(NB&CL) 6 tháng đầu năm, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên kết quả của ngành ngân hàng vừa qua đã phần nào xóa bớt gam màu u ám. Thế nhưng, khi dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại, các chuyên gia kinh tế dự báo, ngành ngân hàng lần này sẽ gặp “cú đá kép”.
Bức tranh “đơn sắc”
Đánh giá từ các chuyên gia cho thấy, để chống chọi với dịch bệnh trở lại, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ ban hành thêm nhiều chính sách để hỗ trợ nền kinh tế. Trong khi, các doanh nghiệp mọi hoạt động vốn đang mong manh nay gặp lại “cú sốc” này thì mọi kế hoạch cũng rất dễ dàng đổ vỡ. Riêng với người dân thì ngành ngân hàng không thể hy vọng kích cầu vì thắt lưng buộc bụng cũng là cách hỗ trợ nền kinh tế lúc này.
Dịch Covid–19 trở lại lần này được các chuyên gia dự báo sẽ khiến ngành ngân hàng - vốn là xương sống của nền kinh tế gặp cú “đá kép”.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng đúng hạn với dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng lên tới khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống. Trong đó tập trung vào các ngành như công nghiệp chế biến - chế tạo, vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch, giáo dục - đào tạo và thực tế này tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.
“Bức tranh” ngành ngân hàng trong 6 tháng đầu năm được PGS TS Đỗ Hoài Linh, Viện Ngân hàng - Tài chính (Đại học Kinh tế quốc dân) khái quát: “Chưa thoát qua gam màu u ám mà trước hết ở mảng tăng trưởng tín dụng”.
Bởi theo số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước nửa đầu năm 2020, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt khoảng trên 2%, chưa bằng 1/2 cùng kỳ năm 2019. Hệ thống ngân hàng đã rất tích cực triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cùng với đó, lãi suất cho vay giảm mạnh từ 0,5 - 2,5%, thậm chí có ngân hàng còn giảm lãi suất cho vay tới 3 - 4%/năm.
Ngoài ra, vẫn có một số “điểm sáng” trong hoạt động tín dụng nửa đầu năm là dòng chảy tín dụng vẫn đang hướng nhiều vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên. Đơn cử tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 4,94%, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao tăng 2,92%, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 2,27%...
Điểm sáng thứ hai là hoạt động thanh toán ngân hàng nhận được nhiều cơ hội từ ảnh hưởng của dịch Covid-19 như thay đổi nhận thức, thói quen và hành vi thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng. Kéo theo đó là số lượng và giá trị thanh toán qua thẻ, ngân hàng trực tuyến hay điện thoại di động đều tăng trưởng mạnh, cùng với đó nhiều sản phẩm mới với nhiều tiện ích được áp dụng…
Bên cạnh đó là số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng đến 33,6% so với cùng kỳ năm 2019, khoảng 2 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng tiềm ẩn rủi ro. Như vậy, ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn và đã làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, gia tăng nợ xấu. Các dự báo cho thấy tỷ lệ nợ xấu cả năm 2020 sẽ quanh mức 4%.
Cuối cùng là lợi nhuận của hệ thống các tổ chức tín dụng sụt giảm so với kế hoạch. Điều này là hệ quả tất yếu khi tỷ trọng thu của tín dụng vẫn chiếm đa số trong tổng thu của ngân hàng trong khi tăng trưởng tín dụng thấp, cùng với đó là do tăng trưởng thu nhập lãi thuần chậm lại vì các chính sách giảm lãi suất và tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro.
Cú “đá kép” vào ngành ngân hàng
Những ngày đầu tháng 7/2020, trước khi dịch Covid-19 quay trở lại, những con số tăng trưởng cao vẫn được các ngân hàng đặt ra. Như Ngân hàng Phương Đông (OCB), đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2020 tăng 36%, đạt 4.400 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Tính đến hết tháng 6, OCB đã hoàn thành 43% kế hoạch lợi nhuận năm 2020, tương đương đạt 1.870 tỷ đồng trước thuế.
Không bị ám ảnh bởi dịch bệnh, Ngân hàng có thị phần cho vay mua ô tô nhiều nhất - đồng nghĩa với rủi ro càng cao khi người dân gặp khó do dịch Covid-19 như: VIB của ông Đặng Khắc Vỹ cũng đặt mục tiêu lợi nhuận đạt tối thiểu 4.500 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2019; tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 164,408 tỷ đồng, tăng 24%; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
Hay như Ngân hàng Á Châu (ACB) bất chấp dịch Covid-19 vẫn quyết tâm “bứt phá” với mục tiêu tăng trưởng tín dụng được đặt ra cho năm 2020 là 11,75%; chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 7.636 tỷ đồng.
Mặc dù bản thân các ngân hàng tự tin là vậy nhưng trong cuộc họp báo về thông tin hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm – khi dịch Covid-19 đã tạm lắng xuống thì Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã chỉ ra ba khó khăn thách thức trong 6 tháng cuối năm 2020 đó là vấn đề tăng trưởng tín dụng, việc giảm lãi suất và nợ xấu.
Theo đó, dù phụ thuộc diễn biến thị trường nhưng mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là vẫn tiếp tục hạ lãi suất điều hành trong thời gian tới đồng thời tiếp tục xem xét để thực hiện điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng và đề nghị các tổ chức tín dụng cần phải có phương án giảm chi phí, thậm chí giảm lương để có thể hỗ trợ được khách hàng, doanh nghiệp.
Về vấn đề nợ xấu, Phó Thống đốc nhận định khả năng nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ tăng lên trong những tháng cuối năm.
Ông Trần Đăng Phi - đại diện Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước, cho biết tỷ lệ nợ xấu nội bảng hiện vẫn duy trì dưới 2% nhưng nợ xấu tiềm ẩn trong 3 tháng gần đây (từ tháng 3-5) có chiều hướng tăng do tác động của dịch Covid-19 nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, vài tuần sau cuộc họp dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát trở lại khiến số ca nhiễm gia tăng và số người tử vong vì Covid-19 chưa có dấu hiệu dừng lại càng cho thấy tới đây ngành ngân hàng sẽ chồng chất khó khăn. Thậm chí, các chuyên gia kinh tế còn dự báo “vực xoáy” vẫn đang chờ ngân hàng ở phía trước nếu dịch Covid-19 không sớm ngăn chặn được tốc độ lây lan của dịch.
Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 quay trở lại, tất cả các ngành đều bị tác động mạnh, đặc biệt ngành ngân hàng. Sự tác động mạnh đây là do các hoạt động kinh tế đã phần nào thuyên giảm, qua việc cách ly TP. Đà Nẵng cũng như các biện pháp phòng chống khác ở trong nền kinh tế. Cộng thêm chi phí về y tế và xã hội càng ngày càng tăng.
Trong tình hình này, các ngân hàng cũng chịu tác động rất mạnh, trong nửa đầu năm các ngân hàng báo lãi với “tinh thần” khả quan. Nhưng theo dự báo trong quý III và quý IV năm nay có lẽ sẽ không có kết quả tốt như nửa đầu năm. Bởi các hoạt động vay, cho vay bị giảm và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Cùng với đó, các hoạt động vay và cho vay từ hồi đầu năm đã suy yếu so với cùng kỳ năm ngoái dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng trong nửa đầu năm 2020 có hơn 3%, thấp hơn nhiều so với những năm trước. Dự báo, trong 2 quý cuối năm sẽ càng ảnh hưởng nhiều hơn và tăng trưởng tín dụng sẽ còn thấp hơn nửa đầu năm.
Như vậy, bức tranh lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2020 cho thấy lợi nhuận ngân hàng chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng tích cực trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi nguồn thu vẫn còn phụ thuộc chính từ tín dụng cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro đáng kể cho các ngân hàng. Bởi với xu hướng tăng cho vay tiêu dùng, chủ yếu vẫn là cho vay mua nhà, đầu tư và cho vay các doanh nghiệp bất động sản thì lợi nhuận cao cũng sẽ đi kèm rủi ro nợ xấu tăng cao. Chưa kể, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu vì dịch Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của khu vực kinh tế tư nhân như một “vực xoáy” chờ ngân hàng phía trước.
