Lực đẩy phát triển năng lực doanh nghiệp

Thứ năm, 06/08/2015 23:31 PM - 0 Trả lời

Ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan đã có bước phát triển thần kỳ với tỉ lệ nội địa hóa sản xuất từ 50% lên 90%; Tập đoàn Samsung đã tăng tỉ lệ kết quả R&D từ 18% trong thập niên 90 lên 80% vào năm 2004;…

(NB-CL) Ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan đã có bước phát triển thần kỳ với tỉ lệ nội địa hóa sản xuất từ 50% lên 90%; Tập đoàn Samsung đã tăng tỉ lệ kết quả R&D từ 18% trong thập niên 90 lên 80% vào năm 2004;… Đây là thành công từ việc sử dụng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ hiệu quả. Việt Nam cũng đang bắt đầu tiếp cận các khái niệm này, tuy vẫn còn nhiều khó khăn và cần giải pháp rõ ràng giúp các ngành xây dựng bản đồ và lộ trình công nghệ phù hợp. Ưu điểm đã được kiểm chứng Theo các chuyên gia, việc xây dựng bản đồ và lộ trình công nghệ, đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, chính sách hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực, qua đó đánh giá được hiệu quả của các chiến lược, chính sách, chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ trong từng giai đoạn. Đồng thời giúp các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp nhận diện công nghệ quan trọng, công nghệ sẽ hỗ trợ cho các sản phẩm ưu tiên trong tương lai; giúp xác định những công việc bị trùng lặp trong hoạt động R&D; cho phép chính phủ tham gia tốt hơn vào hợp đồng R&D với các ngành công nghiệp cụ thể. Ví dụ ở Thái Lan. Nhờ xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp ô tô gắn kết với nội dung xây dựng lộ trình công nghệ mà trong 5 năm (2007 – 2012), số lượng xe sản xuất của Thái Lan đã tăng gần gấp 2 lần với tỷ lệ nội địa hóa từ 50 lên 80% (đối với xe con) và 90% (đối với xe tải và bán tải). Trong giai đoạn 2012 – 2020, lộ trình công nghệ đã được xây dựng chi tiết hơn và là một trong 3 trụ cột chính để phát triển ngành ô tô của nước này. [caption id="attachment_32024" align="aligncenter" width="652"]Báo Công luận Việc xây dựng lộ trình công nghệ giúp doanh nghiệp biết được giải pháp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.[/caption] Với Nhật Bản, bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ là bản chiến lược quốc gia nhằm xác định các công nghệ mới nổi có tiềm năng phát triển tạo ra ngành công nghiệp mới và duy trì lợi thế dẫn đầu của Nhật trên thế giới. Bản đồ và lộ trình công nghệ của Nhật được xây dựng cho 31 lĩnh vực chính. Trong một lĩnh vực chính như năng lượng có 37 lộ trình công nghệ trong từng lĩnh vực cụ thể như nhiệt điện, pin nhiên liệu, bơm nhiệt, truyền tải và lưu trữ năng lượng,... Chính phủ Nhật đã sử dụng lộ trình công nghệ để quản lý các hoạt động R&D và phân bổ tài chính cho các dự án R&D. Các đơn vị nghiên cứu và thực hiện cấp dưới như NEDO (Hiệp hội Phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới) cũng dựa vào đó để phối hợp quản lý, phân bổ tài chính cho các dự án R&D thuộc đơn vị mình. Chính phủ Nhật cũng đồng bộ hóa quá trình xây dựng lộ trình với điều chỉnh chính sách, đặc biệt với kế hoạch ngân sách và đánh giá hiệu quả các dự án R&D. Sau khi NEDO áp dụng lộ trình công nghệ vào việc quản lý các dự án R&D, số lượng các dự án bị dừng hoặc phải điều chỉnh giảm đi 20%, số lượng các dự án đạt kết quả tốt (về thành tựu công nghệ và khả năng ứng dụng) đã tăng lên 80% trong 5 năm vừa qua so với 50% trước đó. Cũng sớm chọn lựa con đường đúng đắn, Samsung đã thực hiện việc kết hợp lộ trình công nghệ với chiến lược phát triển công nghệ và chiến lược thương mại hóa. Theo các nhà phân tích, tất cả các sáng chế của Samsung là các công nghệ ứng dụng được phát triển dựa trên các công nghệ đã được bảo vệ bằng sáng chế của các tổ chức, cá nhân khác. Tỉ lệ kết quả R&D được thương mại hóa tăng lên, từ 18% trong thập niên 90 lên 80% năm 2004. Định hướng R&D chuyển từ chi phí sang chất lượng sản phẩm. Cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia Kinh nghiệm của các nước cho thấy, trước khi xây dựng lộ trình công nghệ, các nước đều tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng, năng lực công nghệ trong ngành công nghiệp cũng như năng lực R&D trong các Viện, trường. Cơ sở dữ liệu về hiện trạng, năng lực công nghệ cũng như khoảng cách công nghệ có thể được xây dựng trước hoặc song song với việc tiến hành triển khai xây dựng lộ trình công nghệ tùy thuộc vào mức độ phát triển của quốc gia đó. Trong khi đó, Việt Nam hiện đang thiếu cơ sở dữ liệu quốc gia gồm thông tin về hiện trạng, khoảng cách công nghệ, năng lực R&D trong nước để phục vụ việc xây dựng bản đồ và lộ trình công nghệ, đổi mới công nghệ. Chính vì vậy, nhiệm vụ xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ là một trong 18 nhóm nhiệm vụ của Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đã được phê duyệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 2011. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu xây dựng và thực hiện thành công bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ phù hợp, Việt Nam sẽ hạn chế được tình trạng đầu tư lãng phí và trùng lặp trong các hoạt động R&D. TS. Nguyễn Huy Hoàn, Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương đã tổ chức đánh giá thẩm định công nghệ trong 12 ngành. Nhìn chung công nghệ sản xuất của các ngành công nghiệp phần lớn ở mức trung bình, khá lạc hậu so với khu vực và thế giới, tình trạng đan xen giữa các thế hệ công nghệ, thiết bị trong một ngành, thậm chí trong một doanh nghiệp rất phổ biến. Thực hiện Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Công Thương đang giao 2 viện đánh giá thẩm định công nghệ theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và xây dựng bản đồ công nghệ cho 2 ngành công nghiệp. Tuy nhiên theo TS. Nguyễn Huy Hoàn, việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, quy hoạch phát triển hiện gặp một số khó khăn như chưa làm rõ và coi trọng vai trò của phát triển công nghệ trong chiến lược, quy hoạch phát triển để đưa ra nội dung, giải pháp KH&CN gắn với nội dung chiến lược, quy hoạch phát triển; việc đánh giá thực trạng, năng lực công nghệ chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến định hướng, lộ trình phát triển công nghệ, giải pháp KH&CN còn chung chung. Việt Nam cũng chưa có các nghiên cứu, đánh giá hiện trạng của các ngành công nghiệp, trong khi việc này rất cần thiết để so sánh với các nước. Để hình thành bản đồ và lộ trình công nghệ, đổi mới công nghệ, theo các chuyên gia, trước hết cần khảo sát, tập hợp dữ liệu, hiện trạng KH&CN Việt Nam trong các lĩnh vực đầu tư, sản xuất. Trên cơ sở đó so sánh trình độ KH&CN với các quốc gia khác để xem xét mối liên kết và khoảng cách trong trình độ của hai bên. Đồng thời cần dự báo được khả năng tăng trưởng, tiềm năng phát triển trong ít nhất 15 năm tới. Bản đồ công nghệ nên được xây dựng theo các cấp độ từ quốc gia đến cấp bộ, ngành, phân ngành và doanh nghiệp. Theo ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH&CN), kinh nghiệm của các nước cho thấy về nhân lực, cần có sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý đến từ chính phủ, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học. Ví dụ: Nhật Bản có hơn 870 chuyên gia tham gia xây dựng bản đồ công nghệ và lộ trình công nghệ quốc gia năm 2009; Mỹ có 72 chuyên gia từ 45 tổ chức tham gia xây dựng lộ trình công nghệ cho ngành công nghiệp sản xuất kính; Úc có 220 chuyên gia từ 160 tổ chức tham gia xây dựng lộ trình công nghệ cho ngành ô tô. Ngoài ra, cần ưu tiên đầu tư, tập trung nguồn lực để xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình và đổi mới công nghệ. Ông Tạ Việt Dũng cho biết, Mỹ thực hiện xây dựng lộ trình ngành công nghiệp điện tử bán dẫn vào năm 1997 với kinh phí khoảng 1 triệu USD. Canada thực hiện xây dựng lộ trình công nghệ cho các ngành, lĩnh vực với kinh phí hàng trăm nghìn USD dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu về bản đồ công nghệ đã được xây dựng.
Bản đồ công nghệ là bộ tài liệu mô tả, phân tích hiện trạng, khả năng sử dụng công nghệ tại một thời điểm xác định; tương quan giữa các loại công nghệ với yêu cầu phát triển công nghệ phù hợp với mục đích sử dụng; xác định các xu hướng phát triển công nghệ, những công nghệ ưu tiên, dự báo nhu cầu công nghệ. Lộ trình công nghệ là bản kế hoạch thể hiện diễn biến thay đổi và định hướng phát triển trong tương lai của đối tượng công nghệ đang xem xét để đạt các mục tiêu được xác định trong trung và dài hạn. Lộ trình đổi mới công nghệ là quá trình xác định mục tiêu, nội dung, trình tự, phương án sử dụng nguồn lực để thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong một thời gian xác định. (TS. Đỗ Hữu Hào, Nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương, Ủy viên Hội đồng Chính sách KH&CN Quốc gia).

QUỲNH CHI

Tin khác

Chi tiết chuột không dây Bluetooth Logitech M196

Chi tiết chuột không dây Bluetooth Logitech M196

(CLO) Logitech vừa ra mắt chuột không dây bluetooth M196 mới tại thị trường Trung Quốc với đầy đủ các tính năng phù hợp cho nhu cầu sử dụng văn phòng cơ bản.

Sức sống số
OPPO A1i ra mắt với màn hình 90Hz, chip Dimensity 6020

OPPO A1i ra mắt với màn hình 90Hz, chip Dimensity 6020

(CLO) OPPO mới đây đã trình làng chiếc điện thoại tầm trung có tên gọi là OPPO A1i. Máy được trang bị màn hình 90Hz, chip Dimensity 6020 và pin 5000 mAh, giá từ 3,84 triệu đồng.

Sức sống số
Realme ra mắt tai nghe không dây giá chỉ hơn 300.000 nghìn đồng

Realme ra mắt tai nghe không dây giá chỉ hơn 300.000 nghìn đồng

(CLO) Realme mới đây đã giới thiệu thêm một mẫu tai nghe True Wireless mới mang tên realme Buds T110. Chiếc tai nghe này được thiết kiểu dáng in-ear với mỗi bên tai nghe nặng 4,09 gram, đảm bảo đeo thoải mái và chắc chắn trong thời gian dài.

Sức sống số
Huawei ra mắt MateBook X Pro 2024

Huawei ra mắt MateBook X Pro 2024

(CLO) Huawei vừa trình làng chiếc laptop MateBook X Pro 2024 tại Trung Quốc. Đây là chiếc laptop thế hệ mới hướng đến thiết kế mỏng nhẹ, hiệu năng mạnh mẽ và các tính năng thông minh.

Sức sống số
Trình làng OPPO A3 Pro với giá từ 6,9 triệu đồng

Trình làng OPPO A3 Pro với giá từ 6,9 triệu đồng

(CLO) OPPO vừa chính thức ra mắt mẫu điện thoại mới mang tên OPPO A3 Pro với khả năng chống nước hoàn toàn và được trang bị lớp bảo vệ Crystal Glass của OPPO ở mặt trước và mặt sau.

Sức sống số