Luật sư đề nghị rút Quyết định truy tố nguyên Chủ tịch TP. Phan Thiết  

Thứ sáu, 10/07/2020 21:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 09/7, TAND Bình Thuận đưa vụ án sai phạm đất đai xảy ra tại TP Phan Thiết ra xét xử sơ thẩm. 6 bị cáo hầu tòa nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và lãnh đạo phòng chuyên môn UBND TP Phan Thiết.

Sau phần kiểm tra căn cước, lý lịch các bị cáo, thư ký phiên tòa thông báo có đến 39/88 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt không lý do.

Ngoài ra, hai luật sư của các bị cáo có đơn xin tạm hoãn. Bị cáo Phạm Thanh Thái yêu cầu có luật sư bào chữa. Do đó, HĐXX đã tuyên hoãn phiên tòa, dự kiến mở lại vào ngày 10-8.

Vụ án sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 9/7/2020

Vụ án sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 9/7/2020

Vi phạm quy định về quản lý đất đai

6 bị cáo hầu tòa nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và lãnh đạo phòng chuyên môn UBND TP Phan Thiết, gồm:

Bị cáo Đỗ Ngọc Điệp (sinh năm 1962) – nguyên Chủ tịch UBND TP Phan Thiết và Lê Hoàng Anh Tân (sinh năm 1974) chuyên viên phòng Tài nguyên môi trường TP. Phán thiết bị truy tố theo điểm b,c khoản 2 Điều 229 Bộ Luật Hình sự, với mức án từ 2 -7 năm tù giam.

Các bị cáo Trần Hoàng Khôi (sinh năm 1969) – nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết, Phạm Thanh Thái (sinh năm 1974) – nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Phan Thiết và Lê Hồ Khải (sinh năm 1985) – nguyên nhân viên hợp đồng của Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Phan Thiết bị truy tố theo điểm a, b khoản 3 Điều 229 Bộ luật Hình sự;

Bị cáo Nguyễn Trí (sinh năm 1956) – nguyên chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Phan Thiết bị truy tố theo điểm a, b khoản 1 Điều 229 Bộ luật Hình sự.  

Theo kết luận điều tra và cáo trạng truy tố, từ năm tháng 03/2016 đến đầu tháng 09/2016 bị can Đỗ Ngọc Điệp đã ký 32 quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật tại các xã: Tiến Lợi, Phong Nẫm và Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cụ thể là trái quy định tại Điều 52 Luật đất đai năm 2013, Điều 69 Nghị Định 43/NĐ-CP ngày 15/05/2014, Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 với tổng diện tích là 46.865m2, trong đó toàn bộ 32 hồ sơ bị can ký cho chuyển mục đích không có văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất của Phòng tài nguyên và môi trường; không đúng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Thành phố Phan Thiết được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Từ 2016 đến 2018, ông Trần Hoàng Khôi ký 100 Quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất tại 3 xã: Thiện Nghiệp, Phong Nẫm và Tiến Lợi không đúng với quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt; các bị cáo còn lại là số cán bộ, công chức được phân công phụ trách tham mưu lĩnh vực đất đai cố ý, tuỳ tiện làm trái quy định, vi phạm pháp luật đất đai, …  

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, phiên toà có 88 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và 9 luật sư bào chữa cho các bị cáo. Phiên Toà do Thẩm phán Lê Thị Thanh Thái làm chủ toạ phiên toà cùng Thẩm phán Bích Văn Nhiêm và các Hội đồng thẩm nhân dân. 

Ông Đỗ Ngọc Điệp tại phiên Toà.

Ông Đỗ Ngọc Điệp tại phiên Toà.

Có sai phạm nhưng chưa đến mức phải bị xử lý hình sự

Luật sư Phạm Thị Thu Cúc (Văn phòng Luật sư Phạm Cúc - thuộc Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh) sẽ là người bào chữa cho bị can Đỗ Ngọc Điệp.

Được biết, sau khi tiếp nhận hồ sơ cáo trạng từ VKSND tỉnh Bình Thuận, Luật sư Cúc cho rằng, hành vi của ông Đỗ Ngọc Điệp có sai phạm nhưng chưa đến mức phải bị xử lý hình sự.  

Theo Luật sư Cúc, thực tế, sau khi nhận được Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết được Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Thuận phê duyệt theo Quyết định số 633/QĐ-UBND ngày 08/03/2016 thì bản thân ông Điệp đã có Văn bản số 1241/UBND-QHĐT ngày 24/03/2016 chỉ đạo phòng Tài nguyên và môi trường thực hiện giải quyết thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết được UBND tỉnh Bình Thuận duyệt.  

Trong 32 hồ sơ ông Điệp ký cho chuyển mục đích sang đất ở thì có 21 hồ sơ được hòng Tài nguyên và môi trường thành phố Phan Thiết căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết và 11 hồ sơ không được căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết khi đi xác minh thực địa và lập hồ sơ, tờ trình để tham mưu cho ông Điệp ký quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất.  

“Trách nhiệm của Chủ tịch là chỉ đạo cơ quan tham mưu thực hiện giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng căn cứ pháp luật, xem xét, ký hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất do phòng Tài nguyên và môi trường trình ký có căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết hay không, chứ Chủ tịch không thể nào trực tiếp đi thực địa và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định vị trí thửa đất có phù hợp với kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết được UBND tỉnh phê duyệt hay không, do đó khi thấy phòng Tài nguyên và môi trường có căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết và kết luận phù hợp, đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở thì bị Chủ tịch mới ký quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất.”– Luật sư Cúc giải thích. 

Ông Đỗ Ngọc Điệp trong một lần trao đổi với phóng viên về những vi phạm của bản thân.

Ông Đỗ Ngọc Điệp trong một lần trao đổi với phóng viên về những vi phạm của bản thân.

Ngoài ra, hồ sơ không có Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, nhưng tại khoản 1, Điều 7, Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định: “Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các Điều 3, 4 và 6 của Thông tư này được lập trên cơ sở hồ sơ giao đất, cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất và ý kiến tại cuộc họp thẩm định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc kết quả kiểm tra thực địa.”.

"Mặc dù không có Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất nhưng trong hồ sơ đã có Biên bản xác minh thực địa là cơ sở để xác định nhu cầu sử dụng đất, việc không có văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất thì đây cũng chỉ là thiếu sót về mặt thủ tục của Phòng tài nguyên và môi trường và cán bộ liên quan." - Luật sư Cúc cho biết.

Như vậy, bản thân ông Điệp đã thực hiện đúng trách nhiệm theo Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 là căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và nhu cầu chuyển mục đích của người dân nêu trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, tức ông Điệp không có lỗi cố ý làm sai khi ký quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất đối với 21 hồ sơ nêu trên.  

Đối với 11 hồ sơ không căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết có 01 hồ sơ tên Phạm Văn Tư xin chuyển mục đích sử dụng đất diện tích 974m2 chỉ có 100m2 phù hợp và 874 không phù hợp với Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết, thế nhưng theo Kết luận giám định số 01/KL-CCQLĐĐ ngày 06/08/2019 của giám định viên Trần Ngọc Ngà (Phụ lục 3 bảng danh sách từng thửa) thì toàn bộ diện tích 974m2 này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất theo Quyết định số 3200/QĐ-UBND ngày 13/02/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận và phù hợp với kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của thành phố Phan Thiết được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 14/01/2015 (bút lục số 125)...

Trong 32 hồ sơ mà bị can Điệp ký quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất có 10 hồ sơ không căn cứ và không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt với tổng diện tích 10.214,5m2.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 69, Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/05/2014 thì phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Phan Thiết có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trình Chủ tịch UBND thành phố ký quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. "ông Điệp không phải biết sai mà vẫn làm, cố ý làm sai mà đã quá tin tưởng vào tham mưu, đề xuất của Phòng tài nguyên và môi trường, nên chủ quan, thiếu kiểm tra kỹ hồ sơ trình ký mà không biết được những hồ sơ này được tham mưu sai luật." - Luật sư Cúc cho biết.  

Như vậy, về mặt khách quan của tội phạm thì với diện tích sai phạm này thì hành vi của bị can Điệp chưa đủ định lượng để cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1, Điều 229, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 

Mặt khác,10 hồ sơ trên theo Bản kết luận định giá tài sản số 1247/HĐĐG ngày 26/11/2019 và số 205/HĐĐG ngày 16/03/2020 có giá 993.312.211 đồng. Tuy nhiên, thời điểm bị can Điệp ký quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất là từ tháng 03/2016 đến 09/2016, thời điểm này luật áp dụng là Điều 174 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi năm 2009) thì các khung hình phạt không xác định định lượng cụ thể đối với giá trị đất mà quy định “đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn”.

Trong khi đó Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận chưa đưa ra được căn cứ để xác định 10 hồ sơ trên là “Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn”, nên nếu áp dụng định lượng giá trị theo Điều 229 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để truy tố là bất lợi hơn cho bị cáo, do đó căn cứ khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015; điểm c khoản 1, Điều 2 Nghị quyết số 41/2017 của Quốc hội thì phải áp dụng Điều 174 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi năm 2009) để xử lý đối với hành vi vi phạm của bị can Điệp.  

Hoàng Tuấn

Tin khác

Bắt giữ 'hot girl' điều hành đường dây ma túy ở Hà Nội

Bắt giữ "hot girl" điều hành đường dây ma túy ở Hà Nội

(CLO) Tuy mới 19 tuổi, nhưng Hồ Thị Thuỳ Trang có mối quan hệ phức tạp với một số đối tượng có tiền án, tiền sự để mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Ba Vì và TX Sơn Tây (Hà Nội).

Vụ án
Giám đốc doanh nghiệp lừa góp vốn rồi ôm tiền 'cao chạy xa bay'

Giám đốc doanh nghiệp lừa góp vốn rồi ôm tiền "cao chạy xa bay"

(CLO) Sau khi ký kết, ông B. đã nhiều lần chuyển số tiền hơn 10 tỷ cho Ngô Văn Bảy để đầu tư xây dựng nhà máy, mua trang thiết bị...Nhận được tiền, Bảy đã không thực hiện như hợp đồng ký kết mà cắt liên lạc và bỏ trốn khỏi địa phương.

Vụ án
Bắt tạm giam một nhân viên trong vụ tai nạn làm 7 người tử vong tại Công ty xi măng Yên Bái

Bắt tạm giam một nhân viên trong vụ tai nạn làm 7 người tử vong tại Công ty xi măng Yên Bái

(CLO) Tối 23/4, Công an tỉnh Yên Bái phát đi thông tin về việc, khởi tố, ra lệnh bắt bị can để tạm giam trong vụ án “Vi phạm quy định về an toàn lao động” xảy ra tại Công ty CP Xi măng và khoáng sản Yên Bái.

Vụ án
Bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc liên quan vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn

Bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc liên quan vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn

(CLO) Mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị, địa phương liên quan, ngày 20 và 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 06 đối tượng.

Vụ án
Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

(CLO) Bị can Bùi Quang Ninh, thành viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Vụ án