Mở cửa khẩu phụ gặp khó vì Trung Quốc vẫn 'bặt vô âm tín'

Thứ tư, 27/05/2020 17:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đến thời điểm này, Lạng Sơn vẫn chỉ có 2 cửa khẩu phụ hoạt động thông quan xuất nhập khẩu là Tân Thanh và Cốc Nam. Các cửa khẩu phụ khác vẫn chưa hoạt động trở lại.

Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: TL

Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: TL

Theo báo cáo tại cuộc họp xem xét tình hình xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa qua các cửa khẩu phụ trên địa bàn tỉnh, do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức vào chiều 26/5, đến thời điểm này Lạng Sơn vẫn chỉ có 2 cửa khẩu phụ hoạt động thông quan XNK là Tân Thanh và Cốc Nam.

Tại cửa khẩu Tân Thanh, từ đầu năm đến ngày 24/5 tổng kim ngạch XNK đạt 120,6 triệu USD, giảm 44,9% so với cùng kỳ năm 2019; tổng lượng xe XNK đạt trên 20.000 lượt xe.

Từ ngày 1/5, phía Trung Quốc tăng thời gian thông quan hàng hóa từ 5 giờ/ngày lên 7 giờ/ngày và thông quan bình thường vào cả vào thứ bảy, chủ nhật và các dịp lễ, tết… qua đó, năng lực thông quan được cải thiện so với thời gian trước.

Tuy vậy, năng lực giải phóng hàng hóa tại cửa khẩu phía Trung Quốc vẫn hạn chế, nên lượng xe tồn tại khu vực Pò Chài (Trung Quốc) lớn, duy trì trên 300 xe/ngày.

Tại cửa khẩu Cốc Nam, tổng kim ngạch XNK từ đầu năm đến ngày 20/5 đạt 108,2 triệu USD, giảm 87% so với cùng kỳ năm 2019.

Hiện nay, cửa khẩu chỉ thực hiện thông quan 5 giờ/ngày và nghỉ thứ bảy, chủ nhật, các ngày lễ, tết, nên năng lực thông quan chỉ đạt từ 60-80 xe/ngày.

Tại các cửa khẩu phụ khác như Nà Nưa, Co Sâu, Bản Chắt không có hàng tồn chờ xuất khẩu; cửa khẩu phụ Bình Nghi còn tồn 26 xe container hàng thực phẩm đông lạnh; cửa khẩu phụ Pò Nhùng tồn 2 container chân gà.

Hiện nay, nước ta đã khống chế được dịch COVID-19, các hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trở lại bình thường, vì vậy Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép mở lại các cửa khẩu phụ Bình Nghi, Na Hình, Nà Nưa, Pò Nhùng.

Đồng thời, cho phép UBND tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế để cân nhắc, chủ động mở lại các cửa khẩu phụ, lối mở.

Ban Quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn cho biết, đối với cửa khẩu Tân Thanh, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban đã trao đổi hội đàm, gửi công hàm, thư công tác đề nghị phía Trung Quốc về nhiều vấn đề như:

Dừng hoạt động của đội lái xe chuyên trách, cho phép tất cả các lái xe chở hàng hoá đã được kiểm tra y tế vận chuyển hàng hoá qua biên giới, khôi phục thời gian thông quan hàng hóa từ 7-17h hàng ngày và làm việc bình thường vào thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ… nhưng phía Trung Quốc chưa thống nhất thực hiện.

Với các cửa khẩu khác, Ban Quản lý cùng các sở, ngành và chính quyền các huyện đã nhiều lần trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc đề nghị khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa XNK qua tất cả các cặp cửa khẩu/cặp chợ để tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa cư dân biên giới hai bên, nhưng đến nay chưa nhận được thông tin phản hồi của phía Trung Quốc.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Công Trưởng chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, UBND các huyện biên giới, các lực lượng biên phòng, hải quan tiếp tục trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc để nhanh chóng đưa thêm cửa khẩu phụ vào hoạt động và giải thể đội lái xe chuyên trách khu vực cửa khẩu; tiếp tục đề xuất mở rộng thời gian thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu nhằm giải quyết các xe còn tồn đọng.

Các lực lượng chức năng tiếp tục chủ động phân luồng, điều tiết phương tiện tại cửa khẩu thông quan thuận lợi, ưu tiên mặt hàng nông sản của Việt Nam; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hàng tạm nhập tái xuất, hàng nông sản hoa quả, hàng đông lạnh thông quan qua các cửa khẩu phụ khi thống nhất thông quan được với phía Trung Quốc.

Minh Châu

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản