Mang nền tảng số đến hộ gia đình

Thứ năm, 14/09/2023 15:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ước tính và báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên đạt 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%.

“Mang nền tảng số đến hộ gia đình” là chủ đề của Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ I được Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Nam Định tổ chức ngày 14 tháng 9 năm 2023 tại Nam Định.

Mục tiêu đến năm 2030 kinh tế số chiếm 30% GDP

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 52-NQ/TW, và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021 – 2030 đã xác định phát triển kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số  là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Mục tiêu được đặt ra là vào năm 2025 kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% GDP và tăng lên 30% vào năm 2030.

mang nen tang so den ho gia dinh hinh 1

Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ I diễn ra trong ngày 14/9.

“Với kinh tế số, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đang đồng hành cùng thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cách mạng chuyển đổi số - và đây cũng là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận với trình độ phát triển của khu vực và thế giới”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, đồng chí Trần Tuấn Anh phát biểu tại Diễn đàn.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, kinh tế số của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh và có nhiều triển vọng so với khu vực và thế giới.

“Có thể nói kết quả đạt được là rất tích cực nhưng thực tiễn phát triển kinh tế số, xã hội số thời gian qua vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức”, đồng chí Trần Tuấn Anh lưu ý thêm.

Cũng theo Trưởng ban Kinh tế trung ương: Mục tiêu đến năm 2030 kinh tế số chiếm 30% GDP là mục tiêu cao và rất thách thức, đòi hỏi Việt Nam cần có cách tiếp cận và giải pháp đột phá để thực hiện.

Các tham luận tại Diễn đàn đã đưa ra bức tranh kinh tế số tại Việt Nam cho thấy sự phát triển và sự lan tỏa và đóng góp của kinh tế số. Các số liệu thống kê cho thấy tỉ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP ngày càng tăng. Theo ước tính và báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên đạt 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%.

Báo cáo thường niên kinh tế số e-Connomy SEA do Google và Temasek nghiên cứu công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 là 28%, dẫn đầu trong các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2022 có hơn 1.400 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng gần 20% so với năm 2021.

Ưu tiên nguồn lực và cơ chế phát triển công nghiệp công nghệ "Make in Việt Nam"

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hạ tầng số được tăng cường đầu tư, nhiều nền tảng số tiếp tục được phát triển. Chỉ ra điểm sáng mới trong phát triển xã hội số ở các địa phương trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ này cho biết một số tỉnh đã có số lượng tài khoản thanh toán được mở tại các ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đã vượt mức dân số bình quân của tỉnh, có thể kể đến như Thái Nguyên, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Long An, Kiên Giang.

5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về tỷ trọng GTGT kinh tế số ICT/GRDP - Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc. Top 5 địa phương có doanh thu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính cao nhất Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc.

Top 5 địa phương có doanh thu hoạt động lập trình máy vi tính, tư vấn và các hoạt động liên quan đến máy vi tính cao nhất TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bình Định.

Kinh tế số còn có tác động lan tỏa trong các ngành, hoạt động kinh tế khác. Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Nhóm các hoạt động kinh tế có mức độ lan tỏa của ICT nhiều nhất đóng góp quy mô kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực là: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ: khoảng 19%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội: khoảng 16%; Giáo dục và đào tạo: khoảng 13%.

mang nen tang so den ho gia dinh hinh 2

Các đại biểu tham quan Triển lãm về các ứng dụng công nghệ cho phát triển kinh tế số. Ảnh: Hà Linh

Thông điệp của Diễn đàn là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số và phát triển kinh tế số để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại với quan điểm xuyên suốt là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và động lực, nguồn lực của chuyển đổi số. Có như vậy, chuyển đổi số mới toàn dân, toàn diện, để công nghệ số, các nền tảng số hiện diện trong từng hộ gia đình, hiện diện trong mọi hoạt động của từng người dân.

Đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết.

Ngành công nghiệp công nghệ số đã trở thành 1 trong 6 ngành công nghiệp nền tảng; các doanh nghiệp công nghệ là nhân tố quan trọng để đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ vào toàn bộ nền kinh tế và xã hội. Vì vậy, các bộ ngành, địa phương cần tập trung ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo lập khung pháp luật cho phát triển sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng "Make in Việt Nam".

Kết thúc phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao, Chương trình hành động của Diễn đàn lần thứ I đã được công bố với 10 hành động cụ thể. Song song với chương trình Hội thảo là Triển lãm về các ứng dụng công nghệ cho phát triển kinh tế số với sự tham gia của các nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin hàng đầu và các giải pháp nổi bật như thanh toán kỹ thuật số, Chữ ký số; Công nghệ chuỗi khối; Hệ sinh thái số… 

Cộng tác viên ktxh2

Bình Luận

Tin khác

Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

(CLO) Hiện nay, việc thu gom, tiêu thụ cây rừng gãy đổ do bão gặp rất nhiều khó khăn. Để hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống, doanh nghiệp tái khởi động sản xuất, ngày 19/9 UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp với người dân và các sở ngành liên quan để bàn giải pháp hỗ trợ liên quan đến nội dung này.

Đời sống
Hà Tĩnh vận động hơn 46 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lũ

Hà Tĩnh vận động hơn 46 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lũ

(CLO) Đến 12h ngày 19/9/2024, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh đã thống kê tổng số tiền quyên góp lên tới hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân trong tỉnh ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại do bão lũ.

Đời sống
Sạt lở đất xô nghiêng ngôi trường 2 tầng đang hoàn thiện ở Thanh Hóa

Sạt lở đất xô nghiêng ngôi trường 2 tầng đang hoàn thiện ở Thanh Hóa

(CLO) Một ngôi trường 2 tầng ở Thanh Hóa đang trong giai đoạn hoàn thiện để đưa vào sử dụng thì bất ngờ bị một khối lượng lớn đất đá trên đồi sạt lở ập xuống khiến trường bị xô nghiêng, cột tường nứt toác.

Đời sống
Cảnh báo lũ trên các sông tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Cảnh báo lũ trên các sông tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa

(CLO) Theo thông tin của Đài khí tượng thủy văn Thanh hóa từ ngày 19/9 đến 22/9, trên các sông suối trên địa bàn tỉnh có khả năng xảy ra một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-4m.

Đời sống
Thanh Hóa: Cành cây gãy khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 ô tô bẹp rúm

Thanh Hóa: Cành cây gãy khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 ô tô bẹp rúm

(CLO) Một nhánh cây xà cừ ở trong sân của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa bất ngờ đổ gãy khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 ô tô bẹp rúm.

Đời sống