“Made in Vietnam” và bài toán khó về phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thứ năm, 26/09/2019 08:28 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việt Nam không có quy định về ghi tiêu chí xuất xứ đối với hàng hóa nội địa, đã dẫn tới bao tình huống dở khóc dở cười, khiến Bộ Công Thương phải gấp rút “vá lỗi”. Và lúc này, câu chuyện “made in Vietnam” có lẽ được xác định là phải đi từ việc giải bài toán về công nghiệp hỗ trợ.

Theo lý thuyết, công nghiệp hỗ trợ được định nghĩa là các ngành sản xuất đầu vào, chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính, là linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, bao bì,… Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thường được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam phải vượt thoát nhờ sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam phải vượt thoát nhờ sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ.

1. Nhận thức rõ được vai trò của công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển, tiêu biểu nhất là Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2015. Đến nay, theo Bộ Công thương, Việt Nam có khoảng 1.800 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp nội địa, còn lại là các doanh nghiệp theo chuỗi.

Tuy vậy, hiện nay công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu tập trung vào lĩnh vực hạ nguồn; khâu gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng tạo ra còn thấp, linh kiện phụ tùng phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu.

Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến nền công nghiệp hỗ trợ trong nước chậm phát triển là do khi các doanh nghiệp FDI hoạt động đầu tư thì các chuỗi cung ứng đi theo hình thành kênh cung cấp riêng. Thêm nữa, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận là trình độ của doanh nghiệp Việt còn hạn chế, lại có đến 97% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, rất khó khăn để phát triển.

Khác với khái niệm rộng đã nêu trên, công nghiệp hỗ trợ trên thực tế chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp có sản phẩm đòi hỏi sự kết nối của nhiều chi tiết phức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao, dây chuyền sản xuất đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt, như ngành điện tử, ô tô.

Thống kê của Bộ Công Thương đã chỉ ra: Công nghiệp phụ trợ Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào khối doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp nội địa chưa tham gia được nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cần được đưa ra chi tiết, cụ thể để hỗ trợ phát triển.

Danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cần được đưa ra chi tiết, cụ thể để hỗ trợ phát triển.

2. Tại kỳ họp thứ 7, ĐBQH Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) đã đề nghị chất vấn: “Chúng ta đã ký Hiệp định CPTPP và đã có hiệu lực, chương trình hành động của Chính phủ có nhiều, tuy nhiên xin Phó Thủ tướng cho biết 2 vấn đề về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và công nghiệp phụ trợ!”.

Trả lời chất vấn trên, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, hiện nay, Việt Nam đã ký kết 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm FTA nội khối giữa 10 nước ASEAN; 6 FTA cùng ASEAN ký kết; 4 FTA song phương; và gần đây nhất là Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA của Việt Nam không cao. Một trong những nguyên nhân là do khả năng đáp ứng các yêu cầu liên quan đến vấn đề quy tắc xuất xứ. Trong CPTPP, các quy định về quy tắc xuất xứ được đánh giá là chặt chẽ, tuy nhiên cũng linh hoạt với quy tắc cộng gộp hay nguồn cung thiếu hụt.

Cũng theo Phó Thủ tướng, nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp Việt khó đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ trong các FTA nói chung và các hiệp định như CPTPP nói riêng, là do ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển. “Trong thời gian tới, điều quan trọng là ta phải xác định các ngành công nghiệp phụ trợ cần tập trung vốn đầu tư, tận dụng lợi ích mà CPTPP mang lại để xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Bên cạnh đó, ta tiếp tục thực hiện chính sách thu hút các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, cam kết chuyển giao công nghệ…”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ.

Cùng với quyết tâm của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cũng tìm đủ mọi cách để thúc đẩy công nghiệp phụ trợ phát triển.

Tại Đà Nẵng, chính quyền địa phương đã thực hiện hỗ trợ 2 tỷ đồng cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ là Công ty TNHH Huỳnh Đức, chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác để cung cấp cho các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Hay TP. HCM, trong chiến lược thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, “đầu tàu” này đã tăng cường thu hút, ký kết hợp tác với những doanh nghiệp FDI có lộ trình hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng…

Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần có chính sách ưu đãi lớn về tài chính cho doanh nghiệp.

Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần có chính sách ưu đãi lớn về tài chính cho doanh nghiệp.

3. Sự phát triển của các ngành công nghiệp điện tử và công nghiệp ô tô Việt Nam bị coi là xây nhà từ nóc, lo “chạy tắt đón đầu” mà bỏ quên cả các công nghệ “lõi” lẫn công nghiệp hỗ trợ.

Đối với ngành công nghiệp ô tô, qua hơn 20 năm xây dựng, tỷ lệ nội địa hóa vẫn còn rất thấp. Theo Chuyên gia Kinh tế, TS Đinh Trọng Thịnh, mọi ngành sản xuất, chỉ có thể phát triển nếu có thị trường. Chúng ta muốn và đầu tư rất nhiều cho ngành sản xuất ô tô nhưng chúng ta lại thi hành nhiều chính sách để hạn chế sử dụng ô tô bằng cách tăng nhiều loại thuế phí, tăng thủ tục hành chính...

Bộ Công Thương ra sức xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô, với mục đích phát triển sản lượng sản xuất, thì ngược lại, Bộ GTVT lại xây dựng chiến lược giảm lượng xe lưu thông. Bộ Công Thương ra sức đầu tư cho sản xuất ô tô trong nước với đủ loại ưu đãi, nhưng Bộ Tài chính làm ngược lại…

Trong khi đó, việc theo đuổi một ngành siêu công nghiệp như ôtô trong khi tư duy công nghiệp của chúng ta còn yếu, lại đi sau các nước hàng chục, hàng trăm năm. “Tại sao chúng ta lại phải tự làm khó mình khi quyết tâm sánh vai cùng các cường quốc đó”, ông Thịnh đặt câu hỏi.

Lúc này, cần nhìn lại bài học Nhật Bản - cường quốc công nghiệp điện tử và ô tô toàn cầu. Đầu tiên, Nhật Bản đã  thực hiện các chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ từ rất sớm, từ năm 1949, làm nền tảng cho công nghiệp ô tô cực thịnh ngày nay.

Trong lĩnh vực điện tử, cuối năm 1957, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra “Luật về Biện pháp ngắn hạn khuyến khích ngành công nghiệp điện tử”, sau đó là một danh mục các sản phẩm được khuyến khích, chú trọng ưu tiên cho phát triển các linh kiện, nguyên liệu chủ yếu được dùng trong thiết bị điện tử.

Ở các kế hoạch của mình, Chính phủ Nhật Bản đưa ra danh mục các sản phẩm được ưu tiên hỗ trợ rất chi tiết và cụ thể, trong đó chú trọng đến công nghiệp hỗ trợ, từ nguyên liệu đầu vào, máy móc sản xuất, các linh kiện quan trọng cho đến chu trình gia công và các thiết bị kiểm tra đầu cuối. Các chính sách trên đã giúp ngành công nghiệp hỗ trợ Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, đưa Nhật Bản từ tàn lụi sau chiến tranh trở thành cường quốc công nghiệp.

Vậy nên, thay vì “ảo tưởng” thực hiện “sánh vai với các cường quốc”, thì Việt Nam, với xuất phát điểm thấp, cần phải tính toán hoặc là chọn làm “đại công trường”, hoặc là hỗ trợ các doanh nghiệp ô tô, điện tử đang có chỗ đứng trên thị trường vượt lên qua việc thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển.

Kiên Giang

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn