ban hành các Luật chuyên ngành đã quy định cho phép thành lập nhiều quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (19 Luật) nhưng chưa đánh giá được hết những tác động trên nhiều mặt, đồng thời công tác giám sát việc quản lý, sử dụng các quỹ chưa được quan tâm; cùng với trách nhiệm của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong vai trò quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở đó, Đoàn giám sát đề nghị bãi bỏ ngay 6 quỹ: Quỹ Bảo trì đường bộ trung ương; Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; Quỹ Hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế và Quỹ Hỗ trợ vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, Quỹ phòng chống thiên tai. Đồng thời đề nghị xác định rõ lộ trình bãi bỏ đối với Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích.

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết thêm, theo thống kê, hiện có 48 quỹ với 28 quỹ ở Trung ương và 20 quỹ ở địa phương, phần lớn được thành lập trước khi Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 có hiệu lực thi hành (2017). Nhìn chung việc tồn tại các quỹ tài chính nhà nước bên cạnh ngân sách nhà nước là khách quan, cần thiết, phù hợp thông lệ quốc tế, góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, xử lý bất cập trong điều hành ngân sách, góp phần đa dạng các hoạt động tài chính nhà nước. Tuy nhiên, còn những hạn chế như báo cáo giám sát đã nêu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, về cơ bản Chính phủ thống nhất với mục tiêu, định hướng và nguyên tắc là phải lấy Luật Ngân sách Nhà nước 2015 làm căn cứ rà soát, sắp xếp và đồng tình với việc có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đưa ra nguyên tắc để Chính phủ có lộ trình rà soát, xử lý.

Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về nội dung nghị quyết giám sát, đề xuất những giải pháp giải quyết.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 có quy định quỹ tài chính ngoài ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thành lập, độc lập với ngân sách nhà nước, nguồn thu và nhiệm vụ chi để thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quy định này chỉ nêu quỹ này độc lập với ngân sách nhà nước, những vấn đề điều chỉnh quỹ này về cơ bản vẫn là quy định chung chung, quỹ do cơ quan có thẩm quyền thành lập, còn cơ quan đó là cơ quan nào thì Luật cũng chưa xác định. Nguồn thu và nhiệm vụ chi được thực hiện theo quy định của pháp luật cũng chưa được quy định cụ thể.

Do đó, theo bà Lê Thị Nga, phải có một đánh giá tổng quan về việc thành lập các quỹ này, nếu không rất khó kiểm soát.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, qua giám sát cho thấy cơ sở pháp lý thành lập các quỹ rất khác nhau, điều này cần phải được chấn chỉnh, phải có cơ sở pháp lý thống nhất ai là người có thẩm quyền thành lập.

Hiện có đến hơn 100 văn bản cho phép thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, mô hình hoạt động của các quỹ, dẫn đến cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, mô hình hoạt động dẫn đến nguồn hình thành, cơ chế tài chính, chế độ kế toán cũng rất khác nhau.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Theo Chủ tịch Quốc hội, hệ thống pháp luật về hình thành, quản lý, sử dụng các quỹ phức tạp, chưa thống nhất, thiếu minh bạch, rõ ràng, không phù hợp với yêu cầu quản lý thực tiễn. Việc có quá nhiều quỹ làm phân tán nguồn lực nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó, Nghị quyết có đánh giá thực trạng các quỹ, hiệu quả mang lại, những hạn chế tồn tại và đưa ra định hướng cần phải rà soát, đánh giá kỹ lại các quỹ và đề nghị Chính phủ xây dựng kế hoạch, lộ trình sắp xếp, sáp nhập, giải thể các quỹ theo nguyên tắc quỹ hoạt động không rõ mục đích, không hiệu quả, kết dư lớn cần xem xét lại, quỹ nào hoạt động hiệu quả đúng mục đích thì tiếp tục tạo điều kiện phát triển.

Đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần có đề nghị về việc xem xét có nên ban hành luật hay pháp lệnh để có cơ sơ pháp lý cho các quỹ ai được quyền thành lập, thành lập như thế nào, vai trò của ngân sách nhà nước đối với các quỹ này. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, trước mắt trong luật chuyên ngành không nên quy định về các quỹ, không hình thành thêm tổ chức và biên chế.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh: Qua giám sát cho thấy bức tranh tổng thể về các quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước. 

Từ việc cơ sở pháp lý hình thành các quỹ là khác nhau, nên cần phải chấn chỉnh, phải có cơ sở pháp lý thống nhất, ai được thành lập quỹ, nhất là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định: Sau phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết giám sát để tăng cường quản lý các quỹ. Rà soát và đánh giá tác động của các quỹ này, sắp xếp lại các quỹ theo thẩm quyền của Quốc hội.

Về phía Chính phủ cũng rà soát, sắp xếp lại các quỹ theo thẩm quyền để loại bỏ những quỹ không cần thiết. Đồng thời, giao Chính phủ có lộ trình xây dựng một luật để quản lý các loại quỹ. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các quỹ, nhất là những quỹ đã để xảy ra sai phạm. Tiến tới giảm dần những hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho các quỹ và đẩy mạnh xã hội hóa để hoạt động, kiên quyết không thành lập các quỹ mới.

PV

Tin khác

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức
Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

(CLO) Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác và đầu tư song phương, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, viễn thông và xây dựng.

Tin tức