(CLO) Ngày 8/4, tại di tích Trung ương Cục miền Nam (thời kỳ 1961-1962, tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu), Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan.
(CLO) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này đã chuyển hồ sơ, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xử phạt Công ty cổ phần ASIA LIFE tổng số tiền hơn 224 triệu đồng với 4 hành vi vi phạm hành chính.
(CLO) Theo khảo sát của YouGov tại 7 quốc gia châu Âu, mức độ thiện cảm với Mỹ đã giảm từ 6 đến 28% kể từ khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào cuối năm 2024.
(CLO) Ngày 8/4, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An phát hiện một thi thể trôi dạt trên biển, gần khu vực xảy ra vụ chìm tàu cá NA-80209-TS vào giữa tháng 3 vừa qua.
(CLO) Ngày 8/4, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị lãnh đạo Bộ Quốc phòng về tổ chức quân sự địa phương sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện.
(CLO) Hai thiếu niên dùng ná cao su bắn chim trên đường cao tốc đã làm vỡ cửa kính thoát hiểm của hai xe ô tô khách khi đang di chuyển qua địa phận thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa).
(CLO) Ngày 08/4, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã huy động lực lượng kịp thời giải cứu thành công một người phụ nữ bị đối tượng sử dụng súng khống chế trong phòng trọ tại địa bàn phường Hưng Định, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương.
(CLO) Ngày 8/4, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ tiếp nhận kinh phí hỗ trợ và phát động chiến dịch cao điểm 180 ngày thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
(CLO) Bất động sản công nghiệp, vốn được coi là ‘ngôi sao hy vọng’, luôn giữ vững đà tăng trưởng tốt trong suốt thời gian qua, là phân khúc nằm ngoài hiện trạng khó khăn chung của thị trường bất động sản, sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt nhất khi Mỹ áp thuế tới 46% hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Chiều 8/4, một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An), khiến 3 người đàn ông thiệt mạng trong lúc đào giếng.
(CLO) Nga kỳ vọng hợp tác sản xuất với Trung Quốc tăng 2 năm liên tiếp, theo Bộ trưởng Maksim Reshetnikov tại AIM Congress 2025, mở lối kinh tế bền vững.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Việc tận dụng cơ hội từ các FTA giữa các địa phương và doanh nghiệp chưa đồng đều, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(CLO) Sáng 8/4 theo giờ địa phương, tại trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.
Sáng ngày 05/4/2025, tại thành phố Đà Nẵng, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance – mã CK: EVF) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó nổi bật là kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 960 tỷ đồng – tăng 36% so với thực hiện năm 2024.
(CLO) Phiên hôm nay (8/4), nhà đầu tư tháo chạy trong tâm lý hoảng loạn đã khiến hơn 500 mã cổ phiếu giảm giá; VN-Index mất gần 78 điểm, xuống sát mốc 1.130 điểm.
(CLO) CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) chưa hoàn thành chỉ tiêu doanh thu năm 2024 nhưng vẫn phải đứng ra bảo lãnh khoản vay quy mô lớn cho công ty con.
(CLO) Dù từng gây sốt đầu năm 2025 với đà tăng 144% trong chưa đầy 2 tháng, cổ phiếu TMT của CTCP Ô tô TMT (TMT Motors) đã lao dốc hơn 30% sau khi doanh nghiệp công bố khoản lỗ kỷ lục 325 tỷ đồng và gánh nặng nợ vay gấp 5,6 lần vốn chủ. Những con số đáng lo ngại khiến tương lai chiến lược chuyển đổi sang xe điện của TMT trở nên mờ mịt.
(CLO) Dù năm 2024 chỉ hoàn thành chưa tới một nửa kế hoạch kinh doanh, Saigontel (SGT) vẫn đặt mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2025 với doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 400 tỷ đồng. Đồng thời, công ty muốn huy động 1.480 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu để tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 2.960 tỷ đồng.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có những phiên giao dịch bán mạnh với mức giảm và thanh khoản đột biến nhất trong lịch sử. Điều này vẫn có thể tiếp tục dẫn đến áp lực bán giải chấp dư nợ ký quỹ trong những phiên tới.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.