Mất an toàn giao thông từ việc đốt rơm, phơi thóc lúa trên đường bộ

Thứ bảy, 06/06/2020 21:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện tình trạng người dân đốt rơm rạ, phơi thóc lúa trên đường bộ không chỉ gây cản trở, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn.

Việc đốt rơm rạ gần đường giao thông không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn. Ảnh: TL

Việc đốt rơm rạ gần đường giao thông không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn. Ảnh: TL

Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nông dân thường xử lý rơm rạ bằng cách đốt ngay tại ruộng. Việc làm này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn trực tiếp tạo nên hiện tượng mù khói, hạn chế tầm nhìn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông.

Nhất là tại một số địa phương ngoại thành Hà Nội như Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Sóc Sơn,... tình trạng này diễn tương đối phổ biến. Khói bụi phát sinh từ việc đốt rơm rạ ngay gần đường quốc lộ còn gây mất an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn. Đáng nói, khi được hỏi nhiều người dân vẫn chưa ý thức được việc mình làm sẽ gián tiếp gây nguy hiểm cho người đi đường.

Đặc biệt ngày 17/9/2019 Cảng vụ Hàng không miền Bắc đã phải có văn bản đề nghị UBND huyện Sóc Sơn và 5 xã quanh sân bay ngăn chặn việc người dân đốt rơm rạ sau 2 ngày liên tục bị khói từ các đám cháy làm hạn chế tầm nhìn của phi công khi hạ cánh xuống sân bay. Việc nhiều người dân đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch phát sinh nhiều khói, tiềm ẩn nguy cơ gây uy hiếp trực tiếp đến hoạt động bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ước tính mỗi năm, Thành phố phát sinh khoảng 1 triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp, rất nhiều trong số đó bị người dân đốt bỏ trên cánh đồng. Nhiều chuyên gia môi trường cho biết, sau khi rơm rạ bị đốt thành tro thì chất hữu cơ biến thành chất vô cơ, khiến cho đất ruộng bị chai cứng, khô cằn.

Ô nhiễm môi trường từ việc đốt rơm rạ là vô cùng nghiêm trọng. Trong khói đốt rơm rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng muội than, khí CO, CO2, SO2, NO2... Khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, khiến người hít khói rơm rạ dễ bị ho, ngạt thở. Nếu hít phải loại khói này trong thời gian dài sẽ rất dễ dẫn đến mắc những bệnh liên quan đến hô hấp.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, thay vì đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng, bà con nên thu gom về nhà phơi khô làm nguồn thức ăn sẵn cho trâu, bò. Đối với những gia đình không có trâu, bò, nên sử dụng phương pháp ủ rơm rạ tại ruộng để tận dụng làm nguồn phân bón. Rơm rạ là những phụ phẩm nông nghiệp sau quá trình thu hoạch lúa nếu tận dụng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Ban An toàn giao thông Thành phố Hà Nội đề nghị UBND các huyện và thị xã Sơn Tây  tổ chức tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn không phơi thóc, phơi rơm và các sản phẩm nông nghiệp trên lòng đường giao thông.

Mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ (đối với hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên dường bộ) theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Ngoài ra có phương án tổ chức các hoạt động xử lý phơi hoặc sấy nông sản và các sản phẩm phụ của nông nghiệp sau thu hoạch, phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuyên truyền, vận động kết hợp với đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sử dụng lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.

Ban An toàn giao thông Thành phố Hà Nội cũng đề nghị Phòng Cảnh sát giao thông (Công an Thành phố) tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông. Nhất là vi phạm sử dụng lòng đường, vỉa hè trái quy định.

Đồng thời Thanh tra Sở Giao thông vận tải phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng của UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sử dụng lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông trái quy định.

Thế Anh

Tin khác

Hành khách tháo chạy tán loạn khi xe giường nằm bất ngờ bốc cháy dữ dội

Hành khách tháo chạy tán loạn khi xe giường nằm bất ngờ bốc cháy dữ dội

(CLO) Sau khi phát hiện xe khách giường nằm bốc cháy, tài xế đã dừng xe, hô hoán mọi người tháo chạy rồi dập lửa nhưng sau đó chiếc xe vẫn bị lửa thiêu rụi. Rất may, tài xế và 24 hành khách đều đã an toàn.

Giao thông
Hà Nội: Thêm 2 điểm cấp đổi giấy phép lái xe tại quận, huyện được ủy quyền

Hà Nội: Thêm 2 điểm cấp đổi giấy phép lái xe tại quận, huyện được ủy quyền

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo về việc ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính về đổi giấy phép lái xe và cấp lại giấy phép lái xe cho UBND quận Long Biên và UBND huyện Sóc Sơn.

Giao thông
Chính thức đưa vào khai thác Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới

Chính thức đưa vào khai thác Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới

(CLO) Hôm nay (20/4), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã chính thức khánh thành Đài Kiểm soát không lưu cảng hàng không Điện Biên mới, được xây dựng với kinh phí hơn 93 tỷ đồng.

Giao thông
Hải Dương: Xe ô tô lao xuống sông, lái xe tử nạn

Hải Dương: Xe ô tô lao xuống sông, lái xe tử nạn

(CLO) Khoảng 19 giờ ngày 19/4, tại đường Bạch Đằng, phường Trần Hưng Đạo TP Hải Dương, xe ô tô Madaz CX5 màu trắng đang lưu thông đã bất ngờ mất lái lao xuống sông Sặt làm lái xe tử vong.

Giao thông
Hà Nội: Nhiều showroom ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành “của riêng”

Hà Nội: Nhiều showroom ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành “của riêng”

(CLO) Vì mục đích kinh doanh không ít showroom ô tô, cửa hàng sửa chữa xe hơi chiếm lấn vỉa hè, tận dụng vỉa hè, lòng đường gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Giao thông