Mạo danh bệnh viện đang ngày càng ngang nhiên và tinh vi

Thứ ba, 28/06/2022 15:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mạo danh rồi sao chép, đăng tải các nội dung từ fanpage chính thức của bệnh viện để kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ trái phép, dù đã được cảnh báo nhiều nhưng thời gian qua, nhiều trang mạng xã hội vẫn ngang nhiên thực hiện hành vi này, khiến cho người bệnh không khỏi hoang mang.

Đủ chiêu bài mạo danh bệnh viện, bác sĩ

Thời gian qua, mặc dù Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (BV 108) đã liên tục có cảnh báo về tình trạng mạo danh fanpage, bác sĩ của bệnh viện để kinh doanh các sản phẩm, tư vấn dịch vụ điều trị. Tuy nhiên, trên mạng xã hội vẫn xuất hiện nhiều trang giả mạo, ngang nhiên sao chép và đăng tải lại các nội dung trên trang fanpage chính thức của BV 108.

Cụ thể, các trang mạng này lấy nội dung, hình ảnh từ fanpage của bệnh viện. Sau đó, đăng tải, chèn vào các clip để quảng cáo bán thuốc, thực phẩm chức năng, thuốc đông y, dịch vụ điều trị các bệnh nan y…

Một trang mạng mạo danh BV 108 rồi đăng tải bài viết, clip để quảng cáo bán thuốc đông y, điều trị bệnh.

Một trang mạng mạo danh BV 108 rồi đăng tải bài viết, clip để quảng cáo bán thuốc đông y, điều trị bệnh.

Theo tìm hiểu của PV, trên mạng xã hội Facebook, nhiều trang mạo danh BV 108 vẫn ngang nhiên tồn tại. Cụ thể, trang mạng xã hội có tên "Viện Quân Y. 108" đăng tải bài viết quảng cáo sản phẩm điều trị bệnh cao huyết áp.

Theo quảng cáo trong clip được đang tải, các bệnh nhân cao huyết áp “không cần đi viện, không cần phẫu thuật. Chỉ 1 liệu trình, với phương pháp tiên tiến cùng bài thuốc đã nghiên cứu lâu năm, chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên. Đảm bảo sau 3 tháng, bà con loại bỏ tình trạng đau đầu, mất ngủ, rối loạn nhịp tim.

Chúng tôi cam kết dứt điểm sau một liệu trình không lo biến chứng, không phải dùng thuốc tây, hiệu quả sau 7 đến 10 ngày sử dụng. Bà con chỉ cần bỏ ra hai phút để lại số điện thoại các bác sĩ hàng đầu tại viện sẽ thăm khám trực tiếp và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.”

Đáng chú ý, trang này còn ngang nhiên copy bài viết và hình ảnh về các hoạt động, kết quả điều trị của BV 108 trên fanfage chính thức của BV 108 rồi đăng tải lại trên trang giả mạo để tạo thêm sự tin tưởng.

Tại một trang khác mang tên Viện Quân Y 108 - Khoa Nội Tiết đã ngang nhiên quảng cáo: “Bệnh viện trung ương Quân đội 108 triển khai mô hình tư vấn thăm khám trực tuyến điều trị bệnh tiểu đường và hỗ trợ cấp thuốc về tận nhà cho bà con trên toàn quốc.”

Trang mạng này ngang nhiên quảng cáo điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường chỉ sau một liệu trình mà không cần phải dùng thêm bất cứ thuốc gì.

Trang mạng này ngang nhiên quảng cáo điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường chỉ sau một liệu trình mà không cần phải dùng thêm bất cứ thuốc gì.

Đáng chú ý, clip quảng cáo được đăng tải khẳng định: “Từ các dược liệu quý hiếm có trong thiên nhiên các bác sĩ đã dành ra 30 năm nghiên cứu cho ra một sản phẩm giúp điều trị ngăn chặn dứt điểm bệnh tiểu đường được bào chế và sản xuất trên dây chuyền công nghệ nano hiện đại.

Chỉ sau một liệu trình mà không cần phải dùng thêm bất cứ thuốc gì. Cắt bỏ hoàn toàn Tây y, bỏ tiêm insulin, cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng toàn phần.”

Đặc biệt, trong clip còn “khéo léo” cắt ghép nhận định của các bác sĩ, chuyên gia về công dụng của sản phẩm. Tuy nhiên, không rõ đó là sản phẩm gì, do đơn vị nào sản xuất ?!

Theo BV 108, những hành vi giả mạo, mượn danh bệnh viện lừa dối bệnh nhân có thể gây ra những rủi ro và thiệt hại về kinh tế. Thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng dịch vụ.

BV 108 khẳng định không cung cấp, tổ chức kinh doanh bất kỳ sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nào bằng hình thức trực tuyến. Không cung cấp thuốc tại các cơ sở ngoài địa chỉ Số 1, đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Cần xử lý nghiêm hành vi mạo danh

Dưới góc độ pháp lý, theo Luật sư Nguyễn Tiến Thủy - Văn phòng luật sư Việt Lý, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, hành vi mạo danh bệnh viện, bác sĩ để trục lợi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của bệnh viện, bác sĩ; quyền và lợi ích của người dân.

Hành vi mạo danh bệnh viện vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 12 - Luật Công nghệ thông tin năm 2006 về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác và vi phạm điểm n, khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Tùy thuộc vào tính chất, hậu quả gây ra, đối tượng vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

Hành vi đó cũng vi phạm điểm d, khoản 1 Điều 8 - Luật An ninh mạng năm 2018 về việc sử dụng không gian mạng để đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân. Gây thiệt hại, khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Nếu có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 288 - Bộ luật Hình sự năm 2015 thì chủ thể vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" với mức phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 2-7 năm.

Anh Tuấn

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe
Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

(CLO) Theo danh sách xử phạt Sở Y tế TP HCM vừa công bố, Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy cùng nhiều cơ sở thẩm mỹ khác đã bị đình chỉ hoạt động do có hàng loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh, quảng cáo...

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

(CLO) Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP HCM vừa kiểm tra và xử lý một cơ sở mang tên LuxCell trên địa bàn quận 3, có dấu hiệu hành nghề khám chữa bệnh trái phép.

Sức khỏe
Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

(CLO) Giáo sư Hiranaka Takafumi - “Cha đẻ” của phương pháp phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ sẽ có chuyến làm việc đặc biệt tại Việt Nam từ ngày 21/4 - 22/4 tới. Ông sẽ thăm khám và phối hợp cùng các bác sĩ Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo cho bệnh nhân người Việt tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (Hà Nội).

Sức khỏe
Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

(CLO) Theo dự thảo, trung tâm y tế huyện chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Sức khỏe