(CLO) Việt Nam từ một quốc gia thiếu đói đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo, dù đáng tiếc là chưa ghi dấu ấn thương hiệu đáng kể trên thị trường quốc tế. Thậm chí lúc này, khi giá gạo thế giới lên cao, gạo Việt lại phơi mình trên các bến sông, bến cảng, mặc cho gạo Thái, gạo Campuchia chiếm lĩnh...
1. Gạo Việt lận đận suốt gần một tháng qua, bắt đầu từ việc Bộ Công Thương tham mưu với Chính phủ, để ngày 23/3, Thủ tướng đã yêu cầu tạm dừng xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh hạn mặn khốc liệt ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Ngay sau đó, ngày 24/3, Bộ Công Thương lại kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng xuất khẩu gạo để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp.
Việc Chính phủ yêu cầu ngưng xuất khẩu gạo được sự đồng thuận của doanh nghiệp muốn thu gom lúa gạo cho các hợp đồng xuất khẩu giá rẻ đã ký, bên cạnh đó là một bộ phận không nhỏ người dân lo lắng về an ninh lương thực. Thế nên, kiến nghị của Bộ Công Thương lại gây phản ứng gay gắt.
Nhưng thực tế, báo cáo của Bộ NN&PTNT đã chỉ rõ: Sản xuất lúa năm 2020 của Việt Nam ước đạt 43,5 triệu tấn, trong đó vụ Đông Xuân ước đạt 20,2 triệu tấn. Riêng ĐBSCL, vụ Đông Xuân đã thu hoạch được 1,3 triệu ha/1,54 triệu ha gieo trồng, sản lượng thu hoạch được 9 triệu tấn/10,8 triệu tấn dự kiến. Về nhu cầu sử dụng trong nước năm 2020 cần 29,96 triệu tấn, trong đó để ăn là 14,26 triệu tấn, dự trữ 3,8 triệu tấn. Như vậy, lượng lúa dư có thể xuất khẩu là 13,54 triệu tấn, tương đương 6,5 - 6,7 tấn gạo.
Tiếp đó, thông tin Trung Quốc 2 tháng đầu 2020 đột nhiên tăng mua 595% về lượng và 724% về kim ngạch so với cùng kỳ 2019 cũng khiến dư luận xã hội "giật mình". Nhưng thực tế, xuất khẩu sang Trung Quốc 2 tháng đầu năm 2020 đạt 66.222 tấn, tuy tăng tới 595% về lượng (do 2 tháng đầu năm 2019 nhập rất ít) nhưng chỉ chiếm 7,13% tổng lượng xuất khẩu. Thêm nữa, Trung Quốc đa số nhập nếp và tấm nếp, ít nhập loại gạo cấp thấp IR50504 mà Việt Nam dự trữ.
Ai cũng biết gạo là sản phẩm dự trữ quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhưng lại quên mất nó cũng chính là sinh kế của hàng triệu hộ nông dân trồng lúa, nhất là ở ĐBSCL, nơi đang loay hoay ứng phó với hạn mặn.
2. Việc ngày 24/3 Tổng cục Hải quan ra văn bản tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng gạo xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24/3 như một đòn "đánh úp" bởi các doanh nghiệp trở tay không kịp, nhiều lô hàng gạo đã và đang trên đường vận chuyển ra cảng để thực hiện xuất khẩu theo các hợp đồng đã ký nhưng do chưa kịp đăng ký tờ khai hải quan trước 0 giờ ngày 24/3 nên đều phải dừng lại. Từ đó tới nay, các doanh nghiệp phải chịu rất nhiều phí tổn về lưu kho bãi, lưu container, lãi suất ngân hàng, trông giữ,…
Tiếp đó, ngày 10/4, Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu gạo trở lại, trước mắt là 400.000 tấn trong tháng 4/2020. Tổng cục Hải quan một lần nữa lại khiến các doanh nghiệp ngã ngửa khi bất ngờ mở lại hệ thống khai hải quan xuất khẩu gạo vào lúc 0 giờ sáng ngày chủ nhật 12/4 mà không hề thông báo trước. Chỉ 3 tiếng sau đó, hệ thống này đã đóng sau khi đủ hạn ngạch 400.000 tấn.
Các doanh nghiệp và dư luận xã hội đã bất bình, ví von việc mở lại hệ thống khai hải quan xuất khẩu gạo lúc 0 giờ sáng là "xài giờ cõi âm". Theo ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, từ 24/3, quyết định dừng xuất khẩu gạo đột ngột đã khiến khoảng 300.000 tấn gạo “mắc kẹt” tại các cảng. Mỗi ngày nằm chờ, các doanh nghiệp phải chịu mất thêm khoảng 50 tỷ đồng. Lẽ ra 300.000 tấn gạo "mắc kẹt" trên phải nằm trong số 400.000 tấn - hạn ngạch của tháng 4/2020 được xuất đi, nhưng "cuộc đánh úp lúc nửa đêm” đã lấy đi tất cả hy vọng của họ.
Và bất ngờ là có một số doanh nghiệp không hiểu sao lại biết thời gian mở hệ thống khai hải quan xuất khẩu lúc nửa đêm để nhanh tay đăng ký. Bất ngờ hơn, trong số đó có doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo dự trữ nhưng lại hủy hoặc từ chối ký hợp đồng để đem gạo xuất khẩu, như Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Công ty TNHH Phát Tài, Công ty CP Mỹ Tường, Công ty CP Thuận Minh,…
Phải chăng, "an ninh lương thực" chỉ là cái cớ để doanh nghiệp dễ dàng thu gom gạo xuất khẩu thu lợi cao, thay vì đưa vào kho dự trữ quốc gia đang trống rỗng?
3. Doanh nghiệp kêu gào, các địa phương kiến nghị khi lúa gạo ùn ứ tại các kho chứa, bến sông, bến cảng, thì các Bộ ngành lại loay hoay kiến nghị, thậm chí có dấu hiệu "đá trách nhiệm" cho nhau.
Về phía Bộ NN&PTNT, dù là cơ quan nắm bắt tình hình sản xuất lúa gạo, ngoài việc cung cấp các thông tin về sản lượng, nhu cầu tiêu dùng trong nước, lượng gạo xuất khẩu dự kiến,… thì chưa thấy có một động thái quyết liệt, chủ động nào để bảo vệ quyền lợi của người nông dân, các doanh nghiệp, nhất là bảo vệ một ngành sản xuất then chốt.
Tiếp đó, Bộ Công Thương - cơ quan tham mưu dừng xuất khẩu gạo cũng thể hiện sự lúng túng. Theo đó, ngay sau khi có Chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ đã ban hành Quyết định số 1106/QĐ-BCT ngày 10/4/2020 công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo tháng 4/2020 là 400.000 tấn. Tuy nhiên, do nhận được nhiều ý kiến phản ánh việc đăng ký tờ khai xuất hiện một số bất cập, nên ngày 15/4, Bộ này đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp; công bố danh sách các thương nhân đã đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu theo hạn ngạch 400.000 tấn - đang được hiểu là yêu cầu làm rõ "cuộc đánh úp lúc 0 giờ”.
Về phía Bộ Tài chính, sau việc mở hệ thống khai hải quan xuất khẩu gạo lúc nửa đêm không báo trước khiến các doanh nghiệp khốn đốn, Bộ này giờ kiến nghị Chính phủ cho phép xuất khẩu các lô hàng gạo đã đưa vào cảng trước ngày 24/3 nhưng chưa đăng ký tờ khai hải quan trong tháng 4/2020… Thêm nữa, để tuyên bố về sự "minh bạch", Bộ trưởng Bộ Tài chính lại vừa có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị điều tra, xác minh thông tin tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu 400.000 tấn gạo thuộc hạn ngạch tháng 4/2020...
Lúc này, "trăm dâu" lại "đổ đầu"… Chính phủ.
Tại cuộc họp chiều 20/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá việc xuất khẩu gạo cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng, phải bảo đảm an ninh lương thực, giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan.
Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu tạm ứng trước hạn ngạch 100.000 tấn gạo từ hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2020 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện có gạo tồn đọng tại cảng nhưng chưa mở được tờ khai hải quan; yêu cầu Bộ Tài chính rà soát lại quy trình, thủ tục trong việc mở tờ khai hải quan, bảo đảm công khai, minh bạch, không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách.
Dù Chính phủ đã có những chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn, nhưng khi các Bộ ngành vẫn còn "lời qua tiếng lại", những mập mờ trong đấu thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia, trong mở tờ khai hải quan, nghi vấn tiêu cực trong đề xuất ngưng xuất khẩu để neo giá lúa gạo còn đó, thì số phận hạt gạo Việt Nam vẫn còn long đong, nhất là khi vụ Hè Thu sẽ tới kỳ thu hoạch trong vài tuần nữa.
Hạt gạo Việt Nam long đong vì mối lo an ninh lương thực - là vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống người dân, an ninh quốc phòng. Nhưng ít ai nhận thức rằng căn cốt của an ninh lương thực phải là nông dân có thu nhập cao dần từ cây lúa, có tiền để đầu tư vụ mới, có động lực để tái sản xuất,… chứ không phải tất cả nằm im nhờ Nhà nước xả kho dự trữ cứu đói.
Thế nên, với hàng loạt các chính sách về lúa gạo đá nhau chan chát, hạt gạo Việt Nam lại thêm phần long đong, ngậm ngùi nhìn gạo Thái, gạo Campuchia đĩnh đạc vào các siêu thị toàn cầu, khi giá gạo thế giới liên tục thiết lập các cột mốc mới.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.