Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản cần một lần sửa cho hết

Thứ hai, 28/03/2022 14:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Rào cản pháp lý đang tạo ra “nút thắt” lớn nhất là sự chồng chéo giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản với Luật Đấu thầu, Luật Quy hoạch Đô thị,...

Bất chấp các tác động của đại dịch COVID-19, thị trường bất động sản vẫn ghi nhận được sự tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng. Thế nhưng, hiện nay, bất động sản vẫn đang gặp phải rất nhiều rào cản liên quan tới hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ. 

Rào cản pháp lý đang tạo ra “nút thắt” lớn nhất là sự chồng chéo giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản với Luật Đấu thầu, Luật Quy hoạch Đô thị,...

Luật chồng luật

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, rào cản pháp lý đang tạo ra “nút thắt” lớn nhất là sự chồng chéo giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản với Luật Đấu thầu, Luật Quy hoạch Đô thị,...

luat dat dai luat nha o luat kinh doanh bat dong san can mot lan sua cho het hinh 1

Rào cản pháp lý đang tạo ra “nút thắt” lớn nhất là sự chồng chéo giữa hệ thống pháp luật.

Thứ nhất, vướng mắc, chồng chéo giữa Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đấu thầu năm 2013. Cụ thể, về hình thức giao đất sau khi trúng đấu thầu dự án; về thời điểm giao đất, định giá đất sau khi trúng đấu thầu.

Thứ hai, vướng mắc, chồng chéo giữa Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở năm 2014 trong đó có thể kể đến điển hình là sản phẩm bất động sản du lịch chưa có định danh rõ ràng.

Tại thời điểm ban hành Luật Đất đai 2014, lúc đó bất động sản du lịch chưa phát triển, cho đến năm 2016 khi bất động sản du lịch phát triển thì các địa phương lúng túng. Do đó, nhiều địa phương đã thực hiện việc “đánh tráo khái niệm” thành “đất ở không hình thành đơn vị ở”.

“Tôi cho rằng, trong lần sửa đổi luật sắp tới, trong Luật Kinh doanh Bất động sản cần định danh được bất động sản du lịch với các tiêu chí rõ ràng. Trong Luật Kinh doanh bất động sản cần phải sửa và bổ sung thêm các quy hoạch để đón nhận những sản phẩm mới trong tương lai”, ông Tuyến nói.

Ví như đến năm 2020 - 2030 khi Việt Nam bước sang thời kỳ dân số già, sự thay đổi quan niệm, mức độ sống hình thành nhu cầu về dưỡng lão. Như vậy sẽ mở ra một phân khúc mới, vậy thì lúc này các nhà làm luật cần phải tính đến.

Thứ ba, vướng mắc về câu chuyện thuê đất: Nhà xây dựng hết 50 năm thì phải xử lý ra sao. Đặc biệt là những người mua nhà chung cư họ chỉ có hạn sử dụng 50 năm thì họ phải mua lại hay “xóa đi, làm lại”. Đây là điều Luật còn bỏ ngỏ và chắc chắn 50 năm sau sẽ có những tranh cãi xảy ra.

Thứ tư, bất cập giao dịch về nhà đất: Khi bán nhà cần chuyển nhượng sử dụng đất nhưng hợp đồng giao dịch đang có bất cập. Việc chưa quy định cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng của Luật Đất đai năm 2013 sẽ gây khó khăn cho việc xác định hiệu lực của hợp đồng đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở, gây cản trở đến quá trình xây dựng nhà đất.  

Ngoài ra, hiện nay, người dân cũng chưa được tham gia vào việc xây dựng giá đất. Tư duy này cần thay đổi, thực hiện khảo sát xem bao nhiêu % người dân đồng thuận hay không đồng thuận về việc đồng thuận với giá đất… Cần tạo cơ chế cho người dân tham gia với sự dân chủ và đồng thuận hơn.

Định vị quy hoạch sử dụng đất nằm ở đâu trong quy hoạch chung của đô thị. Việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị có mâu thuẫn, trùng lắp gây khó khăn trong quá trình thực hiện, mục đích sử dụng đất ở một số vị trí không thống nhất với nhau, dẫn đến trường hợp người sử dụng đất được phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất nhưng không được cấp phép xây dựng do không phù hợp với quy hoạch đô thị.

“Tôi cho rằng, trong việc thực thi luật, nên đặt ra nguyên tắc, các quan hệ xã hội liên quan đến sử dụng đất thì nên dẫn chiếu theo Luật Đất đai, tránh việc khi xuất hiện một luật mới thì lại xa rời Luật Đất đai”, ông Tuyến nhấn mạnh.

Phải sửa một lần cho hết

Trong khi đó, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh luật pháp còn nhiều chồng chéo, Quốc hội, Chính phủ cần sửa hết một lần cho đầy đủ, đồng bộ.

luat dat dai luat nha o luat kinh doanh bat dong san can mot lan sua cho het hinh 2

TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế.

Ông Ánh phân tích: Về Luật Đất đai, riêng vấn đề về tài chính đất đai có rất nhiều vấn đề phải sửa vì nó liên quan đến sử dụng đất như Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

“Chúng ta không chỉ cần sửa Luật Đất đai mà còn phải sửa cả luật về quản lý giá, định giá. Vấn đề đấu thầu dự án sử dụng đất không nằm trong Luật Đất đai nên Luật Đấu thầu cũng cần phải sửa. Vì vậy, cần phải xâu chuỗi tất cả vấn đề, các Luật liên quan đều phải sửa đổi”, ông Ánh nói.

Ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chia sẻ: việc sửa đổi 3 mũi giáp công này là cần thiết để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, thống nhất về chính sách, đơn giản thủ tục.

Việc sửa đổi luật cần phải theo hai hướng: Tập trung xử lý chồng chéo, triệt tiêu các đường mờ, làm rõ các đường sáng, thúc đẩy các sản phẩm bất động sản mới. Trong thực thi pháp luật phải đảm bảo linh hoạt, lan tỏa các mô hình điều hành chính sách tốt ở các địa phương.

Về vấn đề sửa các luật liên quan tới bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng chia sẻ, quan điểm của Bộ Xây dựng chúng tôi là cần trình lên Quốc hội song song với Luật Đất đai để những vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo được sửa đổi cùng một lúc và đồng bộ. 

“Chúng tôi thấy rằng, các doanh nghiệp bức xúc rất nhiều về các luật liên quan đến bất động sản. Khi luật không cập nhật kịp thời và chính xác sẽ gây khó khăn cho sự phát triển của thị trường”, ông Khởi nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Khám phá đặc quyền học cưỡi ngựa của cư dân thành phố Đảo Hoàng Gia

Khám phá đặc quyền học cưỡi ngựa của cư dân thành phố Đảo Hoàng Gia

(CLO) Dự kiến khai trương vào giữa tháng 5, Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia (Vinhomes Royal Island, Vũ Yên, Hải Phòng) sẽ mang tới những hoạt động đặc sắc xứng tầm một tiện ích đẳng cấp quốc tế. Đặc biệt, CLB Elite và CLB Kids với đặc quyền học cưỡi ngựa dành riêng cho cư dân sẽ ngay lập tức được kích hoạt, mang tới trải nghiệm sống hoàn hảo tại thành phố Đảo Hoàng Gia.

Bất động sản
Lượng tiêu thụ nhà phố, biệt thự tại thị trường phía Nam tăng 21 lần

Lượng tiêu thụ nhà phố, biệt thự tại thị trường phía Nam tăng 21 lần

(CLO) Thị trường nhà phố, biệt thự tại TP HCM và vùng phụ cận đã ghi nhận tín hiệu tích cực trong tháng 4/2024, với sự bật tăng của nguồn cung mới cũng như lượng tiêu thụ.

Bất động sản
Giá nhà mặt ngõ ngoại thành Hà Nội ghi nhận mức kỷ lục 100 triệu đồng/m2

Giá nhà mặt ngõ ngoại thành Hà Nội ghi nhận mức kỷ lục 100 triệu đồng/m2

(CLO) Trong quý I/2024, tại Hà Nội, giá nhà trong ngõ đã đạt mức xấp xỉ 170 triệu đồng/m2 đối với khu vực trung tâm, và 100 triệu đồng/m2 đối với khu vực ngoài trung tâm.

Bất động sản
Trọng tài thương mại có quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Việt Nam?

Trọng tài thương mại có quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Việt Nam?

(CLO) Trong Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài đối với các tranh chấp liên quan bất động sản tại Việt Nam.

Bất động sản
Đà Nẵng - “hình mẫu lý tưởng” của những thành phố trẻ, năng động, đáng sống

Đà Nẵng - “hình mẫu lý tưởng” của những thành phố trẻ, năng động, đáng sống

(CLO) Năm 2014, Đà Nẵng công bố slogan chính thức “Fantasticity!”, lan tỏa đến cả thế giới thông điệp về một thành phố tuyệt vời. Và có lẽ “tuyệt vời” cũng là một trong những mỹ từ phù hợp nhất để mô tả về Đà Nẵng, dù là trên khía cạnh nào: du lịch trải nghiệm, an cư hay đầu tư.

Bất động sản