Loạn xưng danh trường quốc tế: Ai vá lỗ hổng pháp lý?

Thứ năm, 22/08/2019 11:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tại sao chúng ta vẫn nhan nhản các trường quốc tế? Trường tự phong hay ai cấp phép cho họ hoạt động? Bộ GD& ĐT, Sở GD&ĐT địa phương có biết hay biết mà không xử lý?... là những câu hỏi mà dư luận không thể không đặt ra, cũng như ngành giáo dục không thể không trả lời trước thềm năm học mới.

Không muốn nhắc lại câu chuyện đau lòng tại trường Phổ thông liên cấp (trước đó là trường quốc tế) Gateway nhưng không thể không nhắc. Vì từ sau câu chuyện học sinh lớp 1 tử vong trên xe, người ta mới chú ý đến nhiều vấn đề tồn tại mà dường như ngành giáo dục và những nhà quản lý giáo dục đang bỏ quên hoặc thờ ơ không chú ý. Một trong những vấn đề đó là danh xưng trường quốc tế. Theo Luật Giáo dục 2019, tại Việt Nam chưa có quy định về trường quốc tế và cũng không có văn bản hay tiêu chuẩn cụ thể nào cho những ngôi trường này. Vậy thì tại sao chúng ta vẫn nhan nhản các trường quốc tế? Trường tự phong hay ai cấp phép cho họ hoạt động? Bộ GD& ĐT, Sở GD&ĐT địa phương có biết hay biết mà không xử lý?... là những câu hỏi mà dư luận không thể không đặt ra, cũng như ngành giáo dục không thể không trả lời trước thềm năm học mới.

Việt Nam không có trường quốc tế

Không khó để tra cứu khi chỉ cần vào công cụ Google seach gõ tên Trường Quốc tế sẽ cho ra hàng loạt các kết quả từ các cơ sở mầm non đến các Trường tiểu học, Trung học... thậm chí đến Đại học.

Thế nhưng, sự thật ngã ngửa đã được phơi bày khi vừa qua tại buổi họp báo về vụ việc bé trai lớp 1 tử vong trên xe đưa đón của Trường Quốc tế Gateway (tên đầy đủ là Trường phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway, địa chỉ tại Cầu Giấy - Hà Nội), trả lời câu hỏi của báo chí ông Phạm Ngọc Anh - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy cho biết: Tên Trường Quốc tế không có trong quy định pháp luật. Và rằng trên địa bàn quận không có Trường Quốc tế nào mà chỉ có Trường có yếu tố nước ngoài. 

1939090015698542230556314848725817669434457o-1-15651033663211120329680-crop-15651033857211969935111

Còn ông Phạm Quang Hưng - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT) trong cuộc trả lời báo chí vừa qua về Trường học gắn mác Quốc tế cũng cho biết: Luật Giáo dục 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 quy định Việt Nam chỉ có 3 loại hình trường: Công lập; Dân lập; Tư thục và không có trường Quốc tế. Trong đó, trường dân lập chỉ dành cho bậc học mầm non. Trường tư thục có 2 loại hình là: Trường có vốn đầu tư nước ngoài và trường có 100% vốn đầu tư Việt Nam. Điều lệ trường học do Bộ GD&ĐT ban hành cũng quy định cụ thể cách đặt tên trường gồm 3 thành tố: Trường, cấp học, tên riêng. Theo ông Hưng, trường hợp các trường tự gắn mác Quốc tế bởi đây là từ mà nhiều người thích dùng, với mục tiêu thu hút học sinh, tăng học phí...

Ông Hưng cho báo chí biết thêm, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có chỉ đạo sở GD&ĐT Hà Nội kiểm tra các trường có tên gắn với từ Quốc tế trong toàn TP. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành rà soát việc này trên toàn quốc.

Mới nhất, bên lề Hội nghị tổng kết năm học 2018 - 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của Sở GD&ĐT Hà Nội ngày 12/8 vừa qua, ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở cho biết: TP hiện có 11 trường có thể gọi là “quốc tế” theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Bên cạnh đó, các trường thêm chữ “quốc tế” trong tên trường chỉ có yếu tố nước ngoài, không phải trường Quốc tế.

Phó Giám đốc sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định nếu trong quyết định thành lập không có chữ quốc tế mà trường tự đưa vào để mạo danh, thu hút học sinh, là sai phạm.

Còn Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu, khẳng định: “Hiện nay, các trường tư thục được phép giảng dạy chương trình quốc tế hoặc chương trình tích hợp, họ tự gắn mác trường quốc tế, nên nhiều phụ huynh nghĩ rằng chỉ cần giảng dạy chương trình nước ngoài, đó sẽ là trường quốc tế. Trong khi đó, trường có yếu tố nước ngoài phải do tổ chức nước ngoài thành lập, có vốn đầu tư nước ngoài, dạy chương trình do nước ngoài biên soạn… Mặc dù vốn đầu tư nước ngoài, dạy theo chương trình nước ngoài nhưng các trường này vẫn chịu sự quản lý của UBND các cấp, của Sở Giáo dục và Ðào tạo”. Và theo cơ quan chức năng, hiện TP. Hồ Chí Minh có 21 trường phổ thông được cấp phép và công nhận là trường có yếu tố nước ngoài (hay còn gọi là trường quốc tế), do đó những trường không nằm trong danh sách này chỉ được gọi là trường tư thục.

Tương tự, dù trên toàn quốc hiện có không ít trường đại học, cao đẳng mang danh xưng “quốc tế” nhưng số trường thật sự đạt chuẩn quốc tế, được công nhận chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Như vậy, có thể thấy chữ “quốc tế” mà nhiều trường hiện cố ý tự gắn cho mình đang bị hiểu sai theo hướng trường có yếu tố nước ngoài như: giáo viên người nước ngoài, học sinh được chú trọng học ngoại ngữ, trường có sự liên kết với nước ngoài hoặc lập lờ nhằm đánh bóng, kích thích đánh lừa phụ huynh học sinh và xã hội. Chưa kể nhiều trường chọn đặt tên nước ngoài, dễ gây nhầm lẫn cho phụ huynh khi nhận diện, định tính.

Ðiều đáng nói, việc nhiều cơ sở đào tạo gắn “mác” sai như vậy lại chưa được thanh tra, kiểm tra và xử lý triệt để, dẫn tới tình trạng trường mang danh quốc tế xuất hiện khắp nơi, gây nhiễu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tác động tiêu cực tới các chuẩn mực giáo dục, khiến dư luận bức xúc.

photo-1-1530542275898639385063

Ai vá lỗ hổng pháp lý?

Ông Phạm Quang Hưng - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD&ĐT cho biết, Khoản 1, Điều 48, Luật Giáo dục 2005 quy định hệ thống giáo dục quốc dân có 3 loại hình nhà trường gồm: Trường công lập, trường tư thục và dân lập (trong Luật Giáo dục 2019, loại hình dân lập chỉ áp dụng cho cơ sở giáo dục mầm non). Như vậy, theo quy định hiện hành, pháp luật chỉ quy định 3 loại hình trường nêu trên. Việc đặt tên các trường đã được quy định rõ trong điều lệ trường của các cấp học và Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

Cụ thể, việc đặt tên trường được thực hiện theo quy định sau: Tên trường phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo”, “tên riêng” và không vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Khi xem xét hồ sơ thành lập trường, tùy theo cấp học, UBND cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý tương ứng), căn cứ hồ sơ và đề nghị của cơ sở giáo dục để ra quyết định theo quy định. Nếu tên trường trong quyết định cho phép thành lập không có chữ “quốc tế” mà trường tự thêm vào là sai quy định.

Tuy nhiên, ông Hưng cũng khẳng định, tên gọi nhà trường chưa nói lên tất cả. Do đó, phụ huynh khi lựa chọn trường cho con em, cần xem xét đầy đủ các thông tin như chương trình giáo dục và ngôn ngữ giảng dạy, giáo viên, cơ sở vật chất, học sinh, vốn đầu tư, mô hình quản trị... về nhà trường thông qua nhiều kênh khác nhau như là trang web của trường, của sở giáo dục...

Sau sự việc đau lòng vừa xảy ra tại trường Gateway, Thanh tra Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ ra nhiều sai sót, sai phạm trong công tác quản lý đối với lĩnh vực này. Cụ thể, Sở GD&ĐT TP. Hà Nội chưa kịp thời tham mưu với UBND TP. Hà Nội về công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo trên địa bàn; chưa quản lý được hoạt động liên kết đào tạo đối với các cơ sở giáo dục có hoạt động liên kết đào tạo trên địa bàn TP. Hà Nội; chưa tổ chức thanh tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Chưa kịp thời thanh tra, kiểm tra và phát hiện xử lý một số thiếu sót, sai phạm trong hoạt động liên kết đào tạo và quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ của các đơn vị trên địa bàn.

Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Sở GD&ĐT Hà Nội sớm tổ chức rà soát, thanh tra, kiểm tra những cơ sở giáo dục mang danh quốc tế. Qua thanh tra để nhận diện rõ hơn, quản lý tốt hơn, nâng cao chất lượng giáo dục. Tại Hội nghị tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 đối với giáo dục Trung học, ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cũng tái khẳng định: Bộ GD&ĐT đã và sẽ tiếp tục rà soát các trường có yếu tố nước ngoài.

Trước tình trạng lập lờ gắn mác trường quốc tế như hiện nay, các cơ quan chức năng cần rà soát lại để làm rõ và vá những lỗ hổng về mặt quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục, tránh tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó”, xây dựng một môi trường giáo dục minh bạch và phát triển theo hướng hội nhập nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi và sự an toàn cho thế hệ tương lai.

Khánh An

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn