Mặc cho ô nhiễm không khí, UBND huyện Sóc Sơn vẫn để các lò gạch không phép ngày đêm xả khói

Thứ ba, 09/03/2021 12:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dù người dân kiến nghị, nhiều cơ quan báo chí phản ánh và UBND thành phố đã có chỉ đạo rõ ràng nhưng không hiểu vì lý do gì UBND huyện Sóc Sơn vẫn để cho các lò gạch không phép, sai phép hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Mặc ô nhiễm không khí, lò gạch không phép vẫn xả khói

Trong thời gian gần đây vấn đề ô nhiễm không khí ở thủ đô Hà Nội được người dân đặc biệt quan tâm, ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế xã hội và sức khỏe của mỗi người dân. Ngay đầu năm 2021, UBND TP Hà Nội có công văn hỏa tốc gửi các sở, ban ngành và các quận, huyện, thị xã về việc triển khai các biện pháp cải thiện chỉ số chất lượng không khí trên địa bàn TP.

Ngoài những tác nhân hoạt động giao thông, đốt rác thải ùn ứ, đốt rơm rạ, hoạt động xây dựng, thì một trong những nguyên nhân quan trọng là việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch mà cụ thể là than đá. Do giá thành sử dụng rẻ hơn gas và điện nên than vẫn được sử dụng.

20210203_141301
Lò gạch của Công Ty TNHH Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng An Thịnh tại thôn 1, xã Hồng Kỳ vẫn hoạt động bình thường, đất, cát, than... vẫn được đổ vào khu xưởng. Ảnh: Nguyên Phong

Lò gạch của Công Ty TNHH Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng An Thịnh tại thôn 1, xã Hồng Kỳ vẫn hoạt động bình thường, đất, cát, than... vẫn được đổ vào khu xưởng. Ảnh: Nguyên Phong

Thực tế cho thấy, hiện nay trên địa bàn huyện Sóc Sơn (nằm phía Bắc thủ đô) nhiều lò gạch vẫn sử dụng than, thậm chí là cả than thải từ các nhà máy nhiệt điện để làm gạch. Than được nghiền và được trộn lẫn vào đất làm gạch, than được làm thành bánh, sử dụng như là nguyên liệu đốt. Với cách đốt lò này sẽ làm phát sinh khói có mùi khét và bụi trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân tình trạng lò gạch sử dụng nguyên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Có mặt vào ngày đầu tháng 3 năm 2021, tại thôn 1, xã Hồng Kỳ, PV ghi nhận được tình trạng gạch, đất làm gạch được đổ đống ven các con đường liên thôn, xe ô tô tải, xe tự chế,  xe chở vật liệu xây dựng, không được che đậy chạy ầm ầm ngày đêm xung quanh và ra vào lò gạch. Trong đó, đơn vị sản xuất gạch là Công Ty TNHH Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng An Thịnh đang tập trung một khối lượng lớn đất làm gạch, than trước cổng công ty. Máy múc liên tục xúc đất lên xe tải chở vào khu vực làm gạch phía bên trong.

Ông N.V.T một người dân sinh sống ở thôn 1, xã Hồng Kỳ cho biết: "Rất ô nhiễm, bụi, như nhà tôi từ mái nhà, vườn, cây cối đều phủ một lớp màu trắng, ở đây họ sử dụng than nên ngoài bụi còn rất mùi. Xe tải 3, 4 chân chạy cả ngày cả đêm, cứ ầm ầm nhiều đêm không thể ngủ được, mặc dù đã có biển chỉ cho xe dưới 10 tấn đi. Bản thân người dân chúng tôi đã kiến nghị lên xã, cả bên môi trường từ lâu nhưng không ăn thua gì, có ai trả lời đâu".

Ông N.V.T một người dân sinh sống tại thôn 1, xã Hồng Kỳ phản ánh tình trạng ô nhiễm, bụi làm ảnh hưởng đến khu dân cư nằm sát đó. Ảnh: Nguyên Phong

Ông N.V.T một người dân sinh sống tại thôn 1, xã Hồng Kỳ phản ánh tình trạng ô nhiễm, bụi làm ảnh hưởng đến khu dân cư nằm sát đó. Ảnh: Nguyên Phong

Tương tự tại thôn Xuân Đồng, xã Tân Minh, cơ sở sản xuất của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tân Hưng và Công ty cổ phần gốm xây dựng và thương mại Minh Thịnh vẫn đang hoạt động, khói từ lò gạch vẫn xả ra môi trường. Các đơn vị này có kiểu “lò vòng” áp dụng theo công nghệ sản xuất gạch cũ, không đảm bảo các điều kiện về môi trường, hệ thống xử lý khói thải, sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Hai lò này không nằm trong quy hoạch mà nằm "sát vách” với khu dân cư gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân (theo quy định phải cách ít nhất 1000 m). Tháng 10 năm 2016, vì quá bức xúc trước tình trạng lò gạch đổ đất tràn sang khu vực đất sân vườn của một số người dân thôn Đạo Thượng, xã Tân Hưng (huyện Sóc Sơn) đã có đơn gửi các cơ quan chức năng yêu cầu xử lý những lò gạch gây ô nhiễm môi trường này.

Lò gạch của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tân Hưng tiếp tục được mở rộng diện tích. Ảnh: Nguyên Phong

Lò gạch của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tân Hưng tiếp tục được mở rộng diện tích. Ảnh: Nguyên Phong

Giống nhiều địa phương khác, tại xã Bắc Phú, các lò gạch vẫn hoạt động hết công suất, xe chở than, đất, cát vào các lò gạch, xe tải chở gạch đi tiêu thụ vẫn ra vào nối đuôi nhau. Các cột khói từ lò gạch vẫn bốc cao bay thẳng vào khu dân cư, sức khỏe người dân tiếp tục phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ chất lượng không khí ngày càng giảm sâu.

UBND Sóc Sơn phớt lờ chỉ đạo UBND thành phố

Nhận thấy việc sau khi xử lý các lò gạch thủ công, năm 2012 hàng loạt lò gạch cải tiến, lò vòng được xây dựng ồ ạt sẽ gây ô nhiễm môi trường cho thủ đô, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương phải khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất làm gạch ngói...khôi phục và cải thiện chất lượng môi trường.

Bước sang năm 2013, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 4101/UBND-QHXDGT. Trong đó lãnh đạo TP yêu cầu các địa phương "tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện của các cơ sở sản xuất tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; phương án chuyển đổi; bản cam kết bảo vệ môi trường".

Lò gạch tại thôn Phú Tàng, xã Bắc Phú hoạt động hết công suất, xe chở than, đất vào các lò gạch, xe tải chở gạch đi tiêu thụ. Ảnh: Nguyên Phong

Lò gạch tại thôn Phú Tàng, xã Bắc Phú hoạt động hết công suất, xe chở than, đất vào các lò gạch, xe tải chở gạch đi tiêu thụ. Ảnh: Nguyên Phong

Công văn cũng yêu cầu lấy mẫu khói lò quan trắc môi trường theo quy định; vận hành hệ thống xử lý khói lò nung không để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, mất an toàn, an ninh, trật tự, khiếu nại trong quá trình thực hiện; không vi phạm, ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ, công trình đê kè, thuỷ lợi; các quy hoạch liên quan; bảo đảm không sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất gạch nung; hoàn trả mặt bằng sau khi hết thời hạn sản xuất theo đúng các quy định...

Mặc dù đã có chỉ đạo hướng dẫn từ sớm và cụ thể như vậy nhưng tại huyện Sóc Sơn tình trạng lò gạch gây ô nhiễm môi trường, sử dụng than, có khiếu nại vẫn xảy ra. Thực tế còn cho thấy, nhiều nơi khu vực xung quanh lò gạch sau khi khai thác đất đã để lại những thùng ao sâu, rộng cả nghìn m2 mà không được đơn vị nào san lấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.

Ngày 22/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1469/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, “các tỉnh đồng bằng, thành phố trực thuộc Trung ương… chậm nhất phải chấm dứt hoạt động vào trước năm 2016 với lò thủ công, thủ công cải tiến và chậm nhất vào trước năm 2018 với lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch”.

Đường giao thông nông thôn xung quang lò gạch thường xuyên quá tải, ô nhiễm. Ảnh: Nguyên Phong

Đường giao thông nông thôn xung quang lò gạch thường xuyên quá tải, ô nhiễm. Ảnh: Nguyên Phong

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, năm 2018 đã có nhiều cuộc họp do lãnh đạo UBND thành phố được diễn ra nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm môi trường từ lò gạch. Cụ thể, ngày 12/4/2018, UBND thành phố Hà Nội có thông báo số 358/TB-UBND, thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo UBND TP.

Văn bản này nêu rõ “nhóm không phù hợp với quy hoạch, có khiếu nại, khiếu kiện (chấm dứt trong tháng 6/2018). Chấm dứt nhóm không đúng quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường...dừng hoạt động trong năm 2018”. Đến ngày 23/7/2018, UBND thành phố ban hành văn bản số 3328/UBND-ĐT, yêu cầu các địa phương thực hiện “lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công, cải tiến có hệ thống xử lý khói thải, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang tồn tại trên địa bàn theo danh mục thành phố đã phê duyệt… báo cáo Sở Xây dựng tổng hợp, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện”.

Chỉ đạo là như vậy, nhưng theo tìm hiểu của PV, một năm sau ngày 11/7/2019 Sở Xây dựng đã có công văn số 6056/SXD-KTXD báo cáo UBND TP, trong đó nêu "UBND huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo các cơ sở chấm dứt hoạt động sản xuất, tuy nhiên kết quả chưa đạt được theo chỉ đạo của UBND thành phố".

Một lò gạch tại xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn nhả khói suốt ngày đêm. Ảnh: Nguyên Phong

Một lò gạch tại xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn nhả khói suốt ngày đêm. Ảnh: Nguyên Phong

Nhận thấy có địa phương thiếu quyết liệt, không thực hiện và thực hiện sai chỉ đạo của thành phố, ngày 9 tháng 12 năm 2020, Sở Xây dựng tiếp tục có văn bản đôn đốc tình hình chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công cải tiến có hệ thống xử lý khói thải, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang tồn tại trên địa bàn. Trong văn bản nêu rõ, “yêu cầu UBND huyện Sóc Sơn báo cáo về việc 3 cơ sở sản xuất tự ý chuyển đổi sang công nghệ lò tuynel”. Trong khi trước đó hơn 2 năm, tại văn bản số 5401/SXD-KTXD ngày 21/6/2018, Sở Xây dựng có nêu “huyện Sóc Sơn có 3 lò được cấp phép sản xuất gạch theo công nghệ tuynel nhưng tự ý đầu tư theo công nghệ lò vòng. UBND huyện cho 3 lò này vào danh sách đúng quy hoạch là không phù hợp, dừng hoạt động trước ngày 31/12/2018”.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận về việc triển khai xử lý các lò gạch hoạt động không phép, sai phép trên địa bàn, ông Hồ Việt Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết: “Hiện huyện còn 9 lò, những lò này cơ bản là có thủ tục hết nhưng chưa đầy đủ tất cả thủ tục theo quy định. Chẳng hạn như có 4, 5 thủ tục nhưng có lò mới chỉ được 3, có lò chỉ được 4 thủ tục. Hiện nay, huyện đang triển khai đốc thúc các lò, cũng cho họ thêm thời gian để hoàn thiện công nghệ, hoàn thiện thủ tục, nếu không hoàn thiện thì chúng tôi sẽ cương quyết xử lý”.

Trả lời câu hỏi việc đã có chỉ đạo của thành phố từ 2018 đến nay huyện vẫn không thực hiện, ông Hùng cho rằng: “Cái đó do cơ bản các lò đã và đang triển khai sang công nghệ tuynel rồi, bọn mình đã có kế hoạch…”

Ông Hồ Việt Hùng - Phó Chủ tịch HĐND huyện Sóc Sơn phát biểu trong lần giám sát công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Ảnh: dbndhanoi.gov.vn

Ông Hồ Việt Hùng - Phó Chủ tịch HĐND huyện Sóc Sơn phát biểu trong lần giám sát công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Ảnh: dbndhanoi.gov.vn

Đi thực tế và theo quan sát của PV, từ nhiều năm nay và cho đến thời điểm này tháng 3 năm 2021, các lò gạch tại xã Hồng Kỳ, Tân Minh, Bắc Phú… trên địa bàn huyện Sóc Sơn vẫn hoạt động rầm rộ ngày đêm. Mặc dù đã có chỉ đạo sát sao từ UBND thành phố và Sở Xây dựng nhưng không hiểu lý do gì UBND huyện Sóc Sơn đã không làm hoặc có làm nhưng làm sai chỉ đạo.

Có thể nói sai phạm đã rõ ràng, các quy định của pháp luật, của Chính phủ đã cụ thể, UBND thành phố cũng rất kịp thời để giải quyết nguyện vọng chính đáng của người dân. Nhưng không hiểu vì lý do gì, UBND huyện Sóc Sơn vẫn cố tình để xảy ra những sai phạm này...Việc này khiến dư luật đặt ra câu hỏi, có hay không bao che cho sai phạm hay câu chuyện về "lợi ích nhóm" ở đây?

Nguyên Phong

Tin khác

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

(CLO) Tới 10h ngày 25/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc thuyền nan bị lật ở vị trí giữa sông Chanh, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy 4 nạn nhân bị mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

(CLO) Ngày 24/4, Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025 (Ban Chỉ đạo tỉnh) họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, xem xét bổ sung một số dự án vào danh mục dự án trọng điểm của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì cuộc họp.

Đời sống
Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

(CLO) Tính đến tối 24/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 4 trong số 5 người chết và mất tích trong vụ chìm tàu kéo sà lan gần đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Đời sống