Lợi nhuận… niềm tin hay cách nghĩ khác của tỷ phú?

Thứ ba, 07/04/2020 13:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ứng phó với đám cháy không thể ngồi đợi... mưa. Tỷ phú giàu không phải vì họ nhiều tiền hơn chúng ta. Quan trọng là họ đã nghĩ khác và dám làm khác chúng ta.

Tỷ phú Bill Gates tài trợ xây dựng các nhà máy nghiên cứu, điều chế 7 loại vaccine nCoV.

Tỷ phú Bill Gates tài trợ xây dựng các nhà máy nghiên cứu, điều chế 7 loại vaccine nCoV.

1. Tỷ phú Bill Gates vừa tuyên bố tổ chức từ thiện của ông, Quỹ Bill và Melinda Gates, có thể huy động nhanh hơn chính phủ trong việc chống lại sự bùng phát Covid-19. Đó là việc quỹ này tài trợ xây dựng các nhà máy nghiên cứu, điều chế 7 loại vaccine nCoV có triển vọng nhất, chi phí hàng tỷ USD.

Tuy chỉ chọn nhiều nhất là 2 trong số 7 loại vaccine nhưng vị tỷ phú này vẫn quyết định tài trợ cho cả 7. "Nếu tài trợ cho toàn bộ các loại vaccine nCoV đang nghiên cứu hiện tại mà chỉ có một đến hai loại được chọn sử dụng cho cộng đồng sẽ dẫn đến việc tiêu tốn hàng tỷ USD. Nhưng nếu so với tình hình của chúng ta hiện tại, thất thoát hàng nghìn tỷ USD về mặt kinh tế, một vài tỷ USD này có mất đi cũng đáng giá", Bill Gates nói.  

Bill Gates dĩ nhiên không cần phải đợi đến hành động vừa rồi mới trở nên vĩ đại. Với những cống hiến, sáng tạo cho thế giới trong kỷ nguyên số, ông đã trở thành nhân vật của thời đại chúng ta. Nhưng “tượng đài sống” Bill Gates không chỉ được xây nên từ những phát kiến kinh doanh - công nghệ mà còn xuất phát bởi hành động từ mệnh lệnh của trái tim.

Thay vì tìm cách chèo chống doanh nghiệp vượt qua cơn bão mang tên SARS-CoV-2, vị tỷ phú Microsoft đã đi vào tâm bão, tìm ra căn nguyên để trị tận gốc nó. Nếu kinh doanh đồng nghĩa với buôn bán kiếm lời, chắc hẳn người giàu nhất hành tinh đã không chọn lối đi ấy giữa bủa vây khủng hoảng.

Lợi nhuận là mục tiêu tối thượng của kinh doanh. Nhưng nếu kinh doanh đồng nghĩa với lợi nhuận, thế giới sẽ không thể có những… Bill Gates như chúng ta từng biết.

2. Tại Việt Nam, sau khi đã ủng hộ cho cộng đồng hằng trăm tỷ đồng phòng chống dịch, tỷ phú Phạm Nhật Vượng - ông chủ của Tập đoàn Vingroup đã làm một việc thuộc vào hàng… xưa nay hiếm. Đó là tập trung toàn bộ cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, nhân lực ở mức độ cao nhất từ các nhà máy sản xuất ô tô và điện thoại di động để sản xuất máy thở, máy đo thân nhiệt với năng lực lên tới 55 ngàn máy thở mỗi tháng.

Đại diện của Vingroup tuyên bố: “Chúng tôi dự kiến sẽ cung cấp các thiết bị này cho Bộ Y tế Việt Nam với đúng giá thành linh kiện và không tính tất cả các chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công, sản xuất… vào giá thành. Trước mắt, chúng tôi sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch”.

Tập đoàn Vingroup bắt tay sản xuất máy thở. Trong ảnh là bên trong các phòng Lab nghiên cứu hiện đại, tối tân của Nhà máy VinSmart (Tập đoàn Vingroup).

Tập đoàn Vingroup bắt tay sản xuất máy thở. Trong ảnh là bên trong các phòng Lab nghiên cứu hiện đại, tối tân của Nhà máy VinSmart (Tập đoàn Vingroup).

Nhiều người sẽ nhìn nhận sự kiện Vingroup “rẽ ngang” sang sản xuất thiết bị y tế là một bài toán kinh doanh trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô dự báo sẽ bị giảm doanh số mạnh do tác động của dịch bệnh. Điều đó là chắc chắn bởi trong cơn khủng hoảng, doanh nghiệp phải sống trước đã rồi mới nói đến chuyện cống hiến. Nhưng cách làm của ông Vượng và Vingroup cho thấy: Nếu đích đến của kinh doanh đơn thuần là lợi nhuận, xã hội chỉ sản sinh ra những người giàu và rất giàu chứ không tạo ra doanh nhân – tỷ phú theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này.

Trong kinh doanh, khủng hoảng kinh tế - xã hội vừa là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội. Sẽ có nhiều doanh nghiệp bị tác động đến mức phá sản. Sẽ có những doanh nghiệp tìm mọi cách vượt “bão” để tồn tại. Nhưng lại có những doanh nghiệp biến khủng hoảng thành cơ hội để phát triển. Đây hoàn toàn không phải câu chuyện kiểu “đục nước béo cò” mà là cách thức định vị lại giá trị, tái cơ cấu lại doanh nghiệp, lựa chọn hướng đi mới, đúng và trúng để bứt phá. Điều quan trọng là dù đi bằng con đường nào thì giá trị của doanh nghiệp phải được cộng hưởng với giá trị của cộng đồng.

3. Trước đó, cả Bill Gates, Phạm Nhật Vượng và nhiều doanh nhân, tỷ phú khác đã từng ủng hộ rất nhiều tiền để giúp Chính phủ sở tại và cộng đồng nỗ lực phòng chống dịch. Với các tỷ phú, cho… tiền luôn là cách dễ dàng nhất. Nhưng họ đã không chỉ làm theo cách đó.

Nếu ví thảm họa Covid-19 như một đám cháy lớn thì hành động của tỷ phú Bill Gates tựa như đi tìm xe cứu hỏa, còn việc làm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giống như đi tìm nguồn nước gần nhất.

Điểm chung của cả hai vị tỷ phú là trước đám cháy, họ không ngồi… chờ mưa. Còn quá sớm để nói về kết quả, hay thành công trong những kế hoạch chung tay cùng Chính phủ dập dịch của họ. Một tỷ, hay nhiều tỷ đô la có thể mất nhưng họ sẽ nhận lại món… “lợi nhuận khổng lồ” ấy là niềm tin của cộng đồng.

Ngay từ bây giờ thế giới đã bắt đầu gieo niềm tin vào một thứ… vaccine Bill Gates. Còn người Việt cũng sẽ chờ mong, hy vọng vào những chiếc… máy thở mang thương hiệu…VinGroup.

Thế mới biết, các tỷ phú- thành công của họ, sự giàu có của họ, không phải chỉ ở việc họ dám nghĩ khác, dám làm khác mà quan trọng là tên tuổi của họ được xây dựng bằng chữ tín được tạo nên từ trái tim. 

Quang Duy

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn