Mịt mờ mỹ thuật Việt!

Thứ năm, 22/09/2016 08:09 AM - 0 Trả lời

Đã gần hai tháng trôi qua, vụ kiện bản quyền tranh đầu tiên tại Việt Nam vẫn đang trong tình trạng “dậm chân tại chỗ”, vì toà chưa có tiền lệ xử những vụ việc tương tự.

Sự kiện: Mỹ thuật

(NB&CL) Đã gần hai tháng trôi qua, vụ kiện bản quyền tranh đầu tiên tại Việt Nam vẫn đang trong tình trạng “dậm chân tại chỗ”, vì toà chưa có tiền lệ xử những vụ việc tương tự.

Động thái quyết liệt

Hồi đầu tháng 8, gia đình họa sĩ Tạ Tỵ đã chính thức gửi đơn kiện vi phạm bản quyền, tác quyền, mạo danh chữ ký của cố họa sĩ trên bức tranh được gọi là “Trừu tượng” trong vụ việc 17 bức tranh giả triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tới Toà án Nhân dân TP.HCM.

Người đứng đơn là bà Tạ Thùy Châu – con gái cố họa sĩ Tạ Tỵ, kiện ông Vũ Xuân Chung là nhà sưu tập tranh đã triển lãm bức tranh được đặt tên là “Trừu tượng” mạo danh chữ ký họa sĩ Tạ Tỵ tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (từ ngày 10/7 đến hết ngày 21/7). Bà Tạ Thuỳ Châu một lần nữa khẳng định bố bà, họa sĩ Tạ Tỵ không thực hiện bức tranh này.

[caption id="attachment_122236" align="aligncenter" width="400"]3 Luật sư Nguyễn Hữu Đức trao đổi về vụ việc mạo tranh họa sĩ Tạ Tỵ.[/caption]

Đơn kiện được gia đình họa sĩ Tạ Tỵ gửi tới Tòa án nhân dân TP.HCM ngày 3/8, nội dung đơn ghi: “Đây là một sự mạo danh trắng trợn làm ảnh hưởng đến thanh danh của bố tôi, một người thuộc thế hệ họa sĩ danh tiếng trong những năm đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Việc mạo danh này cũng đã làm ảnh hưởng không đẹp đến nền hội họa Việt Nam, đồng thời nạn tranh giả, tranh nhái, tranh mạo danh không chỉ làm đau đầu những họa sĩ sáng tạo mà còn làm ảnh hưởng đến giá trị nghệ thuật của quốc gia”.

Đơn kiện yêu cầu tòa án giải quyết: “Ông Vũ Xuân Chung phải xóa tên họa sĩ Tạ Tỵ ra khỏi bức tranh mà ông ta (hay ông Hubert) đặt tên là “Trừu tượng” vì bức tranh này không phải do họa sĩ Tạ Tỵ vẽ; Công khai xin lỗi gia đình và vong linh họa sĩ Tạ Tỵ; Bồi thường các chi phí phát sinh khi phải tiến hành các giám định khác (nếu có) cho đến ngày thi hành án; Các chi phí trả cho luật sư”.

Nói về vấn đề này, ông Huỳnh Văn Mười – Chủ tịch Hội mỹ thuật TP.HCM khẳng định: “Hiện nay có rất nhiều nhà sưu tập tranh tại Việt Nam, trong đó có rất nhiều người mua tranh, sưu tập tranh vì mục đích thương mại. Phần lớn những người này hiểu rất rõ tiểu sử tác giả, lý lịch tác phẩm mà họ định mua. Trong trường hợp này, không biết nhà sưu tập có phải là nạn nhân hay không nhưng sự việc đã làm mất uy tín các hoạ sĩ Việt Nam”.

[caption id="attachment_122237" align="aligncenter" width="640"]1 Bức tranh “Trừu tượng” mà ông Vũ Xuân Chung đang giữ được xác định là giả .[/caption]

Về việc ông Chung có phải là nạn nhân hay không, luật sư Nguyễn Hữu Đức (Chi nhánh Luật Sài Gòn 5, VPLS Huỳnh Ngọc Hoàng) – người nhận ủy quyền từ bà Tạ Thùy Châu để thu thập chứng cứ, làm việc với các bên liên quan và liên hệ với tòa án trong trường hợp vụ kiện được Tòa án nhân dân TP.HCM thụ lý khẳng định, nếu là nạn nhân, ông Chung đã hợp tác với các bên để cùng tìm ra sự thật.

Trong đơn khởi kiện của bà Tạ Thuỳ Châu, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM là một bên liên quan, là chủ thể đã chấp nhận và triển lãm 17 bức tranh nói trên, trong đó có bức tranh mạo danh họa sĩ Tạ Tỵ; bên liên quan thứ hai là ông Jean Francois Hubert, là người đã chứng nhận bức tranh ông Chung sở hữu có tên “Trừu tượng” là thật. Theo phân tích của luật sư Nguyễn Hữu Đức, ông Jean Francois Hubert đã cấp chứng nhận bừa bãi cho các bức tranh là thật, và các chứng nhận này kể cả sau khi đã được hợp pháp hóa, xác nhận tại Sở ngoại vụ TP.HCM cũng không có giá trị pháp lý gì, bởi đó chỉ là chứng nhận từ một cá nhân duy nhất là ông Hubert.

