Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số
(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.
Theo dõi báo trên:
Phiên tòa xét xử Sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án: Trần Phương Bình và đồng phạm
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án: Trần Phương Bình và đồng phạm bị truy tố về tội “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Vĩnh Thái (Công ty Vĩnh Thái) - chủ đầu tư dự án KĐT Mỹ Gia được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
400,9 tỷ đồng đã đi đâu?
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKS), Ngân hàng Đông Á (DAB) nhận thế chấp 2 tài sản gồm Gói 1 và 1,5ha Gói 2 KĐT Mỹ Gia; 29% cổ phần của Công ty TNHH Xây dựng Bách Việt (Công ty Bách Việt) tại Công ty Vĩnh Thái.
Cũng theo cáo trạng, qua quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành kê biên 29% cổ phần của Công ty Bách Việt tại Công ty Vĩnh Thái và Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự tỉnh Khánh Hòa xác định giá trị số cổ phần này tương đương 178,492 tỷ đồng tại thời điểm tháng 12/2016 và tại thời điểm tháng 12/2017 là 133,396 tỷ đồng.
100% vốn góp tại Công ty Thái An, gồm 79,67% vốn góp của Phạm Văn Tân và 20,33% vốn góp của Công ty Cổ phần Vốn An Bình. Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển đô thị Thái An (Công ty Thái An) được giao đầu tư, xây dựng, khai thác và kinh doanh Gói 1 và 1,5ha Gói 2 KĐT Mỹ Gia. Tháng 3/2018, Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự tỉnh Khánh Hòa xác định giá trị 100% vốn góp tại thời điểm tháng 12/2017 là 505,942 tỷ đồng.
Tại phần tranh luận, Luật sư Đinh Ánh Tuyết, Trưởng Văn phòng Luật sư IDVN - luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của Công ty Vĩnh Thái đã trình bày quan điểm tại tòa về vấn đề liên quan đến phần 29% cổ phần của Công ty Bách Việt.
Theo Luật sư Đinh Ánh Tuyết, từ bộ hồ sơ trích lục của Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa, Công ty Cổ phần Vốn Thái Thịnh (TTC) có cam kết gốp vốn bằng tiền, có giá trị 185 tỷ đồng. Tuy nhiên, TTC hoàn toàn không góp một đồng nào trong số tiền 185 tỷ này. Trong giá trị 29% cổ phần của Công ty Bách Việt thì chỉ có 10 tỷ đồng là đã góp, phần còn lại chưa được góp. Do đó, số cổ phần này không có thật và hồ sơ nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh là hồ sơ sai sự thật.
Nêu quan điểm tại phiên tòa, Luật sư Tuyết cho rằng: “Trong biên bản của Hội đồng Quản trị, Đại hội cổ đông của Công ty Vĩnh Thái có lưu trữ trước đây đã nộp cho Tòa án thì có thể hiện nội dung các bên dự kiến là đưa khoản tiền thặng dư vốn do việc bán cổ phần hoặc là góp vốn của 2 công ty thuộc Tập đoàn Vinacapital vào Công ty Vĩnh Thái tại thời điểm đó là 186 tỷ. Tuy nhiên theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì việc góp vốn không thể được miễn bằng thỏa thuận của các cổ đông mà bắt buộc phải thực hiện bằng tiền hoặc tài sản hoặc các giá trị tương đương, bởi vì nếu việc góp vốn đơn thuần bằng thỏa thuận của cổ đông mà có thể được miễn tức là các công ty hoàn toàn có thể là khống vốn của mình lên bắt cứ con số nào mà họ mong muốn thì điều đấy pháp luật không cho phép”
Luật sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Vĩnh Thái cũng cho rằng, trong phần luận tội, đại diện VKS có nêu nguyên tắc rất quan trọng là hoạt động cho vay, thế chấp của ngân hàng phải đảm bảo tuyệt đối đúng với các quy định của pháp luật, đúng với các quy chế của Ngân hàng Nhà nước.
Trong vụ việc này, thì hồ sơ thể hiện rất rõ khoản vay 400,9 tỷ mà Ngân hàng Đông Á đã ký cho Công ty Thái An vay nhưng lại giải ngân vào tài khoản của ông Phạm Văn Tân. Sau đó được dùng để đảo nợ cho những khoản vay đã đến hạn mà ông Nguyễn Huy Trường Hồng đã đứng ra vay thay cho ông Trần Phương Bình.
“Vậy, câu hỏi đặt ra 400,9 tỷ này đã đi đâu? Nó được coi là khoản đi vay hay khoản tiền bị chiếm đoạt? Vấn đề này đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) và các cơ quan tố tụng cần phải làm rõ.
Và nếu như khoản vay mà chính ông Bình đã thừa nhận là lúc đó làm hợp đồng vay chỉ là để đảo nợ. Ngay từ ý đồ đã thể hiện rất rõ ràng thì khoản vay đó có phải là khoản vay giả tạo hay không và có bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự tại Điều 129 hay không?
Và hợp đồng vay đã là giả tạo thì hợp đồng thế chấp có phải là hợp đồng có hiệu lực hay không? Bên cạnh đó, việc thế chấp tài sản của bên thứ 3 như chính bản luận tội của VKS nêu, nếu như trong trường hợp thế chấp bằng tài sản của bên thứ 3 thì có một nguyên tắc xuyên suốt là bên thứ 3 phải đồng ý bằng văn bản, có xác nhận, thậm chí phải có cam kết. Trong trường hợp này thì Công ty Vĩnh Thái là chủ đầu tư dự án có quyền sử dụng đất hợp pháp theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà UBND tỉnh Khánh Hòa cấp. Vậy thì khi DAB nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lại dựa trên nguồn gốc là quyền sử dụng đất đó và quyền chủ đầu tư dự án của Công ty Vĩnh Thái thì có sự xác nhận hay đồng ý của Công ty Vĩnh Thái hay không?” – Luật sư Tuyết nói.
Trong hồ sơ cũng thể hiện rõ ràng, tài sản thế chấp hoàn toàn không được đăng ký. Điều này thể hiện rõ ràng khi Văn phòng Đăng ký đất đai của tỉnh Khánh Hòa đã giải thích là tài sản này không được đăng ký với tư cách là tài sản thế chấp tại cơ quan đăng ký. Và chính DAB trong quá trình thẩm định khoản vay này thì trong Tờ trình cũng đã nêu rất rõ là việc Công ty Thái An được nhận chuyển nhượng Gói 1 và trong hồ sơ vay thể hiện 1,5ha của Gói 2 là không đủ cơ sở pháp lý. Đồng thời, việc thế chấp cũng không phù hợp với quy định của pháp luật.
Luật sư tranh tụng đề nghị làm rõ nhiều vấn đề
Đối với Cáo trạng của VKS có ghi tiếp tục kê biên phần vốn góp của Công ty Thái An là đơn vị được giao Gói 1 và 1,5ha Gói 2 của dự án KĐT Mỹ An, Luật sư Đinh Anh Tuyết đặt vấn đề, ai là người giao Gói 1 và 1,5ha Gói 2 cho Công ty Thái An? Theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai, thì chỉ có UBND tỉnh là cơ quan có thẩm quyền duy nhất trong việc giao đất, chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án bất động sản có sử dụng đất từ nguồn gốc thuê đất, được giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Phối cảnh tổng thể dự án Mỹ Gia
Nếu như đúng theo trình tự của pháp luật thì không có sở nào cho thấy Công ty Thái An được giao Gói 1 và 1,5ha Gói 2 tại dự án. Thay vào đó, Gói 1 và 1,5ha Gói 2 đã được giao như là một phần của Khu đô thị Mỹ Gia cho Công ty Vĩnh Thái thực hiện từ năm 2010. Công ty Vĩnh Thái đã nộp toàn bộ số tiền sử dụng đất của dự án này.
Mặt khác, ý kiến với VKS ngược lại với ý kiến của UBND tỉnh Khánh Hòa tại công văn bản số 8704/UBND-NC ngày 25/8/2020 trả lời TAND TPHCM về các vấn đề liên quan đến Gói 1 và 1,5ha Gói 2.
Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa là cơ quan có thẩm quyền duy nhất đối với vấn đề cho phép giao đất và cho phép đầu tư dự án bất động sản (BĐS) có sử dụng đất từ trên cở sở được chuyển nhượng, có giải thích rằng: Theo Khoản 3 Điều 48 Luật Kinh doanh BĐS thì Công ty Vĩnh Thái là chủ đầu tư của dự án và việc Công ty Thái An đề nghị thực hiện Gói 1 và 1,5ha Gói 2 là không có cơ sở để xem xét giải quyết. Và khẳng định Gói 1 không đủ điều kiện để chuyển nhượng một phần dự án theo Điểm b Khoản 1 Điều 49 Luật Kinh doanh BĐS. UBND tỉnh Khánh Hòa cũng khẳng định đã từ chối việc chuyển nhượng này.
Như vậy, việc VKS xác định Gói 1 này đã giao cho Công ty Thái An dự trên cơ sở nào? Tại phiên tòa diễn ra ngày 06/7/2020, bút lục số 78496 đã được ghi nhận tại Biên bản của phiên tòa, VKS đã nêu các luận cứ, cơ sở để cho rằng: Gói 1 và 1,5ha Gói 2 là tài sản của Công ty Thái An.
Thứ nhất, VKS cho rằng, tài sản này thuộc sở hữu của Công ty Thái An trước khi Công ty Vĩnh Thái được thành lập. Hợp đồng 0107 giữa Vĩnh Thái và VITASCO ngày 08/12/2007 và Thỏa thuận 61 năm 2012 giữa 4 bên bao gồm Công ty Vĩnh Thái, Công ty VITASCO, Công ty Cổ phần Vốn An Bình và Công ty Thái An. VKS cũng nêu rõ cơ sở mục 1.1 và mục 1.2a của Điều 2.
Luật sư đề nghị VKS xem xét lại quan điểm này, bởi vì những lý do như sau:
Một là, Điều 2 Thỏa thuận 61 phải được xem xét toàn diện chứ không thể trích một vài khoảm mục nhỏ sẽ làm sai lệch, thay đổi ý chí, thỏa thuận thực sự của các bên.
Hai là, khi xem xét hợp đồng hay thỏa thuận của các bên, phía luật sư cũng đề nghị VKS xem xét tính hợp pháp của những hợp đồng, thỏa thuận đó.
Ba là, việc xem xét đến quyền và nghĩa vụ của các bên có phát sinh hay không cũng cần phải xem xét thêm khi các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ thỏa thuận đấy hay chưa và thực hiện như thế nào.
Bốn là, kiến nghị HĐXX đảm bảo tính nhất quán trong việc giải thích và áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử.
Làm rõ hơn việc xem xét Thỏa thuận 61, luật sư Đinh Anh Tuyết cho rằng, Điều 2 của Thỏa thuận quy định rất rõ, việc chuyển nhượng Gói thầu 1 sẽ được Vĩnh Thái và Thái An thỏa thuận riêng bằng văn bản. Do vậy, mục 1.1 và mục 1.2a của Điều 2 chỉ là ý định, dự kiến của các bên trong tương lại sẽ là cái gì. Sau khi các bên kí kết Thỏa thuận 61 thì cũng ký thêm Hợp đồng khung 03 quy định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của các bên.
Vậy căn cứ nào để nói Công ty Thái An đã nhận chuyển nhượng và thế chấp các gói của KĐT Mỹ Gia tại dự án?
Công ty Vĩnh Thái cũng đã đầu tư số tiền trên 120 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng một số các lợi ích cộng đồng như trường PTCS, PTTH Vĩnh Thái để bàn giao cho chính quyền địa phương. Công ty Vĩnh Thái ước tính sẽ phải đầu tư thêm số tiền khoảng 300 tỷ nữa để hoàn thiện hạ tầng Gói 1.
Nếu kiến nghị của VKS được chấp nhận thì Gói 1 này sẽ được giao cho Ngân hàng Đông Á, vậy ai sẽ là người đầu tư tiếp phần 300 tỷ, ai sẽ là người hoàn thiện hạ tầng này? Và khoản 120 tỷ mà Công ty Vĩnh Thái đã đầu tư hợp pháp thì ai sẽ là người chi trả?
Hơn nữa, nếu đề xuất của VKS được chấp nhận sẽ làm phát sinh thêm vấn đề là việc chuyển giao số tài sản này trên cơ sở pháp luật nào khi điều kiện chuyển nhượng một phần dự án đã không thể thực hiện như theo văn bản trả lời của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Luật sư kiến nghị HĐXX xem xét xác định Gói 1 và 1,5ha Gói 2 không thuộc phần vốn của Công ty Thái An và không phải vật chứng của vụ án. Do vậy cần phải được giải tỏa để tạo điều kiện cho Công ty Vĩnh Thái hoàn thành dự án theo đúng quy định của pháp luật và Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp.
Từ các lẽ trên, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Vĩnh Thái đề nghị HĐXX và VKS cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Vĩnh Thái được pháp luật bảo hộ là bên ngay tình trong vụ việc - thực tế đã đầu tư khoảng 1.000 tỷ vào dự án Khu đô thị Mỹ Gia và đầu tư hơn 100 tỷ vào Gói 1 của dự án.
Thứ hai, tuyên hợp đồng thế chấp giữa Công ty Thái An và DAB là vô hiệu bởi những hợp đồng này không đáp ứng đúng các quy định của pháp luật, cũng như nguyên tắc mà VKS đã đề cập trong phần luận tội.
Thứ ba, tài sản thế chấp và hồ sơ vay là cho Công ty nhưng thực chất là để ông Trần Phương Bình trả nợ 6 khoản nợ mà trước đó ông Bình đã vay cho mục đích cá nhân.
Thứ tư, đề nghị HĐXX tuyên Thỏa thuận 61 đã chấm dứt và không được thực hiện bởi vì các bên đã có hợp đồng khác là Hợp đồng khung 03 thay thế Thỏa 61 dựa trên cơ sở là sự tự nguyện của các bên và có giá trị hiệu lực từ năm 2015. Đồng thời đề nghị Tòa án xác định khoản tiền thanh lý hợp đồng mà Công ty Vĩnh Thái trả Công ty Thái An để doanh nghiệp này nhanh chóng khắc phục hậu quả.
Thứ năm, đề nghị HĐXX xem xét giá trị 29% cổ phần của Công ty Bách Việt để đảm bảo các bên liên quan, DAB và của nhà nước.
(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 5/4 đã chứng kiến làn sóng biểu tình mạnh mẽ chống lại Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Nhiệt độ trong xe hơi có thể vượt ngưỡng 60°C giữa mùa hè, nhưng chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể xóa tan sức nóng.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Tất cả các mảng kiến tạo trên Trái đất đều không ngừng chuyển động, tuy nhiên, một số mảng di chuyển nhanh hơn những mảng khác.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
Liên quan đến vụ livestream sản phẩm kẹo rau củ Kera, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố một số bị can, trong đó có Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs).
(CLO) Trong vòng hơn nửa năm, Vũ Thị Khánh Huyền đã dụ dỗ, lừa gạt 8 người Việt Nam đưa các nạn nhân ra nước ngoài để cưỡng bức lao động và đòi hơn 1 tỷ đồng tiền chuộc.
(CLO) Thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1991), trú tại xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương. Linh là đối tượng đang bị cơ quan Công an truy nã về tội “Buôn bán hàng cấm”.
(CLO) Tự nhận là Trưởng phòng Địa chính huyện và “vẽ” ra các cơ hội việc làm, đất tái định cư, một phụ nữ tại huyện Kỳ Anh đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng của nhiều người dân.