Lời kêu gọi khiến Google “rối não”

Thứ năm, 24/10/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày 23/10, đại gia công nghệ Google được phen giật mình bối rối trước việc khoảng 800 nhà báo cùng đặt bút ký vào bức thư ngỏ đăng trên các báo kêu gọi các chính phủ đảm bảo rằng Google và các công ty công nghệ khác phải tuân thủ đạo luật Bản quyền mới của EU.

Hiệu ứng của Luật Bản quyền

Ngày 26/3/2019, sau rất nhiều tranh cãi, Nghị viện châu Âu đã đi đến đồng thuận cuối cùng với Chỉ thị bản quyền (Copyright Directive). Trong đạo luật này, được chú ý nhất và cũng gây tranh cãi nhiều nhất là điều 11, hay còn gọi là “thuế dẫn link” (link tax) và điều 13, hay còn gọi là “bộ lọc tải lên” (upload filter). Điều 11 quy định các công cụ tìm kiếm và các nền tảng tích hợp tin tức phải trả tiền để sử dụng đường link từ các trang tin tức. Điều này có nghĩa các đơn vị xuất bản tin tức như các tờ báo được quyền tính phí các nền tảng như Google News, khi họ dẫn lại các đường dẫn kết nối tới tin tức. Điều 13 yêu cầu các trang như YouTube phải có trách nhiệm ngăn chặn người dùng tải lên những nội dung có bản quyền. Chỉ thị này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 24/10 và sẽ đảm bảo cho các hãng tin được trả tiền nhuận bút khi sản phẩm của họ được đăng tải trên mạng.

getty-googleplex-office-1

Từ nhiều năm nay, châu Âu là châu lục lên tiếng phản ứng gay gắt nhất việc việc các nền tảng số hóa  này tự động lấy bài, ảnh. Điều đáng nói là các nền tảng số hóa thu được tiền quảng cáo trên trang mạng, chưa kể lợi nhuận từ việc thu thập và kinh doanh dữ liệu của người dùng, trong khi những người tham gia sản xuất nội dung lại không được hưởng lợi khi nội dung của mình bị sử dụng lại.

Pháp đã trở thành quốc gia EU đầu tiên đưa Chỉ thị bản quyền chính thức trở thành luật khi ngày 23/7, Hạ viện Pháp đã thông qua luật cải cách tác quyền nhằm đảm bảo rằng giới truyền thông sẽ được thanh toán tác quyền cho những nội dung gốc, đặc biệt là tin tức, được đăng tải trực tuyến bởi các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Google hay Facebook.

Cú răn đe với Google

Luật thì rất rõ và đầy tính răn đe như vậy nhưng với một “đại gia công nghệ”  đang sở hữu tiếng nói đầy thế lực như Google thì dường như chẳng mấy tác động. Không những thế, cách đây tròn một tháng, ngày 25/9,  phía Google còn lạnh lùng tuyên bố thẳng sẽ không trả tiền cho các hãng tin tức, truyền thông với việc đăng lại những nội dung báo chí gốc. Có vẻ như trong quan điểm của Google, “đại gia công nghệ” này luôn là người mang lại lợi ích cho các đơn vị sản xuất tin tức và bởi vậy chính các đơn vị sản xuất tin tức- báo chí phải mang ơn Google.

Thời điểm đó, ông Richard Gingras - Phó Chủ tịch phụ trách tin tức của Google, lạnh lùng tuyên bố với giới báo chí rằng vấn đề còn lại sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mọi cơ quan thông tấn, báo chí có trụ sở tại châu Âu, xem họ có quyết định cho phép Google hiển thị những đoạn nội dung ngắn từ các bài báo hay các hình ảnh thumbnail đi kèm trong các kết quả tìm kiếm của Google tại Pháp hay không, và nếu họ chấp nhận, các cơ quan thông tấn sẽ không được nhận gì từ Google. Thậm chí, ông Richard Gingras còn cứng rắn “tỏ thái độ” rằng: “Chúng tôi không chi trả cho các đường dẫn được hiển thị trong các kết quả tìm kiếm vì điều đó sẽ hủy hoại lòng tin của người sử dụng”.

Thái độ này của Google đã khiến các cơ quan báo chí châu Âu “nóng mặt”. Thế nên mới có chuyện ngày 23/10, khoảng 800 nhà báo, trong đó có các phóng viên ảnh, nhà làm phim và các giám đốc điều hành (CEO) của các công ty truyền thông, đã ký vào bức thư ngỏ đăng trên các tờ báo khắp châu Âu, kêu gọi các chính phủ đảm bảo rằng Google và các công ty công nghệ khác phải tuân thủ đạo luật bản quyền mới của EU.

Lá thư nêu rõ: “Đạo luật có nguy cơ mất hoàn toàn ý nghĩa ngay trước khi có hiệu lực. Tình hình hiện nay, khi Google đang được hưởng hầu hết thu nhập từ quảng cáo nhờ việc đăng phát các tin tức mà họ không phải trả tiền, là không thể chấp nhận được, và đã đẩy truyền thông vào cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng”. Các nhà báo gọi động thái của Google là “sự sỉ nhục mới đối với chủ quyền của quốc gia và của toàn châu Âu”.

Động thái mới này của giới báo chí châu Âu cho thấy, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Dường như đã đến lúc đại gia như Google cũng phải nhìn lại mình và thay đổi cách ứng xử. Chuyện “một người làm một người kiếm”, chẳng phải với giới báo chí ở châu Âu, mà với mọi đối tượng, mọi nơi, đều là điều không thể chấp nhận. Thế nên việc các ông lớn công nghệ như Google kiếm bộn tiền từ việc quảng cáo đi kèm với những kết quả tìm kiếm hiển thị nội dung thông tin gốc của họ mà không có động thái chia sẻ nguồn lợi này là việc không thể kéo dài mãi được.

Dường như đã đến lúc đại gia như Google cũng phải nhìn lại mình và thay đổi cách ứng xử. Chuyện “một người làm một người kiếm”, chẳng phải với giới báo chí ở châu Âu, mà với mọi đối tượng, mọi nơi, đều là điều không thể chấp nhận.

Hà Anh

Tin khác

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h
Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

(CLO) Chính phủ Colombia đã ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Argentina ở Bogota sau khi Tổng thống Argentina Javier Milei “phát biểu xúc phạm” người đồng cấp Colombia.

Thế giới 24h
Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

(CLO) Hàng chục tín đồ đã thiệt mạng sau khi một chiếc xe buýt đi dự Lễ Phục sinh lao xuống vách đá ở tỉnh Limpopo của Nam Phi vào thứ Năm (28/3).

Thế giới 24h
Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

(CLO) Chính phủ Mỹ hôm thứ Năm (28/3) đã trao cho bang Maryland 60 triệu USD cứu trợ khẩn cấp liên bang để ứng phó với vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore, một khoản giải ngân rất nhanh sau một thảm họa như vậy.

Thế giới 24h