Lời khuyên nào cho các nhà đầu tư BĐS trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19?

Thứ ba, 24/03/2020 19:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhiều nhà đầu tư bất động sản (BĐS) lo lắng, không biết nên cắt lỗ, giữ tiền mặt, vẫn “ôm hàng” hay tiếp tục đầu tư?

Sự kiện: BĐS

Khó khăn chồng chất

Dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, do đó, nhiều chủ đầu tư đã phải hoãn kế hoạch “bung hàng” trong những tháng đầu năm 2020. Một phần vì khách hàng lo sợ dịch bệnh nên ít quan tâm mua bán BĐS, một phần do thị trường ít các sản phẩm mới từ giai đoạn trước bởi những vướng mắc về cơ chế chính sách.

Ghi nhận trên phạm vi cả nước, không chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, thị trường BĐS tại các địa phương khác như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc cũng “án binh bất động”. Nếu như thời gian trước, đất nền là những sản phẩm được nhiều nhà đầu tư quan tâm thì nay, sản phẩm này cũng đã hạ nhiệt.

Nhiều nhà đầu tư lo lắng về việc nên giữ BĐS, hay “ôm” đợi thị trường ấm lại

Nhiều nhà đầu tư lo lắng về việc nên giữ BĐS, hay “ôm” đợi thị trường ấm lại

Cuối năm 2019, nhiều chuyên gia đưa ra cảnh báo năm 2020 là năm rất khó khăn của thị trường BĐS khi hàng loạt chính sách đang thắt lại đối với ngành này. Đến đầu năm 2020, cộng thêm dịch bệnh Covid-19 bất ngờ xảy đến, khiến tất cả thị trường ngừng trệ, hàng trăm nghìn tỷ đồng đang bị “chôn vùi” ở những dự án dở dang chưa bán được.

Đại diện một sàn giao dịch BĐS tại Hà Nội chia sẻ, hiện các sàn và nhiều khách hàng đứng ngồi không yên khi rất nhiều sản phẩm đang đầu tư không thể “thoát” được.

Trước thực trạng đó, rất nhiều câu hỏi được các nhà đầu tư băn khoăn là nên cắt lỗ, giữ tiền mặt hay tiếp tục giữ hàng chờ đợi thị trường ấm lên? Theo chia sẻ của đại diện sàn giao dịch nói trên, khó có thể đưa ra lời khuyên trong giai đoạn này, mà tuỳ thuộc vào tình hình tài chính của nhà đầu tư, cũng như phụ thuộc vào vị trí dự án hiện tại có tiềm năng hay không.

Nhận định về tác động của dịch Covid-19, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam cho hay: “Kinh tế khó khăn là tình hình chung trên toàn cầu liên quan đến dịch Covid-19. Các ngành nghề khác đều khó khăn, từ sản xuất, tiêu dùng, xuất nhập khẩu, ngân hàng đều “ì ạch”, tất yếu dòng tiền không thể chuyển vào bất động sản được”.

Mặc dù vậy, ông Đính vẫn cho rằng, đất nền các tỉnh và ven đô vẫn là “vua”, tiền mặt giữ chỉ để an toàn trong thời điểm nhất định, còn chung cư là sản phẩm khó có lãi nhất, vì đa phần khách hàng hiện nay có nhu cầu thật, mua để ở.

Ông Đính nhấn mạnh thêm: “Việc đầu tư vào đất nền phải là đầu tư dài hạn. Không có chuyện thị trường sốt nóng hay tăng giá mạnh trong thời gian tới”.

Cân nhắc yếu tố dòng tiền

Nói về thị trường BĐS trong thời điểm này, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội cho rằng, về phân khúc đất nền, ngoài đất nền các tỉnh đang phát triển, thì đất nền ven đô như huyện Đan Phượng, Đông Anh, Hoài Đức (Hà Nội) sắp tới có thể chiếm tới 57% nguồn cung tương lai bởi có các dự án quy mô lớn. “Hiện nay, quỹ đất các khu vực này cũng dồi dào, thị trường BĐS đang ở giai đoạn đầu phát triển, có nhiều tiềm năng đang chờ khai thác. Hơn nữa, theo lộ trình từ năm 2020 - 2025, các huyện này được xem xét xây dựng trở thành quận, có những tiêu chí đang cần phải thực hiện như tiêu chí dân số, diện tích, cấu trúc kinh tế, phát triển hạ tầng… Do đó, các huyện này cần thời gian để có hoàn thiện được”, bà Hằng cho biết.

Về thị trường căn hộ, bà Hằng cho hay: “Giá của căn hộ vẫn đang tăng, nhưng chỉ ở những khu vực gần trung tâm, khi hạ tầng xã hội và giao thông đã đầy đủ như Mỹ Đình (Hà Nội), vì nhiều người có nhu cầu mua để ở và cho thuê. Còn tại những khu vực xa trung tâm, mức giá đã được thiết lập thì khả năng tăng giá không cao”.

Riêng với phân khúc căn hộ cao cấp mua để sử dụng, khách hàng hiện không quá quan tâm đến chuyện tăng giá trong ngắn hạn. Với những khách hàng mua đầu tư thì tỷ suất cho thuê không cao, điều đó cũng ảnh hưởng đến khả năng tăng giá của khu vực này.

Trước diễn biến của thị trường BĐS thời gian vừa qua, một số chuyên gia cũng cho rằng, nhà đầu tư không phải là hết cơ hội. Việc của các nhà đầu tư lúc này là cơ cấu lại danh mục xem BĐS nào nên giữ, nên bán hoặc nếu sản phẩm đó kinh doanh được thì phải dựa trên mục tiêu, mong muốn và đặc biệt là nguồn tiền của các nhà đầu tư.

Một số chuyên gia đưa ra lời khuyên, nếu là chung cư phân khúc trung bình ở gần khu vực trung tâm, nhà đầu tư không nên lo lắng quá, vì đây là phân khúc sẽ thiếu trong thời gian dài. Còn nếu là phân khúc cao cấp thì nên bán, thậm chí có thể cắt lỗ để giữ tiền.

Còn đầu tư đất nền ven đô hay các tỉnh, tuỳ thuộc vào khu vực để giữ. Chẳng hạn như ở Hoài Đức, Đông Anh, Đan Phượng, nhà đầu tư không nên quá lo lắng vì khu vực này sẽ phát triển trong tương lai khi Hà Nội mở rộng đô thị hơn nữa. Với đất nền các tỉnh, nếu khu vực đó trong quy hoạch phát triển của địa phương thì nhà đầu tư không nên bán tháo mà cần bình tĩnh chờ đợi.

Điều quan trọng, theo các chuyên gia đó là. Nếu là nguồn tiền không phải vay ngân hàng, hoặc không lo lắng về khả năng trả nợ trong ngắn hạn từ 3 - 5 năm tới thì có thể giữ BĐS, còn nếu không đảm bảo được khả năng trả nợ của nguồn tiền đang đi vay thì nhà đầu tư có thể bán, thậm chí là chấp nhận cắt lỗ để thu tiền về, đảm bảo an toàn trước mắt.

Thủy Tiên

Tin khác

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản
Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì 'lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó'

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì "lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó"

(CLO) Ngay cả sau khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý tốt hơn mong đợi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn quyết định giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP cả năm đối với nước này.

Bất động sản
Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

(CLO) Trong giai đoạn quý I/2024, với các dấu hiệu ấm lên của thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng như lực lượng môi giới đã bắt đầu hoạt động trở lại. Đánh dấu bước đệm cho một chu kỳ mới của thị trường sắp bắt đầu.

Bất động sản
Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý việc 'thổi giá' chung cư

Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý việc "thổi giá" chung cư

(CLO) Trước đà tăng nóng của chung cư, Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi đầu cơ, làm giá, thổi giá chung cư, báo cáo Bộ trước ngày 20/4.

Bất động sản
70% nhà đầu tư bất động sản đã chấp nhận 'xuống tiền'

70% nhà đầu tư bất động sản đã chấp nhận 'xuống tiền'

(CLO) Với diễn biến tích cực của thị trường bất động sản trong quý đầu năm 2024, tâm lý của nhà đầu tư đã được cải thiện và bắt đầu quyết định "xuống tiền" sau quãng thời gian dài đứng ngoài quan sát.

Bất động sản