Lùi cải cách tiền lương để “dồn lực” cho các mục tiêu cấp bách hơn là quyết định đúng đắn

Thứ sáu, 08/10/2021 06:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Phạm Tất Thắng cho rằng, việc Trung ương quyết định lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương trong bối cảnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như hiện nay là rất hợp lý; từ đó, để “dồn lực” cho các mục tiêu mang tính cấp bách hơn.

Hội nghị Trung ương “chốt" lùi thời điểm cải cách tiền lương

Sáng ngày 7/10, phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đồng tình về cơ bản với mục tiêu tổng quát và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2022 do Ban cán sự đảng Chính phủ đề xuất, trong đó có việc lùi thời điểm thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương 7 khoá XII đã nêu.

Đồng thời, Trung ương yêu cầu tiếp tục rà soát, tính toán kỹ lưỡng, chuẩn xác hoá lại các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để trình Quốc hội xem xét, quyết định, bảo đảm đáp ứng yêu cầu vừa tiếp tục phòng, chống, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Trung ương lưu ý, tập trung ưu tiên thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh; đồng thời xử lý những hạn chế, yếu kém tồn đọng từ lâu của nền kinh tế, nhất là trong việc giải ngân vốn đầu tư công; cải cách doanh nghiệp nhà nước và xử lý vấn đề các dự án thua lỗ lớn, chậm tiến độ kéo dài; các ngân hàng thương mại mua bắt buộc 0 đồng...

Tăng cường các giải pháp bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo; bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong tình hình mới; tăng cường sự thống nhất, đồng thuận của nhân dân cùng chia sẻ, khắc phục những khó khăn chung của đất nước.

lui cai cach tien luong de don luc cho cac muc tieu cap bach hon la quyet dinh dung dan hinh 1

Tăng cường sự thống nhất, đồng thuận của nhân dân cùng chia sẻ, khắc phục những khó khăn chung của đất nước (Ảnh minh họa).

Tổng Bí thư lưu ý, tổ chức thực hiện có kết quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương tại Hội nghị lần này sẽ góp phần quan trọng đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống, thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Để thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương lần này thì nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng, góp phần làm chuyển biến tình hình thật sự, có kết quả rõ ràng, cụ thể.

Tổng Bí thư đề nghị, mỗi Ủy viên Trung ương, trên cương vị công tác của mình, hãy phát huy tốt hơn nữa vai trò trách nhiệm cá nhân, cùng với cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương.

Với quyết định lùi thời điểm thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương 7 khoá XII, việc thực hiện bảng lương mới lại lỡ hẹn lần thứ 2 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vì vậy, việc cải cách tiền lương, áp dụng chính sách tiền lương mới vẫn chưa thể thực hiện vào năm 2022.

Quyết định rất đúng đắn và cần thiết

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo & Công luận, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Phạm Tất Thắng cho rằng, việc Trung ương quyết định lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương trong bối cảnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như hiện nay là rất hợp lý; từ đó, để “dồn lực” cho các mục tiêu mang tính cấp bách hơn.

PGS.TS Phạm Tất Thắng nhìn nhận: “Về mặt chủ trương, vấn đề bất cập trong chính sách tiền lương thì đã được Đảng, Nhà nước nhìn nhận rõ. Những bất cập này làm cản trở năng suất lao động, cản trở nhiều động lực phát triển kinh tế, nó không tạo ra được sự phấn khởi và kích thích để phát triển kinh tế ở những nơi, những vùng mà chúng ta cần phát triển. Từ đó, đã đặt ra một nhu cầu cấp thiết là phải cải cách tiền lương. Và, chúng ta có thể thấy, quyết tâm cải cách chính sách tiền lương đã được thể hiện rất rõ trong tư tưởng chỉ đạo của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước”.

lui cai cach tien luong de don luc cho cac muc tieu cap bach hon la quyet dinh dung dan hinh 2

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Phạm Tất Thắng.

Tuy nhiên, PGS.TS Phạm Tất Thắng phân tích: Trong 2 năm gần đây, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới chịu sự tác động vô cùng lớn của đại dịch Covid-19. Đại dịch này được ví như thảm họa bất ngờ, khiến cho nền kinh tế Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn. Quốc hội, Chính phủ và toàn hệ thống chính trị cùng với nhân dân chung sức, đồng lòng để kiểm soát dịch bệnh. Chủ trương ban đầu là “chống dịch như chống giặc”, và dần dần “thích ứng an toàn, linh hoạt” để thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng: Công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã làm hao kiệt các nguồn lực quốc gia của chúng ta. Hiện nay, cũng chưa thể biết đại dịch này còn diễn biến phức tạp như thế nào. Vì vậy, chủ trương của Nhà nước là cần tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho công tác phòng, chống dịch và khôi phục lại nền kinh tế - đây là ưu tiên hàng đầu hiện nay.

“Do đó, những vấn đề, mục tiêu mà trước đây đã được đặt ra, mặc dù hết sức hợp lý và cấp thiết, nhưng đành phải ưu tiên cho vấn đề cấp bách hơn, thiết thực hơn – đó chính là chống dịch và khôi phục nền kinh tế. Bởi vậy, sau nhiều lần cân nhắc, Chính phủ đã quyết định đề xuất tạm hoãn thời điểm cải cách chính sách tiền lương trong bối cảnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vấn đề này cũng đã được Trung ương đồng ý. Mặc dù rất tiếc nhưng không có cách nào khác. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường, tôi cho rằng, đây là một quyết định rất sáng suốt, đúng đắn và cần thiết”, PGS.TS Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.

Nguyễn Hường

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức