Lời khai “chạy đại biểu Quốc hội” của bị cáo Châu Thị Thu Nga không có giấu giếm gì

Thứ bảy, 18/11/2017 15:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, sáng 18/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội tiến hành chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.

Nội dung chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tập trung vào giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử, nhất là công tác xét xử về dân sự, hành chính, chống tham nhũng; việc nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp...

Phiên xử vụ án Châu Thị Thu Nga không có sự cố

Trả lời chất vấn của đại biểu về vụ án Châu Thị Thu Nga, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, khi có dư luận báo chí nêu việc Hội đồng xét xử không cho bị cáo khai về việc chi tiền “chạy” vào đại biểu Quốc hội, thậm chí có báo nói cắt điện 30 giây, ngay lập tức tôi yêu cầu kiểm tra từ hồ sơ vụ án, kỹ thuật phòng xét xử, yêu cầu chủ toạ, thẩm phán báo cáo giải trình và gặp luật sư.

Báo Công luận
 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, kết quả kiểm tra cho thấy phòng xét xử diễn ra bình thường, không có sự cố. Trong hồ sơ vụ án có tất cả tài liệu như lời khai của Châu Thị Thu Nga, quyết định tách án, biên bản đối chất của bị cáo Nga và các đối tượng liên quan. 

Chánh án Nguyễn Hòa Bình lý giải, việc chủ toạ phiên toà dừng việc không cho khai tiếp vì vụ án đã được tách ra, luật cho phép việc này. Trên thực tế, đã có nhiều vụ án được tách, như vụ Ngân hàng Xây dựng được tách thành 3 vụ. Nếu trong phiên toà xuất hiện tình tiết mới mà chưa tách án thì trách nhiệm thẩm phán phải thẩm vấn làm rõ, còn ở đây tách án nên được phép không cần tiếp tục. Như vụ OceanBank, lần xuất hiện chi tiết thất thoát 800 tỷ thì phải làm rõ, nhưng sau đó có quyết định khởi tố điều tra riêng thì lại không tiếp tục nữa.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khẳng định, lời khai của bị cáo Châu Thị Thu Nga có trong hồ sơ vụ án, không có bất cứ giấu giếm gì. Bị cáo khai việc chi tiền cho hai mục đích là cho hội đồng bầu cử địa phương để có tên trong danh sách ứng cử; chi giải quyết việc báo chí viết về bằng tiến sĩ giả của Châu Thị Thu Nga ở thời điểm đó. Chi cho mục đích thứ nhất hai phần, mục đích thứ hai một phần.

Bị cáo Nga cũng khai rằng, do biết một doanh nhân có quan hệ rộng ở Hà Nội nên chủ động gặp, đưa tiền nhiều lần, có lần 100.000, có lần 200.000 USD ở các địa điểm khác nhau, nhưng anh này mang đi đâu làm gì thì Nga không biết. Việc đưa tiền theo lời khai của bà Nga chỉ có 2 người nên không có chứng cứ gì. Còn khi đối chất tại toà, anh này nói có quen Nga nhưng không nhận tiền và không biết sự việc. “Do đó, việc tòa tách án là cần thiết. Khi làm rõ tình tiết được tách thì sẽ có phiên toà công khai khác”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu rõ.

Xử lý DN nợ bảo hiểm xã hội “vướng về mặt luật”

Nêu thực trạng, hiện nay, số doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội kéo dài làm cho người lao động và cán bộ công đoàn rất bức xúc trong khi Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định tổ chức công đoàn có quyền đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền và lợi ích chính đáng của người lao động không bảo đảm. Vừa qua các đơn khởi kiện của tổ chức công đoàn đều bị toà án trả lại. Đại biểu Quốc hội Trương Thị Bích Hạnh (Bình Dương) chất vấn: Nguyên nhân là gì và đâu là giải pháp để tổ chức công đoàn có thể thực hiện quyền khởi kiện?

Báo Công luận
 Đại biểu Trương Thị Bích Hạnh (Bình Dương) chất vấn

Trả lời vấn đề này, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, hiện còn 102.900 đơn vị nợ bảo hiểm với số tiền 14.700 tỷ đồng. Bảo hiểm Xã hội đã khởi kiện 8.840 vụ, yêu cầu trả 6.000 tỷ đồng. Tòa án các cấp đã xử 3.986 vụ, trả lại 1.400 đơn… Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là quy định của luật giao bảo hiểm có quyền kiểm tra, xử phạt, sau khi kiểm tra xử phạt theo trình tự hành chính xong thì Tòa mới giải quyết. Tòa có công văn yêu cầu không thụ lý đơn vì không đúng với quy định của quy trình tố tụng hiện hành. 

Theo một số văn bản, Liên đoàn Lao động có quyền khởi kiện các doanh nghiệp. Thời gian qua, Công đoàn đã khởi kiện 138 vụ. Quá trình xét xử cũng vướng về một số quy định pháp lý. Đó là đại diện công đoàn không được người lao động ủy quyền, nên thông tin ra trước Tòa để bảo vệ phần khởi kiện là không chắc chắn. Mặc dù kiện nhưng lại không bảo vệ được.

Do vướng về mặt luật, vì xem đây là kiện dân sự nên bên nguyên đơn và bị đơn bình đẳng với nhau. Theo nguyên tắc thì việc gì tốt ở đôi bên thì có quyền thỏa thuận. Trong trường hợp này thì công đoàn khởi kiện nhưng công đoàn lại không có quyền thỏa thuận về đóng bảo hiểm. Do đó, vụ án cũng không giải quyết được, Chánh án cho biết. 

Về giải pháp tháo gỡ, theo Chánh án, đây là thực tế nóng, muốn hay không thì cũng phải giải quyết, bởi nếu để nợ đọng bảo hiểm thì không bảo đảm quyền lợi của người lao động khi nghỉ hưu hay đi khám chữa bệnh. Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự, theo đó, sau ngày 1/1/2018, các hành vi vi phạm đến nợ bảo hiểm bắt buộc thì coi là tội phạm. “Nếu vụ án hình sự xảy ra, cơ quan điều tra vào cuộc, viện kiểm sát truy tố thì trách nhiệm của Tòa án các cấp phải thụ lý”, Chánh án  nói.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết thêm, trách nhiệm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cũng có Nghị quyết- việc này đang được triển khai, ban hành Nghị quyết hướng dẫn xét xử các vụ án hình sự liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Chưa hoàn toàn đồng tình với phần trả lời của Chánh án Nguyễn Hoà Bình, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, nếu buộc công đoàn phải nhận được uỷ quyền có đóng dấu, chữ ký thì “vượt qua cả Hiến pháp”.

"Tôi là giáo viên dạy môn này, tôi là người đi tranh tụng về môn này thì tôi không bao giờ dạy sinh viên thế cả vì Hiến pháp là to nhất. Chúng ta phải tôn trọng Hiến pháp và không thể đặt ra quy định khác", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng không đồng tình doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội chỉ được xử lý dân sự. "Xử lý hình sự hay không thì là vấn đề khác. Nhưng chiếm đoạt bảo hiểm người lao động là hành vi vi phạm pháp luật, nó phải được xét xử chứ không phải chỉ là đi khởi kiện", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng khẳng định.

Đại biểu cũng cho rằng, không thể buộc tổ chức công đoàn hay một tổ chức nào hay một người lao động nào đại diện cho người lao động đứng ra khởi kiện trước tòa. "Hàng trăm nghìn người lao động tại sao lại bắt họ ra toà án, toà án nào xét xử được và dường như chúng ta đang đi theo hướng khác, gây khó khăn cho chính bản thân toàn hệ thống của chúng ta", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu vấn đề. 

Báo Công luận
 Đại biểu Nguyễn Chiến (Hà Nội) 

Đại biểu Trương Thị Bích Hạnh (Bình Dương) thì cho rằng, hiện nay, có đến 4 luật quy định quyền tổ chức công đoàn được đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động bị xâm phạm. Quyền của tổ chức công đoàn cũng chính là trách nhiệm của Công đoàn đối với người lao động. Tuy nhiên, nếu pháp luật có quy định, nhưng thực tế không thực hiện được thì pháp luật chỉ nằm trên giấy- đại biểu Trương Thị Bích Hạnh nêu quan điểm.

Do đó, đại biểu Trương Thị Bích Hạnh đề nghị Quốc hội tiến hành nghiên cứu, rà soát tháo gỡ vướng mắc này từ quy định của pháp luật.


PV


Tin khác

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

(CLO) Tối ngày 26/4/2024, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. 

Tin tức
Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức