Lợi dụng suy kiệt nguồn cung, một số doanh nghiệp BĐS TP.HCM đã đẩy giá nhà lên cao

Chủ nhật, 24/01/2021 14:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, ngoài yếu tố khan hiếm trầm trọng nguồn cung, giá nhà ở tại TP.HCM tăng mạnh trong năm 2020 cũng do chủ đầu tư muốn “tối đa hóa lợi nhuận”, nên đã đẩy giá nhà luôn trong xu thế tăng.

Nguồn cung bất động sản TP.HCM bị suy giảm mạnh (Ảnh minh họa)

Nguồn cung bất động sản TP.HCM bị suy giảm mạnh (Ảnh minh họa)

Theo số liệu của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), bất chấp đại dịch Covid-19, giá nhà vẫn tăng nóng trong năm 2020.

Đơn cử, căn hộ tại khu trung tâm TP.HCM, bao gồm cả khu đô thị Thủ Thiêm, giá bán đã tăng lên khoảng 5.000 USD - 7.000 USD/m2 (khoảng 115 triệu - 161 triệu đồng/m2).

Ngay cả khu vực vùng ven như quận 9, giá căn hộ cũng trên dưới 2.000 USD/m2 (khoảng 46 triệu đồng/m2), tùy thuộc vào dự án.

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, sở dĩ giá nhà ở tại TP.HCM tăng cao trong 3 năm gần đây, là nguồn cung trên thị trường ngày càng suy kiệt.

Cụ thể, trong năm 2020, tổng nguồn cung căn hộ tại TP.HCM đạt 17.579 sản phẩm, thuộc 56 dự án, giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết: Trong năm 2020, Sở Xây dựng đã chuyển đến Sở Kế hoạch - Đầu tư, đề nghị chấp thuận chủ trương 61 dự án mới (giảm 46% so với năm 2019). Tuy nhiên, không có dự án nào được chấp thuận. Như vậy, trong thời gian tới, nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM tiếp tục khan hiếm.

“Nếu như năm 2017, số lượng dự án nhà ở mới được cấp phép lên tới 130 dự án, năm 2018 là 122 dự án. Thì rõ ràng, nhìn vào số liệu của cả 2 năm 2019 và năm 2020, số lượng dự án mới được cấp phép đã giảm đi rõ rệt”, ông Châu cho biết.

Chủ tịch HoREA giải thích: Hiện tại, các cấp chính quyền của thành phố hạn chế cấp phép cho các dự án mới, bởi 7 “vướng mắc” đã tồn tại trong nhiều năm.

7 “vướng mắc” này bắt nguồn từ sự thiếu đồng bộ, thiếu tính liên thông của một số quy phạm pháp luật.

“Ngoài ra, trong thời gian qua, trong khi TP.HCM bị ách tắc đầu vào khi vướng phải quy trình thủ tục đầu tư xây dựng đối với dự án nhà ở thương mại. Trong khi đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác vẫn thực hiện bình thường, không vướng. Như vậy, nhận thức của cán bộ công chức TP.HCM trong quá trình thực thi pháp luật đang có nhiều bất cập”, ông Châu cho biết.

Cũng theo ông Lê Hoàng Châu, ngoài yếu tố khan hiếm trầm trọng nguồn cung, giá nhà ở tại TP.HCM tăng mạnh trong năm 2020 cũng do chủ đầu tư muốn “tối đa hóa lợi nhuận”, nên đã đẩy giá nhà luôn trong xu thế tăng.

Phân tích rõ hơn về quan điểm này, ông Châu nói: Thị trường bất động sản TP.HCM đang có 2 vấn đề, thứ nhất là cầu nhiều hơn cung; thứ hai là cơ cấu các sản phẩm bất động sản cao cấp áp đảo so với dòng sản phẩm bình dân, vừa túi tiền.

Dù vậy, bất chấp nguồn cung khan hiếm, tỷ lệ hấp thụ dự án của TP.HCM luôn rất cao, bình quân lên tới 70% - 80% qua các đợt mở bán nhà ở trong năm 2020.

“Như vậy, lợi dụng cầu vượt cung, đã có một số chủ đầu tư muốn “tối đa hóa lợi nhuận”, nên đã đẩy giá nhà lên cao”, vị chuyên gia này phân tích.

Giới chuyên gia cho rằng, để giúp giá nhà ở tại TP.HCM đi xuống, quan trọng phải tăng nguồn cung dòng sản phẩm nhà ở giá thấp, phù hợp với túi tiền của người dân.

Tuy nhiên, để làm được điều này, Chính phủ, cùng UBND TP.HCM phải tháo gỡ các vướng mắc về mặt pháp lý. Đồng thời, phải có cơ chế, chính sách hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp quay trở lại dòng sản phẩm nhà ở giá thấp.

“Để khơi thông nguồn cung nhà ở giá thấp, Nhà nước và các doanh nghiệp phải cùng đồng hành với nhau, tìm ra các giải pháp tốt nhất để thực hiện các định hướng phát triển nhà ở cho đa số người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở đô thị cũng như vùng nông thôn”, ông Châu nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, Chính phủ, Bộ Xây dựng nên xem xét rút ngắn thủ tục chuẩn bị đầu tư xuống 1 - 2 năm/dự án.

Theo ông Đính, hiện nay thời gian thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án kéo rất dài làm phát sinh chi phí. Theo tính toán, chi phí dành cho các thủ tục chuẩn bị đầu tư đang chiếm từ 10% đến 20% giá thành đặc biệt là các dự án ở các đô thị lớn và vùng khu vực trung tâm các đô thị.

 “Đơn cử một dự án khi mới nghiên cứu đầu tư giá chỉ trên 20 triệu/m2 nhưng khi hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư kéo dài 5 năm, thậm chí 10 đến 15 năm chi phí tăng lên trên 30 triệu/m2 thì mới hoàn vốn. Do đó, cần phải giảm thời gian phê duyệt dự án, từ đó giá nhà mới được kiểm soát”, ông Đính nhấn mạnh.

Lâm Vũ 

Tin khác

Lý do Vinhomes Grand Park được giới trẻ chọn là “mảnh đất vàng” khởi nghiệp

Lý do Vinhomes Grand Park được giới trẻ chọn là “mảnh đất vàng” khởi nghiệp

(CLO) Giới trẻ đang đua nhau đổ về đại đô thị sầm uất và đáng sống bậc nhất khu Đông để tìm kiếm không gian sống “chất”, sống tận hưởng thời thượng. Đây cũng là nơi có sẵn hệ sinh thái, môi trường lý tưởng cho người trẻ khởi nghiệp bền vững.

Bất động sản
Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

(CLO) Đợt tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản
Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

(CLO) Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường bất động sản nhà ở khu vực phía Tây.

Bất động sản
Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản
Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

(CLO) Giá chung cư liên tục lập đỉnh, nhiều người chuyển hướng sang mua nhà tập thể cũ. Tuy nhiên, với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cùng với những bất tiện khi sinh sống tại nhà tập thể cũ, khách xem cầm tiền tỷ ngậm ngùi từ bỏ ý định mua nhà.

Bất động sản