Đồ giả vẫn tiếp tục lưu hành

Cho dù biên bản của hội đồng nghệ thuật bao gồm rất nhiều hoạ sĩ, chuyên gia hàng đầu của cả nước như hoạ sĩ Lê Huy Tiếp – Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Mỹ thuật VN, ông Lương Xuân Đoàn, bà Phan Gia Hương – hai Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật VN, rất nhiều hoạ sĩ, nhà phê bình mỹ thuật có  mặt đã cùng khẳng định toàn bộ 17 bức tranh của bộ sưu tập “Những bức tranh trở về từ châu Âu” là tranh giả, nhưng bộ sưu tập “đồ giả” có giá trị nhiều trăm tỉ đồng này vẫn tiếp tục trôi nổi trên thị trường? Và biên bản ký ngày 19/7 nhưng phải mãi tới ngày 2/8, bà Tạ Thuỳ Châu mới được nhận bản copy của biên bản này. Hoạ sĩ Thành Chương xác nhận ông còn chưa được cầm biên bản đó. Hoạ sĩ Lê Thiết Cương cho rằng đây là nỗi đau, thậm chí  là nỗi nhục của mỹ thuật Việt.

Về sự việc này, ông Vi Kiến Thành- Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm- khẳng định luật đã có đủ hành lang pháp lý để xử lý khi có sai phạm, nhưng chưa cơ quan nào thực hiện. Ngoài ra, luật sư Nguyễn Hữu Đức cũng cho  biết thêm: “Theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP đã ban hành ngày 16/10/2013, Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; ở điều 19, với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm, có thể phạt tiền từ 10 triệu đồng lên đến 15 triệu đồng và buộc tiêu hủy tang vật vi phạm”.

[caption id="attachment_122238" align="aligncenter" width="640"]2 Phác thảo bức tranh thật của họa sĩ Thành Chương.[/caption]

Luật sư khẳng định ngay tại thời điểm xảy ra triển lãm, nếu thanh tra Văn hoá muốn vào cuộc xử phạt hành chính, tạm giữ tang vật thì hoàn toàn có thể căn cứ trên Nghị định 131 để làm ngay. Khó có thể nói là sự việc chưa lên đến thanh tra Sở Văn hoá & Thể thao TP.HCM, bởi vì ngay trong cuộc họp “nóng” này cũng có tới hai đại diện của Sở là ông Nguyễn Thành Nam- Trưởng phòng Di sản văn hoá và  bà Nguyễn Thị Hồng Thanh-Chuyên viên phòng Di sản văn hoá.

Chuyện chỉ có thể xảy ra ở Việt Nam khi một bộ sưu tập chỉ mang ý nghĩa cá nhân đã gây sốc với toàn xã hội, dấy lên nhiều câu hỏi về một “cú lừa” ngoạn mục, dần vén lên những tấm màn bí ẩn đằng sau hoạt động nghệ thuật.

Nói thêm về sự việc, hoạ sĩ Lý Trực Sơn khẳng định: “Từ rất nhiều năm nay, mỹ thuật Việt Nam chìm đắm trong hỗn loạn và trình độ thấp, xuất phát từ thái độ coi thường văn hoá, chúng ta sẽ càng lúc càng đi xuống về văn hoá và nhận thức. Có những họa sĩ dám đứng ra tố cáo như họa sĩ Thành Chương hoặc khởi kiện như gia đình họa sĩ Tạ Tỵ, giới mỹ thuật chúng tôi rất mừng”.

Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam- Nhà phê bình mỹ thuật Lương Xuân Đoàn khẳng định: “Nhiều năm nay thị trường tranh Việt Nam đã quá nhiều tai tiếng, nhưng để khắc phục đòi hỏi rất nhiều cơ quan vào cuộc. Chúng tôi đã nhận được đơn thư tố cáo của họa sĩ Thành Chương và Ban thanh tra của Hội sẽ làm việc với tác giả. Hội sẽ có công văn chính thức về sự việc này gửi tới Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch và Bộ Công an. Hội Mỹ thuật lúc nào cũng bảo vệ quyền lợi hội viên nhưng lại không phải cơ quan giải quyết trực tiếp sự vụ. Nhưng lần này, với sự phối hợp của gia đình họa sĩ Tạ Tỵ như thế sẽ là chứng cứ rất tốt để các cơ quan pháp luật làm việc”.

Đã gần hai tháng trôi qua mà toà vẫn đang trong thời gian nghiên cứu, chưa thể trả lời. Gia đình họa sĩ Tạ Tỵ cho biết sẽ theo đuổi vụ kiện quyết liệt đến cùng, nếu không, những kẻ làm “hàng giả” vẫn “có cửa” để “hô biến” hàng giả thành hàng thật, thu lời “khủng”, làm vấy bẩn lên nền mỹ thuật. “Kể cả bức tranh đã được mang đi, hễ sau này chúng tôi thấy nó xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, chúng tôi sẽ lại tiếp tục kiện họ” – Bà Tạ Thuỳ Châu cương quyết.

MINH TUỆ

Tin khác

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa