Mạng xã hội vất vả để xóa một đoạn phim ngắn tuyên truyền sai trái về Covid-19
(CLO) Một đoạn phim ngắn 26 phút có tên "Plandemia" chứa nhiều nội dung tuyên truyền xuyên tạc về Covid-19 nhận hàng triệu lượt xem và chia sẻ. Các mạng xã hội đang vất vả để xóa nó khỏi nền tảng của mình.
Các nền tảng truyền thông xã hội lớn trên thế giới đang vất vả để loại bỏ hoặc ngăn chặn sự lan truyền của một video có chứa các tuyên bố sai lệch, gây hiểu lầm hoặc chưa được chứng minh về Covid-19.
Đoạn phim ngắn dài 26 phút "Plandemia" là một trích đoạn của một bộ phim tài liệu lớn nói về Covid-19 sẽ được phát hành vào mùa hè này.
Trong phim có các tuyên bố về nguồn gốc của virus và cách thức lây lan của nó. Video cố gắng lập luận rằng đại dịch Covid-19 đã được tạo ra để kiếm lợi nhuận từ vắc-xin.
Video đã được chia sẻ rộng rãi trên các mạng xã hội Youtube, Facebook, Twitter,.. trong thời điểm mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đang phải gồn minh đối mặt để giành giật sự sống cho các bệnh nhân.
Một người tự nhận là thành viên nhóm làm phim đã cho biết video này đạt 17 triệu lượt xem và hơn 140 nghìn lượt chia sẻ.
Ngoài ra, người này còn liên tục khuyến khích người dùng, ngoài việc xem online, tải về để lưu trong máy và tải lên chia sẻ ở các nền tảng mạng xã hội khác nhau.

Mọi người giữ các dấu hiệu trong một cuộc biểu tình chống lại sự phong tỏa vì virus Corona trước Tòa nhà Quốc hội ở Madison, Wisconsin, vào ngày 24/4. Ảnh: AFP
Ban đầu, Facebook từ chối bình luận về việc video có vi phạm chính sách của mình hay không. Tuy nhiên sau đó, công ty đã quyết định xóa video và lập luận lí do: "Chúng tôi xóa video này vì nó cho rằng đeo khẩu trang sẽ khiến bạn bị ốm và gây ra nhiều tác hại khác".
Dù vậy, video này vẫn tồn tại cho đến chiều hôm đó.
Về phần mình, YouTube cho biết nền tảng này đã nhanh chóng xóa nội dung bị gắn cờ vi phạm các nguyên tắc cộng đồng của họ, bao gồm nội dung không có căn cứ về mặt y tế liên quan Covid-19.
Theo công ty này, video đã bị xóa vì đưa ra tuyên bố về phương pháp chữa trị cho Covid-19 chưa được các tổ chức y tế ủng hộ.
Vimeo cho biết, họ giữ vững lập trường trong việc giữ an toàn cho nền tảng của mình trước các hành vi lan truyền thông tin gây hiểu lầm và có hại cho sức khỏe con người.
Họ nói rằng video đã bị xóa vì vi phạm các chính sách đó và nói thêm rằng nó sẽ liên tục theo dõi và sẽ tiếp tục xóa các video tương tự được tải lên.

Mạng xã hội "vất vả" để xóa một đoạn phim ngắn tuyên truyền sai trái về Covid-19
Twitter, nơi người dùng đang chia sẻ các liên kết video và clip, cho biết họ đã chặn thẻ #PlandemicMovie #PlagueofCorruption. Theo công ty, một video được chia sẻ trên Twitter của Judy Mikovits không vi phạm chính sách thông tin sai lệch của mình.
Trong video, Mikovits tuyên bố rằng đeo khẩu trang rất nguy hiểm và theo anh ta thì việc này nguy hiểm tính mạng.
Twitter không xóa video mà chỉ đánh dấu video là không an toàn #NSFW (not safe for work).
Đầu năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã tổ chức một cuộc họp với các nhà lãnh đạo công nghệ từ Google, Facebook, Twitter và các nền tảng công nghệ khác, để thảo luận về những gì họ làm nhằm ngăn chặn sự lây lan của fake news liên quan đến virus Corona.