Minh bạch tài sản: Tấm khiên chống tham nhũng

Thứ sáu, 25/12/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL)Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12. Với những quy định cứng rắn hơn, Nghị định được kỳ vọng sẽ thực sự là một “vũ khí” hiệu quả trong công cuộc phòng chống tham nhũng.

Nhắc tới một trong những phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Cùng với “nhốt” quyền lực vào trong “lồng” thể chế, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu tiên để kiểm soát quyền lực, bảo đảm quyền lực được vận hành đúng đắn, không bị “tha hoá”. Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12. Với những quy định cứng rắn hơn, Nghị định được kỳ vọng sẽ thực sự là một “vũ khí” hiệu quả trong công cuộc phòng chống tham nhũng.

74c1giainhatleo_xkfd

Thêm một “vũ khí” hiệu quả cho công cuộc phòng chống tham nhũng

Cán bộ ta không phải là nghèo, nhưng kê khai lại rất nghèo” - đó là nhận định từng được đề cập đến nhiều lần khi nói về câu chuyện kê khai, xác minh tài sản của cán bộ. Bởi về nguyên tắc việc kê khai đề cao tính tự giác nhưng thực tế tính hình thức vẫn diễn ra. Trong khi đó, những cơ chế để tố cáo việc kê khai không trung thực hoặc cơ quan chuyên trách thấy việc kê khai không hợp lý có quyền yêu cầu giải trình lại thiếu.

Nhưng với Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi và đặc biệt, Nghị định 130, nhiều quy định chặt chẽ đã được triển khai để siết lại việc kê khai tài sản, thu nhập. Trong đó, có những quy định cụ thể khiến người kê khai phải thấy rằng, nếu không trung thực, nguy cơ bị phát hiện, bị xử phạt rất lớn. Cụ thể như, kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Hoặc người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập mà tẩu tán, che giấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 2 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.

Nghị định cũng quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu trách nhiệm trong tổ chức việc kê khai, công khai bản kê khai tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức.

Thực tế, việc kê khai tài sản, kiểm soát thu nhập vẫn là biện pháp phòng ngừa tham nhũng rất quan trọng. Không phải đến Luật Phòng, chống tham nhũng lần này các quy định mới cấm kê khai không trung thực phải xử lý, nhưng cũng do việc kiểm soát, công khai bản khai không thực chất, nên đến nay rất hiếm trường hợp bị xử phạt.

Đúng như nhiều ý kiến đã nhận định, muốn ngăn ngừa được tham nhũng thì phải kiểm soát được tài sản. Hay nói cách khác kiểm soát tài sản chính là bảo bối để phòng, chống tham nhũng. Bởi vậy, việc thực hiện kê khai, kiểm soát thu nhập theo quy định của Luật và Nghị định lần này có tác dụng rất lớn trong phòng, chống tham nhũng.

Hơn thế nữa, cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của cán bộ, làm cho họ “không thể tham nhũng” bởi những chính sách chặt chẽ, minh bạch, có tác dụng kiểm soát lẫn nhau; “không dám tham nhũng” vì không thể che đậy được tài sản, nếu sai phạm cũng sẽ dễ dàng bị xử lý do bị phát hiện tài sản bất minh.

Hy vọng rằng, với những quy định cụ thể về kê khai, kiểm soát bản kê khai tài sản, thu nhập, đặc biệt là việc công khai, xác minh ngẫu nhiên, xử lý nghiêm minh việc không trung thực. Cùng với đó là đẩy mạnh kiểm tra, giám sát sẽ tạo nên những hiệu quả mới, phát huy được kênh phòng chống tham nhũng quan trọng này.

Bởi chỉ khi việc kiểm soát đúng, hiệu quả được việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, mới tạo hành lang pháp lý trong việc kiểm soát quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn. Tránh tình trạng số lượng kê khai nhiều, nhưng đúng sai ra sao rất khó “nhận diện” và xử lý.

063744-chong-tham-nhung

Hướng tới thực hiện “3 không” trong phòng, chống tham nhũng

Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn (Nghị định 130) được kỳ vọng tạo cơ chế ngăn ngừa nhằm làm cho cán bộ “không thể”, “không dám” tham nhũng.

Nghị định 130 quy định, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có yêu cầu công khai tài sản, thu nhập tại nơi họ đang công tác.

Cùng với đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ xây dựng, thực hiện kế hoạch xác minh hàng năm. 

Các biện pháp quản lý chặt chẽ của Chính phủ sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của cán bộ, làm cho họ “không thể tham nhũng” bởi những chính sách chặt chẽ, minh bạch, có tác dụng kiểm soát lẫn nhau; “không dám tham nhũng” vì sợ bị trừng trị; “không cần tham nhũng” vì chế độ đãi ngộ đầy đủ. “Nếu thực hiện tốt “3 không” ấy thì chắc chắn, tình hình tham nhũng sẽ giảm”, Tổng Kiểm toán nhà nước nhấn mạnh. Theo Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc, việc kê khai kiểm soát thu nhập theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định hướng dẫn thi hành luật có tác dụng rất lớn trong phòng, chống tham nhũng. Cùng với đó, cơ chế phòng, chống tham nhũng cũng hết sức quan trọng.

Theo Nghị định 130, các quy định kê khai và kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn sẽ làm cho những người có ý đồ tham nhũng không dám tham nhũng vì không thể che đậy được tài sản; nếu sai phạm cũng sẽ dễ dàng bị xử lý do bị phát hiện tài sản bất minh.

Bên cạnh đó, việc công khai minh bạch tài sản, đẩy mạnh kiểm tra giám sát và tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt là những biện pháp phòng, chống tham nhũng hiệu quả và cần được áp dụng để ngăn ngừa tham nhũng trong thời gian tới. 

Nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, Kiểm toán nhà nước cũng đang thể hiện tốt vai trò cơ quan hậu kiểm hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước.

Cụ thể, Kiểm toán nhà nước hiện không chỉ kiểm tra việc quản lý tài sản công, tài chính công bằng phương pháp hậu kiểm mà đang chuyển dần sang tiền kiểm nhằm ngăn ngừa sai phạm nảy sinh; đồng thời giúp các cơ quan, đơn vị kịp thời uốn nắn, sửa chữa sai phạm.

Song song đó, Kiểm toán nhà nước sẽ tăng cường công bố kết luận kiểm toán, tập trung vào các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm toán; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường quan hệ phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong khối nội chính… Thực tế, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, Kiểm toán nhà nước đã chủ động giảm các đầu mối kiểm toán, rút ngắn thời gian và rà soát lại kế hoạch kiểm toán tại các địa phương xảy ra dịch bệnh.Mới đây, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV, Chính phủ đã có Báo cáo về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020, ghi nhận nhiều kết quả tích cực cũng như nỗ lực của Kiểm toán nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ. 

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, từ đó kiềm chế, ngăn chặn và từng bước giảm tham nhũng.

Thống kê 10 tháng năm 2020, riêng Kiểm toán nhà nước đã thực hiện 147/184 cuộc kiểm toán, xử lý tài chính 52.970 tỷ đồng; trong đó, tăng thu ngân sách 3.074,5 tỷ đồng, giảm chi 10.700 tỷ đồng, xử lý tài chính khác 39.195,5 tỷ đồng…

Tổng Kiểm toán nhà nước khẳng định, với phương châm siết chặt kỷ luật kỷ cương trong quản lý; tăng cường minh bạch và xử lý nghiêm sai phạm, tham nhũng sẽ từng bước được đẩy lùi, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân trong việc quản lý hiệu quả tiền, tài sản của Nhà nước, cũng như giữ vững ổn định chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

anh-minh-hoa

Xử lý người kê khai tài sản, thu nhập không trung thực như thế nào?

Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đã đề cập đến việc xử phạt hành vi kê khai không trung thực, có hiệu lực từ 20/12.

Nghị định này áp dụng với cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập; Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập.

Điều 20 của Nghị định 130 nêu rõ về xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai.

Theo đó, người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập nhưng kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Cụ thể, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND sẽ bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử. Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ sẽ không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.

Ngoài ra, người kê khai không trung thực có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm. Nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch. Trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.

Người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che giấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 2 lần được đôn đốc bằng văn bản thì có thể bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.

Nghị định 130/2020/NĐ-CP cũng nêu rõ: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu trách nhiệm trong tổ chức việc kê khai, công khai bản kê khai, nộp bản kê khai thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức.

Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập có hành vi vi phạm trong việc tiếp nhận bản kê khai, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập, tiến hành xác minh, kết luận xác minh, công khai kết quả xác minh thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời yêu cầu của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Nghị định 130/2020 đã phát đi một tín hiệu cảnh báo mạnh mẽ tới cán bộ, quan chức công quyền ở mọi ngành, lĩnh vực, từ Trung ương tới địa phương, để tới đây họ phải nghiêm khắc hơn với chính mình – ít nhất trong công tác kê khai tài sản, thu nhập.

Tín hiệu pháp lý ấy cũng ăn khớp với quan điểm chính trị của Đảng, được thể hiện khá rõ trong dự thảo Báo cáo chính trị - báo cáo trung tâm trong các văn kiện trình Đại hội XIII tới, đang được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Theo đó, khẳng định công tác phòng chống tham nhũng đã làm rất mạnh ở khóa XII này, và đà ấy sẽ tiếp tục sang khóa sau.

Khánh An

Tin mới

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2025 tăng trưởng đột phá

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2025 tăng trưởng đột phá

(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).

Công luận 24H
Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số

Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số

(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.

Tin tức
18 cặp bánh chưng, bánh giầy dâng lên các Vua Hùng: Biểu tượng lòng thành kính tri ân

18 cặp bánh chưng, bánh giầy dâng lên các Vua Hùng: Biểu tượng lòng thành kính tri ân

(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.

Đời sống văn hóa
Nhiều xe máy nối đuôi nhau chạy ngược chiều trên cầu vượt ở Bình Dương

Nhiều xe máy nối đuôi nhau chạy ngược chiều trên cầu vượt ở Bình Dương

(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.

Công luận 24H
'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu

'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu

(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.

Giải trí
Biểu tình phản đối hai ông Trump và Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu

Biểu tình phản đối hai ông Trump và Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu

(CLO) Ngày 5/4 đã chứng kiến làn sóng biểu tình mạnh mẽ chống lại Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu.

Thế giới 24h
Dính 'lùm xùm' vụ kẹo rau, Hoa hậu Thuỳ Tiên liệu có bị thu hồi vương miện?

Dính 'lùm xùm' vụ kẹo rau, Hoa hậu Thuỳ Tiên liệu có bị thu hồi vương miện?

(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.

Giải trí
Truyền thuyết và dấu ấn lịch sử của 18 đời Vua Hùng

Truyền thuyết và dấu ấn lịch sử của 18 đời Vua Hùng

(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.

Đời sống văn hóa
Mở thông tuyến từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, Quảng Ninh kỳ vọng thu hút thêm nửa triệu du khách

Mở thông tuyến từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, Quảng Ninh kỳ vọng thu hút thêm nửa triệu du khách

(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.

Du lịch
Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư

Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.

Thế giới 24h
Những cách để giữ xe mát, tránh bị sốc nhiệt trong mùa hè

Những cách để giữ xe mát, tránh bị sốc nhiệt trong mùa hè

(CLO) Nhiệt độ trong xe hơi có thể vượt ngưỡng 60°C giữa mùa hè, nhưng chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể xóa tan sức nóng.

Xe
Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.

Đời sống văn hóa
Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.

Kinh tế vĩ mô
Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.

Đời sống văn hóa
Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

(CLO) Tất cả các mảng kiến tạo trên Trái đất đều không ngừng chuyển động, tuy nhiên, một số mảng di chuyển nhanh hơn những mảng khác.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?

Góc nhìn
Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn