Lối đi bền vững cho lúa gạo

Thứ sáu, 01/03/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tại hội nghị “Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long” vừa diễn ra, đại diện các tỉnh đề nghị tách HTX nông nghiệp thành một Nghị định riêng, tiến đến ban hành Luật về HTX nông nghiệp để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc của ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo.

Hợp tác xã là giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp

Mặc dù Chính phủ đã kịp thời, khẩn trương vào cuộc chỉ đạo để giải quyết vấn đề về xuất khẩu lúa gạo, giá lúa gạo đã tăng nhẹ 100-300 đồng/kg và nhiều đối tác đã đặt vấn đề nhập khẩu trở lại. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về đảm bảo đầu ra khi các thị trường như Trung Quốc và Philippines chưa mở cửa cùng với đó doanh nghiệp đang tập trung cho các đơn hàng cũ nên chưa đẩy mạnh thu mua, vừa không có đủ hạn mức tín dụng để thu mua lúa cho nông dân.

Phát biểu tại Hội nghị “Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long”, ông Lê Minh Hoan - Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp cho rằng, ngoài việc xử lý tình huống cho vụ Đông Xuân này, vấn đề đặt ra là cần xác lập tầm nhìn dài hạn hơn đối với một ngành hàng có tác động đến hàng triệu nông dân trồng lúa.

Ông cho biết, để không tiếp tục bị giải cứu, để nông dân không còn ngồi trên đống lửa, cần một chương trình hành động cụ thể, đồng bộ, liên tục, kiên trì để thoát khỏi cảnh chi phí cao, chất lượng kém. Không thể tiếp tục sản xuất theo cá thể, mạnh ai nấy làm, mà phải hợp tác cùng nhau một cách tự nguyện. Điều đó cho thấy hợp tác xã là giải pháp duy nhất trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cần xác lập tầm nhìn dài hạn đối với ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo.

Cần xác lập tầm nhìn dài hạn đối với ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo.

Theo ông Hoan, HTX không chỉ dừng lại là liên kết tiêu thụ nông sản cho các thành viên, mà phải tổ chức các hoạt động phân loại, bảo quản, sơ chế, chế biến trong một hay nhiều công đoạn nào đó của chuỗi ngành hàng. Từ đó, nông dân vừa thu về được lợi nhuận từ sản xuất và chuỗi giá trị gia tăng, đồng thời và quan trọng hơn, là lợi ích nhận được từ giảm được chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng nông sản.

Do đó, ông đề nghị cần tách HTX nông nghiệp thành một Nghị định riêng, tiến dần đến ban hành Luật về HTX nông nghiệp. Bên cạnh đó, để xây dựng thương hiệu hạt gạo Việt theo chiến lược dài hạn cần thoát khỏi tư duy mùa vụ của nông dân và tư duy thương vụ của doanh nghiệp. Tư duy “cả hai cùng thắng” phải chi phối cách nghĩ của cả doanh nghiệp và người nông dân.

Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị các doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạo, nhất là 2 đơn vị chủ lực là Vinafood 1 và Vinafood 2 cùng ngồi lại với các địa phương có diện tích sản xuất lúa trọng điểm để cùng hoạch định tầm nhìn chiến lược dài hạn.

Hỗ trợ từ ngân hàng

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thương lái, HTX có nguồn vốn kịp thời thu mua lúa gạo dự trữ cho người dân, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động chỉ đạo các ngân hàng Thương mại cân đối nguồn vốn, tập trung cho vay đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để doanh nghiệp thu mua lúa gạo cho nông dân. NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng phải làm việc trực tiếp, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, xem xét tăng hạn mức vay vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tạo điều kiện để thu mua kịp thời lúa gạo tại khu vực ĐBSCL.

Ông Lê Minh Hưng – Thống đốc NHNN cho biết, tính đến cuối tháng 1/2019, dư nợ cho vay lúa gạo của toàn ngành Ngân hàng ước đạt khoảng 100.000 tỷ đồng. Trong đó, khu vực ĐBSCL, tính đến nay dư nợ cho vay lúa gạo chiếm khoảng 50% tổng dư nợ cho vay lúa gạo cả nước, chủ yếu là cho vay thu mua, tiêu thụ lúa gạo với dư nợ ước khoảng 28.000 tỷ đồng. Trong thời gian tới, NHNN sẽ chỉ đạo các TCTD tiếp cận và hỗ trợ giải quyết vướng mắc các khoản vay của thương nhân kinh doanh lúa gạo xuất khẩu, tiếp tục tập trung nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân sản xuất, kinh doanh, người sản xuất lúa với thời hạn và lãi suất theo Nghị định 55/2018, Nghị định 116/2018 và Nghị định 107/2018 của Chính phủ.

“Ngân hàng cũng sẽ đồng phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu gạo thông qua các chính sách tỷ giá, lãi suất và giá cả hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng trong việc giảm chi phí vay vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian tiếp cận dần với các sản phẩm phái sinh tỷ giá. Sẽ tạo mức lãi suất và giá cả hàng hóa hợp lý để phòng ngừa rủi ro tỷ giá và rủi ro khác trong quá trình kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa” – Ông Hưng khẳng định.q

Nguyễn Hoa

Tin khác

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp