Mất cân bằng giới tính và già hóa dân số ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng

Thứ tư, 23/10/2019 20:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng triệu đàn ông Việt sẽ không thể kết hôn trong tương lai, bởi tình trạng mất cân bằng giới tính đang có xu hướng gia tăng. Đây là những thách thức được Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam đề cập trong thời gian gần đây.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Ảnh: An Khang

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Ảnh: An Khang

Theo kết quả mới đây của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, mất cân bằng giới tính khi sinh đang có xu hướng gia tăng ở cả nông thôn và thành thị.

Cụ thể, Sơn La đứng đầu về tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh với 120 bé trai/100 bé gái. Tiếp đến là Hưng Yên 118,6 bé trai/100 bé gái; Bắc Ninh 117,6 bé trai/100 bé gái; Thanh Hóa 117,2 bé trai/100 bé gái; Hải Dương 116,3 bé trai/100 bé gái...

Điều này đang đặt ra thách thức không nhỏ cho Việt Nam, Trước vấn đề này, Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình xung quanh vấn đề trên. 

2,3 – 4,3 triệu đàn ông Việt sẽ không thể kết hôn

Bà có thể chia sẻ rõ hơn tình trạng mất cân bằng giới tính hiện nay? Giải pháp cho tình trạng này như thế nào ?

Nếu không có sự can thiệp quyết liệt và có hiệu quả cuả các cấp các ngành và toàn thể người dân thì hậu quả của sẽ là lâu dài rất khốc liệt. Đến năm 2050 Việt Nam sẽ thừa nam giới. Theo dự báo sẽ thừa khoảng 2,3 – 4,3 triệu nam giới khó có thể kết hôn và hậu quả của nó sẽ làm tăng bất bình đăng giới trong xã hội. Phụ nữ sẽ có nguy cơ phải kết hôn sớm hoặc kết hôn nhiều lần.

Theo đó, những tệ nạn như mại dâm, bạo lực gia đình sẽ ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ như là viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV ... Dư thừa nam giới cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định về mặt tâm lý xã hội.

Do đó, nhiệm vụ của các tỉnh phải phối hợp với các ban, ngành để triển khai kiểm tra, giám sát việc người dân thực hiện các chính sách của nhà nước về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Đặc biệt, đối với các bà mẹ mang thai phải được cung cấp các tài liệu, kiến thức về sinh đẻ để họ ý thức được hậu quả của việc bất bình đẳng giới. Ngoài ra, cần thực hiện các giải pháp truyền thông tôn vinh giá trị đích thực của phụ nữ và trẻ em gái.

Trước đây, chúng tôi đã có những hỗ trợ cho các gia đình sinh con gái một bề. Đồng bộ với giải pháp đó, chúng tôi cùng với các tỉnh triển khai giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Kết quả, hiện nay đã có 58/63 tỉnh phê duyệt kế hoạch ảnh hưởng của mất cân bằng giới tính khi sinh sau khi đề án của Thủ tướng đã phê duyệt và bộ Y tế đã ban hành những hướng dẫn.

Hiện nay xu hướng sinh một con đang phổ biến ở ở các thành phố lớn. Tỉ lệ các gia đình này có nhiều không, thưa bà?

Trước đây một số báo cáo cũng đã đưa ra tỉ lệ mất cân bằng giới tính thường ở những gia đình có điều kiện kinh tế, ở những nơi có phong tục tập quán thiên về con trai và có những vùng miền mong muốn có nhiều con trai để thực hiện các công việc lao động nặng nhọc. Trên thực tế thì có một số những gia đình có điều kiện về kinh tế họ có cơ hội được tiếp cận công nghệ - khoa học kỹ thuật để lựa chọn giới tính.

Hiện nay chúng tôi chưa có báo cáo số liệu mới về vấn đề này. Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia định đang chú trọng đẩy mạnh hơn nữa vấn đề truyền thông đến đông đảo người dân để họ thấy được hậu quả của vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh với cộng đồng và xã hội như thế nào.

Từ đó, mỗi người dân sẽ thấy được trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới tính, giảm bớt những phong tục tập quán không còn phù hợp. Để từ đó, chính họ thấy được giữa nam và nữ hoàn toàn bình đẳng với nhau. Các con, dù là trai hay gái cũng có quyền thừa kế và thờ cúng tổ tiên, chăm sóc phụ dưỡng bố mẹ như nhau để chúng ta có thể hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.

Hệ thống an sinh xã hội sẽ quá tải?

Thưa bà, vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam đã được báo từ nhiều năm trước. Bà đánh giá như thế nào về hệ thống an sinh xã hội chăm sóc cho người già hiện nay tại Việt Nam?

Việt Nam đã bắt đầu bước sang giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với số người trên 60 tuổi chiếm trên 9,9%. Hiện nay người cao tuổi chiếm trên 60% và theo dự đoán ở Việt Nam chỉ chuyển từ già hóa dân số sang dân số già chỉ từ 15- 20 năm nữa. 

Trên thực tế, Bộ Y Tế cũng đã có phê duyệt đề án chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi từ năm 2016 đến năm 2025, trong đó cũng quan tâm đến phát triển các hệ thống chăm sóc cho người cao tuổi tại các cơ sở y tế như là phát triển các cơ sở lão khoa ở tuyến Trung ương, hoặc các khoa lão khoa ở tuyến tỉnh...

Đồng thời, cũng phát triển hệ thống chăm sóc cho người cao tuổi thông qua hệ thống các tình nguyện viên và cộng tác viên để biết và hiểu cách chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi hay mắc các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, suy giảm trí nhớ, đặc biệt các bệnh mãn tính ở người cao tuổi nhằm giảm gánh nặng cho các bệnh viện. Ngoài ra còn phát triển các hệ thống chăm sóc sức khỏe ban ngày hay các cơ sở chăm sóc tập trung.

Đặc biệt chúng tôi còn phát triển những chương trình tiếp cận vòng đời từ sớm để hướng tới đánh giá tích cực, giáo dục về sức khỏe cho người già bằng việc luyện tập thể dục thể thao, giáo dục về dinh dưỡng để cho một vòng đời khỏe mạnh. Đây sẽ là nền tảng cho Việt Nam xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cũng như đầu tư cho công tác an sinh xã hội tốt hơn.

Hiện nay ở những nước tiên tiến, việc đưa người già vào các trung tâm dưỡng lão rất được quan tâm. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại quan niệm chăm sóc người già phải được chăm sóc tại nhà. Theo bà, quan điểm này có cần thay đổi?

Về cơ bản chúng ta chưa có điều kiện vật chất nhiều như ở các nước tiên tiến. Chúng ta chỉ hướng đến chăm sóc người già ở gia đình và cộng đồng. Thu nhập của đa số người dân chúng ta vẫn còn thấp, do đó lựa chọn tối ưu là chăm sóc người già tại gia đình.

Tuy nhiên nếu những gia đình có điều kiện, kinh tế tốt và không có thời gian chăm sóc cho người già thì chúng ta vẫn khuyến khích đưa người già đến các trung tâm chăm sóc để có điều kiện chăm sóc tốt nhất. Ở đây, người già có thể trò chuyện với nhau, có thể học hỏi nhau về cách phòng tránh bệnh tật, để người già có thể sống vui sống có ích.

Nên tôn trọng truyền thống nhưng về chăm sóc người già thì nên nghĩ đến lợi ích của người gia, không vì thế mà đặt nặng quá chuyện để ông bà, bố mẹ tại nhà để chăm sóc. Dần dần chúng ta sẽ phải thay đổi những điều đó, khi kinh tế phát triển đồng đều.

Theo tôi, để người già vào các trung tâm chăm sóc là điều tốt nhất bởi vào đó các cụ có thời gian giao lưu với nhau, đó là điều vô cùng đáng quý!

Xin trân trọng cảm ơn bà!

An Khang

Tin khác

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

Đời sống
Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

(CLO) Mặc dù được đưa vào phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản tuy nhiên mỏ đất vật liệu san lấp tại xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá chưa thể tổ chức đấu giá vì vấp phải sự phản đối của người dân.

Đời sống
Kho hàng của 'hotgirl' Nguyễn Hoàng Mai Ly 'khủng' cỡ nào?

Kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly "khủng" cỡ nào?

(CLO) Số hàng hoá này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc tại kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly trị giá 20,1 tỷ đồng.

Đời sống
Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

(CLO) Một lượng lớn bùn đất, rác thải xây dựng tại các dự án trên khúc sông dài 1km đi qua trung tâm thành phố Ninh Bình có dấu hiệu đổ thải không đúng quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Hà Nội: Dân quân tự vệ chốt, trực ngày đêm ngăn chặn đổ trộm rác thải

Hà Nội: Dân quân tự vệ chốt, trực ngày đêm ngăn chặn đổ trộm rác thải

(CLO) Dân quân tự vệ chốt, túc trực ngày đêm tại các con ngõ, theo dõi khu vực để tránh tình trạng đổ trộm rác thải xây dựng và đốt rác trái phép ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Đời sống