Lối đi nào để sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên "xuất ngoại" ?

Thứ năm, 27/08/2020 08:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, mở ra những cơ hội cho nông sản Việt nâng cao giá trị. Tuy nhiên câu chuyện làm sao để sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên "xuất ngoại" vẫn là một bài toán nan giải.

Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, cơ hội nào cho nhãn lồng Hưng Yên

Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, cơ hội nào cho nhãn lồng Hưng Yên "xuất ngoại"

EVFTA có hiệu lực, cơ hội nào cho nhãn lồng Hưng Yên "xuất ngoại"

Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn, đây cũng là thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam-EU.

Khi được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Theo đó, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sẽ được hưởng thuế suất 0% hoặc miễn thuế theo từng mốc thời gian. Một trong những bài toán xuất khẩu nông sản đi thế giới gặp khó khăn có thể kể đến là đặc sản nhãn lồng Hưng Yên.

Nhãn lồng Hưng Yên được xếp hạng 13 trong số 50 trái cây nổi tiếng của Việt Nam và được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa “Nhãn lồng Hưng Yên hương vị tiến vua”, được công nhận chỉ dẫn địa lý giúp khách hàng nhận biết và thưởng thức sản phẩm chính hiệu Nhãn lồng Hưng Yên.

Dự kiến năm 2020 tỉnh Hưng Yên - nơi có diện tích nhãn lớn thứ 2 cả nước sẽ thu hoạch khoảng 50.000 tấn nhãn và tỉnh Sơn La - nơi có diện tích nhãn lớn nhất cả nước con số này dự kiến lên tới trên 70.000 tấn.

Được biết đến là địa phương nức tiếng với sản phẩm nhãn lồng "trứ danh" nhưng hiện mặt hàng nông sản này của Hưng Yên vẫn chỉ tập trung tiêu thụ ở thị trường trong nước mà chưa thể vươn ra thị trường quốc tế như Sơn La, Hải Dương đã làm được. Điều này khiến nhiều hợp tác xã, người nông dân tâm huyết với cây nhãn tại Hưng Yên không khỏi chạnh lòng...

Việc nông sản “được mùa mất giá” và khó khăn trong khâu bảo quản, tiêu thụ đang khiến đặc sản nhãn lồng Hưng Yên phát triển chưa xứng với tiềm năng

Việc nông sản “được mùa mất giá” và khó khăn trong khâu bảo quản, tiêu thụ đang khiến đặc sản nhãn lồng Hưng Yên phát triển chưa xứng với tiềm năng

Giám đốc Hợp Tác Xã Nhãn Lồng Tiên Châu Nguyễn Quang Điện (xã Hồng Nam, TP.Hưng Yên) chia sẻ, hiện khâu tiêu thụ sản phẩm của đơn vị vẫn gặp nhiều khó khăn khi gặp nhiều vướng mắc về quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Ông Điện bộc bạch, việc có quá nhiều giống nhãn đang được trồng trên địa bàn với chất lượng khác nhau, việc xuất khẩu số lượng lớn, chất lượng đồng đều khó có thể đáp ứng.Người nông dân hiện vẫn thiếu sự định hướng và hỗ trợ cần thiết.dẫn đến khó khăn cho việc sản xuất quy mô lớn.

Còn theo chị Bùi Thị Hường phụ trách kinh doanh của Hợp tác xã sản xuất nhãn lồng Nễ Châu (Xã Hồng Nam - TP. Hưng Yên) cho biết, vụ nhãn năm nay được mùa cho năng suất cao là niềm vui cho bà con nông dân Hợp tác xã và bà con nông dân sản xuất nhãn trên địa bàn.

Tuy nhiên, theo chị Hường, điệp khúc “được mùa mất giá” cộng với mẫu mã quả không đẹp, chất lượng không được như mọi năm đã khiến người dân dù bội thu nhưng thu nhập vẫn eo hẹp.

Khi được biết hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực giúp các mặt hàng nông sản của Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường Châu Âu đem lại giá trị kinh tế cao, chị Hường bày tỏ niềm vui nhưng cũng xen lẫn âu lo bởi đây là thị trường khó tính, những tiêu chí về chất lượng sản phẩm nông sản cực khắt khe.

Chị Hường hé lộ, sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên của chị đã có khách hỏi đặt mua sang Đức với giá trên 300.000 đồng/kg, cao gấp 10 lần thị trường trong nước. Tuy nhiên những khó khăn về quy trình, tiêu chuẩn cũng như việc vận chuyển sang đó đang là những khó khăn lớn nhất đối với chị.

Cần có một trung tâm chiếu xạ quy mô lớn

Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần có những định hướng và hỗ trợ bà con trong việc sản xuất, bảo quản nông sản để đưa nhãn lồng Hưng Yên

Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần có những định hướng và hỗ trợ bà con trong việc sản xuất, bảo quản nông sản để đưa nhãn lồng Hưng Yên "xuất ngoại"

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tới các thị trường quốc tế phải được chiếu xạ cũng như được bảo quản theo quy trình để giữ được chất lượng tốt. Nhưng thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cũng như khu vực phía Bắc chưa có một cơ sở chiếu xạ quy mô lớn.

Ông Vũ Duy Hân, Bí thư, Chủ tịch UBND xã Hồng Nam nêu thực trạng tồn tại bấy lâu nay khi sản phẩm nhãn lồng nổi tiếng của địa phương vẫn chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước và chưa có cơ hội để xuất khẩu đi thị trường quốc tế. Điều này khiến giá trị nông sản chưa được nâng tầm.

Ông Bùi Tuấn Anh - Trưởng phòng kinh tế TP. Hưng Yên nêu một thực trạng bức bách,hiện chỉ tính riêng trên địa bàn Thành phố Hưng Yên đã có tới hơn 40 giống nhãn khác nhau, nếu xuất khẩu chỉ một loại chất lượng cao với số lượng hàng trăm tấn thì không thể đáp ứng. Các hợp tác xã đã và đang vận động các thành viên dần chuyển sang trồng từ 1 đến 2 giống nhãn chủ lực.

Cũng theo ông Tuấn Anh, địa phương cũng đã có những kiến nghị, đề xuất với các cấp ban ngành để hỗ trợ kho lạnh bảo quản, các điều kiện, phương tiện khoa học kỹ thuật giúp bà con nâng cao chất lượng nông sản. Tuy nhiên, hiện những hỗ trợ này vẫn chưa tới được tay người nông dân.

Theo chia sẻ của ông Vũ Duy Hân, năm 2015, tỉnh Hưng Yên có thí điểm xuất khẩu khoảng 1 tấn nhãn lồng nổi tiếng của địa phương sang Mỹ để quảng bá và tiếp cận thị trường. Nhưng đến nay vẫn chưa có những tổng kết, đánh giá để tìm hướng đi cho nông sản chủ lực...

Bí thư, Chủ tịch UBND xã Hồng Nam kiến nghị, các Bộ ngành, cơ quan chức năng cần có những biện pháp hỗ trợ để người dân phát triển sản xuất. Đặc biệt là xây dựng một trung tâm chiếu xạ quy mô lớn để xử lý giúp bảo quản nông sản, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó là có những hợp đồng xuất khẩu chính ngạch giúp tiêu thụ sản phẩm nông sản địa phương.

Hoàng Lan

Tin khác

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

(CLO) Trong quý 1/2024, lợi nhuận của CTCP Thuỷ Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) sụt giảm tới 99,6% chỉ còn hơn 1,8 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
UBCKNN nghe ý kiến của các tổ chức nước ngoài về nâng hạng thị trường chứng khoán

UBCKNN nghe ý kiến của các tổ chức nước ngoài về nâng hạng thị trường chứng khoán

(CLO) UBCKNN vừa làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - Bảo hiểm
Vinaconex (VCG) lợi nhuận giảm nửa, vẫn đặt mục tiêu 2024 tăng 2,4 lần

Vinaconex (VCG) lợi nhuận giảm nửa, vẫn đặt mục tiêu 2024 tăng 2,4 lần

(CLO) Dù doanh thu tăng trưởng trong năm 2023 nhưng lợi nhuận của Vinaconex (VCG) vẫn sụt giảm một nửa. Nguyên nhân do chi phí lãi vay tăng cao đi cùng với thua lỗ tại công ty liên kết.

Tài chính - Bảo hiểm