(CLO) Triển lãm “Vẻ đẹp của Làng nghề Việt” đã quy tụ 17 nghề, làng nghề tiêu biểu của cả nước cùng nhiều sản phẩm sáng tạo, độc đáo, hội tụ tinh hoa văn hóa Việt.
Bảo tàng Thế giới Cà phê - TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa khai mạc triển lãm “Vẻ đẹp của làng nghề Việt” với chủ đề “Tinh hoa truyền thống truyền cảm hứng tương lai”. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5.
Du khách tham quan triển lãm "Vẻ đẹp của làng nghề Việt"
Tham gia triển lãm có hơn 17 nghề, làng nghề cùng gần 40 nghệ nhân tham gia đến từ khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam như: Làng nghề mây tre đan Phú Vinh (Hà Nội); làng tơ lụa Cổ Chất (Nam Định); làng nghề đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam), làng nghề gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận), Hợp tác xã dệt thổ cẩm Tơng Bông (Đắk Lắk)… cùng hàng chục loại hình nghề thủ công truyền thống như: Nghề chế tác nhạc cụ, nghề tạc tượng gỗ của các dân tộc Ê đê…
Diễn ra trong vòng 1 tháng, từ ngày 15/5/2022 đến 15/6/2022, trong thời gian diễn ra triển lãm, khách tham quan sẽ được tìm hiểu quy trình sản xuất thủ công của các làng nghề, nghề truyền thống như các hoạt động trải nghiệm cách làm gốm của người M’nông, đúc đồng thủ công, đan lát, cách chế tác nhạc cụ…
Một điểm đặc sắc là toàn bộ ý tưởng sắp đặt và trưng bày các sản phẩm của triển lãm “Vẻ đẹp của làng nghề Việt” thể hiện ý nghĩa một mạch nguồn văn hóa chảy liên tục hàng ngàn năm.
Ý tưởng sắp đặt của “Vẻ đẹp của làng nghề Việt” lấy cảm hứng từ các tác phẩm sắp đặt của Nhà điêu khắc - Thiết kế Richard Long và được Bảo tàng Thế giới Cà phê phát triển, sáng tạo, giúp làm nổi bật các bộ sưu tập, sản phẩm trưng bày của triển lãm.
Sản phẩm của các làng nghề tham gia triển lãm
Ở triển lãm “Vẻ đẹp của làng nghề Việt”, khách tham quan bắt đầu từ sản phẩm của các làng nghề, nghề vẫn bảo tồn được quy trình sản xuất thủ công truyền thống rồi đến các khu vực trưng bày sản phẩm áp dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
Chia sẻ về ý tưởng sắp đặt của triển lãm, nhà nghiên cứu văn hóa La Quốc Bảo cho biết: “Ý tưởng trưng bày của triển lãm giúp khách tham quan dễ dàng hình dung từ các sản phẩm, các làng nghề có cách sản xuất thủ công rất cổ xưa rồi chuyển tới các sản phẩm bán thủ công như một bước đệm tới các khu trưng bày sản phẩm thủ công được áp dụng các kỹ thuật hiện đại, được ứng dụng rộng khắp trong đời sống. Đặc biệt, ánh sáng tự nhiên của Bảo tàng Thế giới Cà phê giúp các khu vực trưng bày, các sản phẩm được chuyển biến nhiều sắc độ khác nhau là một điểm rất đặc biệt trong không gian trưng bày của triển lãm”.
Với thông điệp “Tinh hoa truyền thống - Cảm hứng tương lai”, triển lãm “Vẻ đẹp của Làng nghề Việt” cũng nhận được sự hưởng ứng của nhiều nghệ sĩ trẻ cùng nhiều sản phẩm thủ công độc đáo được sáng tạo, phát triển từ cảm hứng văn hóa truyền thống.
Trong đó có thể kể đến: Bộ sưu tập giày Annam Heritage của họa sĩ trẻ La Quốc Bảo (Kiên Giang); tranh Đông Hồ - tranh Hàng Trống vẽ lại dựa trên kỹ thuật đồ họa hiện đại của họa sĩ trẻ Xuân Lam (Hà Nội); bộ sản phẩm trang sức chế tác trên thổ cẩm và gốm; nghệ thuật giấy Trúc chỉ hay những sản phẩm sơn mài khảm trai, nón sen của họa sĩ Nguyễn Thanh Thảo đến từ Huế vô cùng tinh xảo, độc đáo.
Bộ sưu tập tranh dân gian vẽ lại trưng bày tại triển lãm “Vẻ đẹp của làng nghề Việt”
Bày tỏ ấn tượng sau khi xem trưng bày những tác phẩm tranh Trúc chỉ, anh Vũ Quốc Trọng, du khách đến từ Đà Nẵng chia sẻ: “Nghệ thuật giấy Trúc chỉ và tranh Trúc chỉ tôi đã biết đến từ lâu nhưng chưa có cơ hội được chiêm ngưỡng. Hôm nay tới tham quan Bảo tàng Thế giới Cà phê và được trực tiếp nhìn, cảm nhận sản phẩm khiến tôi rất xúc động vì người Việt đã sáng tạo ra một loại sản phẩm rất độc đáo dựa trên nghề làm giấy thủ công, một sản phẩm nghệ thuật ứng dụng trong các không gian nội thất rất có ý nghĩa”.
Những nghiên cứu khảo cổ học cho thấy, làng nghề thủ công Việt Nam có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Các làng nghề không chỉ giúp kinh tế - xã hội phát triển mà còn giúp những người thợ thủ công sáng tạo hơn, trở thành nơi hội tụ của tinh hoa văn hóa Việt.
Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, nhiều sản phẩm đã trở thành tác phẩm nghệ thuật và có mặt ở nhiều bảo tàng danh tiếng trên thế giới như: gốm sứ, điêu khắc, sơn mài…
Thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho thấy, cả nước có trên 5.400 làng nghề, trải dài khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam với khoảng 50 nhóm nghề bao gồm: gốm sứ; mây tre đan; sản phẩm từ cói - lục bình; điêu khắc gỗ; sơn mài; thêu; điêu khắc đá; dệt thủ công; giấy; tranh nghệ thuật; kim khí… tạo việc làm cho hàng chục triệu lao động.
Một số hình ảnh tại triển lãm “Vẻ đẹp của làng nghề Việt”:
Già làng Tây Nguyên và đại điện Bảo tàng Thế giới Cà phê đánh chiêng khai mạc triển lãm
Bộ sưu tập giày Annam Heritage của Họa sĩ La Quốc Bảo
Tượng gỗ dân gian của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên tại triển lãm
Đông đảo du khách tham quan triển lãm
Nghệ nhân ở Đắk Lắk trình diễn nghề tạc tượng gỗ
Sản phẩm mây tre đan do làng nghề Phú Vinh sản xuất
Nghệ nhân làng nghề đúc đồng Phước Kiều, Quảng Nam biểu diễn đúc đồng
Giới thiệu sản phẩm thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
Được biết, Tập đoàn Trung Nguyên Legend, với định vị “là bảo tàng của tương lai”, nơi thẩm thấu các giá trị đương đại và tiếp biến của đời sống, nhiều năm qua Bảo tàng Thế giới Cà phê luôn tổ chức các triển lãm định kỳ, không chỉ giới thiệu về lịch sử cà phê thế giới mà còn có nhiều sự kiện sáng tạo, văn hóa, nghệ thuật thường niên giúp nơi đây trở thành trung tâm sáng tạo, phát triển văn hóa cộng đồng của Tây Nguyên.
“Với các đặc tính Sống - Mở - Tương tác, các triển lãm của Bảo tàng Thế giới Cà phê đã giới thiệu nhiều sự kiện sáng tạo, văn hóa, nghệ thuật thường niên như: lễ hội “Thả diều thả ước mơ”, giới thiệu nghệ thuật làm diều truyền thống của làng diều sáo Bá Dương (Hà Nội), nghề làm diều H’la Jar của người Ê đê; phục chế Lễ Dâng cúng cà phê của người Ê đê; triển lãm cây nêu của các dân tộc Việt, giao lưu văn hóa nghệ thuật dệt thổ cẩm truyền thống và vải Batik Indonesia…”, vị đại diện Tập đoàn Trung Nguyên Legend cho biết.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 5-XL, nằm trong phương án điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5-XL, 6XL, 26, 27, 28 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển Cửa Lò, ông Lê Sỹ Chiến – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh (Nghệ An) – khẳng định thành phố sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cho thuê bãi biển để kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, tắm tráng, check-in… từ mùa du lịch năm 2025.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Không phải một phiên tòa, cũng không chỉ là một cú ngã. Đó là khoảnh khắc một biểu tượng cộng đồng từng rực sáng đã tắt lịm, để lại một khoảng trống trong niềm tin và một bài học đáng giá cho cả một thế hệ KOL đang rực lửa danh vọng.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.