Bài 2

Mạo danh đài truyền hình để quảng cáo trục lợi: Cần có những quy định chặt chẽ, tăng mức chế tài xử phạt

Thứ ba, 27/04/2021 06:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo một số chuyên gia, để giải quyết dứt điểm tình trạng mạo danh đài truyền hình để quảng cáo trục lợi thì bản thân các đơn vị bị mạo danh phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn, tăng cường quản lý Nhà nước cũng như cần có những quy định chặt chẽ hơn, tăng mức chế tài xử phạt.

Bài liên quan

Tăng cường kiểm duyệt quảng cáo

Hiện tượng quảng cáo mạo danh các cơ quan báo chí, lợi dụng uy tín nhà đài của các đối tượng xấu thực chất không phải mới mẻ. Tuy nhiên không dễ kiểm soát bởi chúng được dàn dựng hết sức tinh vi, nếu không có những chế tài đủ mạnh thì sẽ để lại những hậu quả xấu cho người dân, người tiêu dùng và cho toàn xã hội.

Ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số. Ảnh: NVCC

Ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số. Ảnh: NVCC

Ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số - Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết: "Hiện nay các nền tảng quảng cáo thông thường như báo chí, truyền hình hay trang tin, mạng xã hội mà các doanh nghiệp vẫn quảng cáo, thì ở bất kỳ đơn vị nào cũng đều có bộ phận kiểm duyệt quảng cáo. Bộ phận kiểm duyệt không đồng ý cho xuất bản một sản phẩm clip gắn logo của một nhà đài nào đó thì không có cách nào họ “lên sóng” được". 

Do vậy, ông Chung cho rằng, trong vấn đề này, các nền tảng như: facebook, youtube...sẽ phải tăng cường kiểm duyệt quảng cáo đó. Nhưng quan trọng hơn những đơn vị bị đánh cắp bản quyền đó phải có ý kiến, có phản ánh đến các cơ quan chức năng liên quan.
"Tôi thấy vai trò quan trọng để giải quyết dứt điểm tình trạng này là các lực lượng chức năng, trong đó là sự phối hợp của cả quản lý thị trường, công an, thanh tra các ngành… là những đơn vị có chức năng xử lý hàng lậu, hàng quảng cáo không đúng sự thật. Bên cạnh đó cần tăng cường tuyên truyền cho người dân biết để không bị lừa, mua phải sản phẩm không rõ ràng", ông Hoàng Đình Chung chia sẻ.

Còn theo anh N.T.H, một biên tập viên - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC thì cho rằng: Thường những đơn vị quảng cáo này làm dịch vụ, đơn vị chuyên làm dịch vụ quảng cáo, những người này tự dựng video, chúng ta vẫn quen gọi là editor. Giả dụ bạn đang có 1 sản phẩm thuốc, thực phẩm giúp giảm béo muốn bán, bạn cần có logo của VTV1 chẳng hạn những editor sẽ làm y nguyên theo yêu cầu của bạn.

“Thông thường đối với đài như chúng tôi, khi phối hợp quảng cáo với một đơn vị, doanh nghiệp nào đó thì bao giờ cũng phải đầy đủ các yêu cầu về giấy tờ theo quy định. Như giấy phép về an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh, giấy phép về nhập khẩu, lưu thông ra thị trường. Thường các thực phẩm chức năng thì do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y Tế cấp. Ngoài ra, còn phải giấy phép quảng cáo, giấy phép này cũng khá quan trọng, vì trong đó nêu rõ sản phẩm đó như thế nào, công dụng, thành phần… mọi thứ đều rất rõ ràng. Những đơn vị muốn quảng cáo trên đài chúng tôi cũng là những doanh nghiệp có uy tín, kinh nghiệm, hiểu được quy định pháp luật về quảng cáo truyền hình”, anh N.T.H chia sẻ.

Khi chế tài xử lý còn chưa đủ mạnh...

Theo tìm hiểu của phóng viên, thường ở các đài lớn sẽ có bộ phận gọi là ban pháp chế hay ban kiểm tra, lực lượng này luôn tăng cường kiểm tra rà soát, kiến nghị cơ quan chức năng xử lý những đơn vị vi phạm một cách kịp thời xử lý theo quy định. Tuy nhiên hiện nay bộ phận này ở nhiều nhà đài còn mỏng, trong khi lượng kênh lớn, video vi phạm len lỏi ở nhiều nền tảng nên việc quản lý xử lý còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chế tài xử lý còn chưa đủ mạnh khiến những đơn vị bị hại không mặn mà với việc phản ánh, tố cáo.

Qua xác minh, VAFC xác nhận, nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng An Thần Đan trong video clip nêu trên không phải do Kênh Truyền hình QPVN thực hiện. Ảnh: VAFC

Qua xác minh, VAFC xác nhận, nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng An Thần Đan trong video clip nêu trên không phải do Kênh Truyền hình QPVN thực hiện. Ảnh: VAFC

Trao đổi về vấn đề này luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương – hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự cho biết, việc gắn logo mạo danh đài truyền hình để quảng cáo là hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính. Theo quy định của pháp luật, mọi hành vi sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại mà không được sự đồng ý sẽ là vi phạm pháp luật.

Ngoài mức phạt tiền, người vi phạm còn buộc tháo gỡ quảng cáo, thậm chí là phạt tù. Cụ thể, tại Khoản 8 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định “quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép” là một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo. Nếu người quảng cáo gây ảnh hưởng dư luận xấu, ảnh hưởng tới uy tín của tổ chức sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thì còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương - Hãng luật Lê Hồng Hiển và Cộng sự. Ảnh: NVCC

Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương - Hãng luật Lê Hồng Hiển và Cộng sự. Ảnh: NVCC

Luật sư Phương phân tích cụ thể từng mức độ. Theo đó, về xử phạt hành chính  với hành vi tạo dựng lời dẫn của biên tập viên, cắt ghép logo, hình ảnh để mạo danh cơ quan, tổ chức khác có thể bị xử phạt từ 20 - 30 triệu đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP về “Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định”; “Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép, đồng thời buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa đoạn quảng cáo vi phạm”.

Còn đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ thực hiện trong trường hợp người có hành vi quảng cáo gian dối đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Ngoài ra, tùy mức độ, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm...

Cũng theo luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương: “Để giải quyết vấn nạn này, pháp luật cần có những quy định chặt chẽ hơn, tăng mức chế tài xử phạt và đặc biệt là tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến với người dân để nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân”

Có thể nói, thực trạng mạo danh Đài truyền hình để quảng cáo trục lợi đã diễn ra nhiều năm nay nhưng dường như chưa có dấu hiệu giảm hay chấm dứt, thậm chí ngày càng tinh vi và phức tạp. Để giải quyết triệt để cần những giải pháp tổng lực từ vấn đề chế tài cần đủ mạnh, từ sự nỗ lực lên tiếng bảo vệ sở hữu trí tuệ, bản quyền của các đơn vị báo chí, đài truyền hình và cần lắm sự tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong vấn đề này.   

Nguyên Phong

Tin khác

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo
Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo