Loại thuế kỳ lạ ở Ấn Độ: Phụ nữ không được mặc áo, ngực càng to thì thuế càng cao

Chủ nhật, 09/08/2020 10:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vào đầu những năm 1800, quần áo được coi là dấu hiệu của sự giàu có và thịnh vượng. Những người nghèo thuộc tầng lớp lao động thì không được phép ăn mặc đầy đủ.

Nguồn gốc của thuế ngực

Hệ thống đánh thuế ngực được khởi xướng đầu những năm 1800 do Quốc vương xứ Travancore một trong 550 tiểu bang ở Ấn Độ dưới thời kì vương quốc Anh đô hộ hiện nay là bang Kerala. Theo luật Phụ nữ ở các tầng lớp thấp bắt buộc phải để ngực trần và nếu có ý định che đi, họ sẽ bị phạt cực nặng.

Phụ nữ ở tầng lớp thấp kém sẽ không được che ngực ở nơi công cộng.

Phụ nữ ở tầng lớp thấp kém sẽ không được che ngực ở nơi công cộng.

Các quan chức hoàng gia sẽ đi khắp các làng quê và thu thuế các cô gái đến tuổi dậy thì. Tiền thuế phụ thuộc vào kích thước của bộ ngực. Các vị quan sẽ kiểm tra bằng tay không và tính thuế tùy theo kích cỡ. Ngực cô gái nào càng to thì phải trả càng nhiều tiền.

Thuế ngực để duy trì đẳng cấp tầng lớp trong xã hội

Việc thu thuế chỉ đơn giản là làm nhục các cô gái ở tầng lớp lao động. Phụ nữ ở tầng lớp thượng lưu vẫn được phép che ngực và không bị đánh bất cứ loại thuế nào, còn phụ nữ ở tầng lớp thấp kém sẽ không được che ngực ở nơi công cộng nếu không chịu đóng thuế. Tình trạng xã hội của một người được quyết định dựa trên tầng lớp của họ. 

Thuế ngực được cho là một trong những loại thuế tồi tệ và ghê tởm nhất trong lịch sử của Ấn Độ

Trong cuốn sách "Native Life in Travancore", tác giả Samuel Mateer đã nói về một danh sách gần 110 loại thuế bổ sung chỉ áp dụng với những người ở tầng lớp thấp kém. Đó là một hệ thống đảm bảo những người ở tầng lớp thấp luôn luôn ở dưới đáy xã hội trong khi những tầng lớp khác phát triển mạnh. Samuel Mateer nói rằng thuế ngực là loại thuế tồi tệ nhất từng tồn tại ở Ấn Độ.

Đến năm 1859, thuế ngực gây ra sự bất mãn đỉnh điểm đối với những người phụ nữ ở tầng lớp thấp. Đặc biệt, khi 2 người phụ nữ ở tầng lớp thấp bị các quan chức Travancore lột trần vì mặc quần áo trên người. Sau đó, 2 người phụ nữ này đã bị treo lên cây trước mặt mọi người để cảnh cáo, coi như một bài học cho những người khác dám chống lại quy định.

Nangeli - cô gái dũng cảm vùng lên chấm dứt sự bất công

Cô Nageli thuộc tầng lớp Ezhava ở Kerala, là một trong những nạn nhân của loại thuế khủng khiếp này. Theo đó, khi các quan chức tới nhà Nangeli để thu thuế, thay vì đưa tiền, bà đã sử dụng chiếc liềm gặt lúa để cắt đứt bộ ngực của mình và đặt nó lên lá chuối, đưa cho các vị quan kia. Do chảy quá nhiều máu, Nangeli đã qua đời ngay trong ngày hôm đó. Vì quẫn trí, chồng bà cũng tự sát bằng cách nhảy vào giàn thiêu trong đám tang vợ.

Nangeli đã sử dụng chiếc liềm gặt lúa để cắt đứt bộ ngực của mình

Nangeli đã sử dụng chiếc liềm gặt lúa để cắt đứt bộ ngực của mình

Sau cái chết của Nageli, dân chúng quận Travancore đã tổ chức những cuộc biểu tình quy mô lớn để chống lại nhà vua. Cuộc nổi dậy từ phía công chúng và áp lực đến từ phía thống đốc thành phố Madras, nhà vua đã buộc phải trao lại quyền che ngực vào năm 1924.

Nhờ hành động dũng cảm của Nangeli mà bộ luật tồi tệ và ghê tởm kéo dài hơn một thế kỷ đã được xóa bỏ. Nơi bà hy sinh thân mình, được người dân đặt tên là Mulachiparambu, có nghĩa là vùng đất của những người phụ nữ có ngực, để tưởng nhớ sự hy sinh to lớn này. 

Người dân tạc ức tượng để tưởng nhớ đến Nangeli.

Người dân tạc ức tượng để tưởng nhớ đến Nangeli.

DL (t/h)

Tin khác

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, tối 22/4, Phó Cục trưởng Cục Di sản Bộ VHTT&DL Nông Quốc Thành đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Đời sống văn hóa
Nghĩa trang dành cho thú cưng 'độc nhất vô nhị' tại Hà Nội

Nghĩa trang dành cho thú cưng "độc nhất vô nhị" tại Hà Nội

(CLO) Nằm sâu trong ngõ 167 phố Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) là một nghĩa trang thú cưng mang tên chùa “Tề Đồng Vật Ngã” do ông Nguyễn Bảo Sinh (87 tuổi) làm chủ - người dành tâm huyết hơn nửa cuộc đời cho nghĩa trang thú cưng đầu tiên tại Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Trưng bày di sản văn hóa Huế tại Điện Biên

Trưng bày di sản văn hóa Huế tại Điện Biên

(CLO) Triển lãm “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” trưng bày hơn 30 hình ảnh tiêu biểu về danh lam thắng cảnh, lễ hội, du lịch, ẩm thực đặc sắc của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được UNESCO công nhận và vinh danh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại Lễ hội đền Thái Vi

Ninh Bình: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại Lễ hội đền Thái Vi

(CLO) Lễ hội Đền Thái Vi là lễ hội lớn của dân làng Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình để tưởng nhớ các vị vua đời Trần. Đây còn là một trong những lễ hội đặc sắc và thu hút nhiều du khách thập phương đến tham gia.

Đời sống văn hóa
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa